Gợi ý! Cần chuẩn bị sức khỏe như thế nào trước khi mang thai “tốt nhất”
Chào bác sỹ, tôi năm nay 25 tuổi, vợ chồng chúng tôi đang có kế hoạch chuẩn bị sinh con đầu lòng,
Ngoài việc thay đổi và bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày tôi còn nghe các chị em “mách nhau” cần đảm bảo một sức khỏe thật tốt, đặc biệt là việc tiêm phòng vac-xin trước khi mang thai. Vậy, bác sỹ cho tôi hỏi: “ Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai như thế nào là tốt? Cần tiêm phòng các mũi theo lịch trình như thế nào?”.
Bà bầu làm việc nặng có ảnh hưởng gì không?Liệu bà bầu khóc nhiều có tốt cho thai nhi không?5 Điều: Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần ghi nhớ nên bổ sung gì?
Trả lời:
Chào bạn, đối với câu hỏi như trên của bạn, không chỉ có một mình bạn băn khoăn mà rất nhiều chị em phụ nữ mang thai khác cũng đều chung ý kiến thắc mắc này, để trả lời câu hỏi cho bạn ở trên và cùng các mẹ khác đang có ý định mang thai cùng biết như sau:
Cần đi khám chuẩn bị sức khỏe trước khi mang tha
Cần đi khám trước khi mang thai:
Tẩy giun sán trước khi có ý định mang thai vì trong quá trình mang thai mẹ không thể sử dụng được. Lúc này, nên sử dụng thuốc tẩy giun cho cả gia đình luôn, vì tránh không có sự lây lan chéo
Uống bổ sung viên sắt và axit folic trước khi quyết định có thai 6 tháng để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố và 400mcg axit folic.Kiểm tra răng miệng:
Video đang HOT
Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật. Ngưng việc sử dụng chất làm trắng răn
Cần tiêm phòng một số bệnh trước khi mang thai như rubella, thủy đậu, viên gan siêu vi B…nên tiêm ngừa ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai.
Kiểm tra huyết áp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai vì huyết áp cao gây nhiều tình huống nguy hiểm cho tính mạng cho mẹ và thai nhi
Bệnh đái tháo đường nếu mắc bênh, nên kiểm soát đường huyết tốt và có sự tư vấn của bác sỹ về dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc trong thai kỳ.Bệnh thiếu máu gây cảm giác yếu ớt và làm cho bà bầu lúc nào cũng mệt mỏi.
Cần tiêm phòng trước khi mang thaiTiêm phòng trước khi mang thai: phụ nữ chuẩn bị mang thai nên làm
Tiêm phòng Rubella
Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 – 23 ngày (trung bình là 18 ngày). Nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết hoặc hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt. Virut rubella có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể trẻ mang dị tật bẩm sinh, thường là trên 1 năm và được bài xuất qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.
Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.
Tiêm phòng thủy đậu
Phụ nữ chuẩn bị có thai nếu tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được việc mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 – 3 tuần.
Tiêm phòng viêm gan B
Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.
Lợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thaiLợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thai
Tại sao nên tập thể dục trước khi mang thai
Một thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, sẽ tốt cho cơ thể mẹ chuẩn bị trước khi mang thai. Mẹ bầu sẽ dồi dào năng lượng, sức khỏe, để trải qua hành trình nuôi bé suốt 9 tháng 10 ngày, và cả cuộc vượt cạn đầy ngoạn mục. Tập thể dục còn có một tác dụng nữa mà ít ai biết đó là tăng khả năng thụ thai đó nhé.
Khi bạn muốn làm mẹ, hãy tập thể dục ngay bây giờ
Đừng đợi khi bạn làm mẹ rồi mới tập luyện thể dục, mà trước khi có ý định mang thai bạn nên dành khoảng thời gian tập thể dục thường xuyên, và tập ngay từ khi chưa có ý định thì vẫn tốt. Nếu trong quá trình mang thai mẹ tập thể dục cũng có thể vẫn được, các cụ thường nói cho “dễ đẻ”. Tuy nhiên, để có một hơi dài sức khỏe thì mẹ nên tập thể dục từ lúc có ý định mang thai một cách đều đặn.
Kết luận, Sức khỏe có tầm quan trọng đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai. Không chỉ tốt cho mẹ nó, mà còn tốt cho cả thai nhi suốt quá trình nằm trong bụng mẹ tới khi lọt lòng được mẹ tròn con vuông, tránh được các bệnh do cơ thể mẹ quá yếu ớt không chống lại được các bệnh tật.
Theo Viknews
Thắt ống dẫn trứng biện pháp tránh thai "không có đường lui"
Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai ở nữ giới (còn gọi là triệt sản nữ). đây là biện pháp vĩnh viễn nên bạn sẽ không thể thay đổi sau đó.
Ở tình trạng sức khỏe bình thường, mỗi tháng, ống dẫn trứng đưa một trứng từ buồng trứng tới tử cung. Nếu thuận lợi, trứng gặp tinh trùng thì có thể thụ thai. Nhưng nếu đã thắt ống dẫn trứng, việc thụ thai sẽ không thể diễn ra do trứng không đi qua ống và gặp tinh trùng. Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai ở nữ giới (còn gọi là triệt sản nữ).
Thắt ống dẫn trứng là thủ thuật ngoại khoa bao gồm cắt đoạn, tiêu hủy bằng dao đốt điện, kẹp lại bằng vòng khoen hay kẹp, đút nút hoặc làm đông lạnh để trứng không thể đi qua ống và tinh trùng không thể đến được với trứng, nên không thể thụ thai được.
Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai ở nữ giới(còn gọi là triệt sản nữ). Ảnh minh họa
Thắt ống dẫn trứng có thể được thực hiện ngay sau khi sinh hoặc đợi 3-6 tháng sau. Thắt ống dẫn trứng ngay sau đẻ thường thuận tiện vì thành bụng của bạn đang giãn và đáy tử cung nằm gần ngang rốn, đường vào của vết mổ nên dễ tiếp cận với ống hơn. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ gây mê tại chỗ cho bạn trong thời gian ngắn. Thủ thuật này có thể có nguy cơ phản ứng với thuốc tê, hơi khó chịu trong thời gian liền vết mổ, nhiễm trùng vùng chậu, tổn thương mạch máu trong ổ bụng, tổn thương ruột hoặc bàng quang,...
Trong năm đầu tiên sau thủ thuật, khả năng có thai là dưới 1%. Quá thời gian này, hai mỏm ống dẫn trứng có thể liền vào nhau khiến bạn có thể có thai.
Thắt ống dẫn trứng không ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, người phụ nữ vẫn có kinh nguyệt bình thường và thường thấy thoải mái hơn khi quan hệ tình dục vì không còn lo lắng có thai ngoài ý muốn. Thắt ống dẫn trứng chỉ có hiệu quả tránh thai chứ không thể phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nếu bạn muốn dùng biện pháp tránh thai này, hãy tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám, tư vấn cẩn thận. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cân nhắc một điều: Vì đây là biện pháp vĩnh viễn nên bạn sẽ không thể thay đổi sau đó. Sau khi thắt ống dẫn trứng, nếu muốn có thai, bạn chỉ còn cách thụ tinh ống nghiệm.
Theo Kienthucgioitinh
Dấu hiệu có bầu sau 7 ngày thụ thai Chỉ 7 ngày sau khi quan hệ, mẹ đã có thể biết mình mang thai hay không thông qua những dấu hiệu của cơ thể. Bạn đang mong chờ "tin vui"? Bạn đã thả cả tháng nay và đang phân vân không biết mình "dính" bầu hay chưa?... Đó là thắc mắc phổ biến của hầu hết chị em. Trên thực tế có...