Gợi ý cách xử lý đồ ăn thừa ngày Tết: Thơm ngon, không ngán, tránh lãng phí
Với những thực phẩm còn thừa trong ngày Tết, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Với món gà luộc, bạn có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau.
Gà chặt miếng có thể đem kho gừng sả, rang lá chanh.
Nếu có thời gian, bạn có thể xé nhỏ thịt gà để nấu súp gà, canh măng thịt gà hoặc làmnộm gà xé phay.
Ngoài ra, thịt gà luộc trong ngày Tết có thể đem ra để nấu phở gà, bún gà, bún thang, cháo gà, phở gà trộn, xôi gà, cơm gà…
Các loại thịt, giò chả..
Các loại thịt kho, thịt luộc, giò chả chỉ nên để trong ngăn mát tủ lạnh 2-3 ngày. Nếu muốn để lâu hơn, bạn nên cho vào ngăn đá tủ lạnh. Nếu thấy thịt có mùi lạ, giò chả chảy nhớt thì nên vứt đi, không được ăn.
Với giò chả, bạn có thể cắt hạt lựu để làmcơm rang(cơm chiên). Thịt luộc, giò chả có thể thái mỏng và dùng để cuốn với bánh tráng, rau sống, bún tươi cho đỡ ngán.
Bạn có thể đem giò chả rim với tương đen và ớt làm thành món ăn ngon miệng.
Thịt bò
Video đang HOT
Nếu còn thừa thịt bò tươi, bạn nên bảo quản trong ngăn đá hoặc tủ cấp đông để sử dụng sau. Hoặc có thể đem chúng nấu thành các món ăn hấp dẫn như bò sốt vang, cơm rang dưa bò, gỏi thịt bò…
Với bánh chưng, bánh tét, cách xử lý phổ biến nhất là đem rán (chiên). Bánh chưng rán có hai mặt vàng giòn, bên trong mềm và nóng là món ăn cực kỳ hấp dẫn. bạn nên kết hợp bánh chưng, bánh tét với các loại dưa món, dưa góp, củ kiệu để chống ngán.
Xôi thừa trong những ngày Tết có thể đem chiên giòn, tạo cảm giác hấp dẫn hơn khi ăn. Để chống ngán, bạn cũng nên ăn xôi với các loại dưa góp, đồ muối chua.
Với những loại trái cây, bạn có thể dùng chúng làm sữa chua dầm, nước detox hoặc say nhuyễn làm sinh tố, ép lấy nước uống. Một số loại trái cây như cam, táo, dưa hấu… có thể sử dụng để làm các loại trà hoa quả.
Nếu có máy sấy hoặc lò nướng, bạn có thể đem trái cây đi sấy khô giúp kéo dài thời gian báo quan.
'Hô biến' các món ăn còn thừa sau 3 ngày Tết thành những món ngon hấp dẫn, độc đáo cho cả nhà
Để tận dụng các nguyên liệu này, chị em có thể sử dụng lại để chế biến thành những món ăn ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét để lâu sẽ khiến gạo cứng hoặc bị mốc ở phần vỏ lá. Cách tốt nhất là bạn nên để chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, bạn có thể mang đồ lại để bánh mềm, hoặc có thể cắt miếng mỏng đem chiên vàng.
Để bánh được chiên vàng giòn bên ngoài mà bên trong vẫn còn độ dẻo và thơm đặc trưng, bạn nên cắt bánh thành từng khoanh dày rồi chiên với dầu nóng.
Một đĩa bánh chưng, bánh tét rán có thể ăn kèm với hành kiệu muối chua và tương ớt, nước mắm chua ngọt đều được.
Thịt gà
Cúng gà vào dịp đầu năm là phong tục đã có từ lâu của nhiều gia đình Việt. Vì thế, trong tủ lạnh lúc nào cũng có ít hoặc nhiều gà luộc còn lại sau Tết.
Bạn có thể sử dụng để làm nhiều món ăn khác nhau. Phần thịt gà có thể làm ruốc bằng cách xé thịt hành sợi, ướp với bột nêm và chút nước mắm cho thơm, sau đó cho cả vào chảo, đảo đều với lửa nhỏ, vừa đảo vừa nêm nếm thêm cho vừa miệng.
Phần xương đầu cổ, cánh, chân gà, bạn có thể đem ninh lấy nước dùng nấu miến, cháo, súp. Ngoài ra phần thịt trắng của gà còn làm được món gỏi thanh mát.
Trái cây
Những trái cây trên mâm ngũ quả, hay các giỏ quà ngày Tết nếu còn thừa bạn có thể tận dụng làm thạch trái cây, sữa chua dầm trái cây, hoặc xay nhuyễn làm sinh tố ăn dần vừa đẹp da lại giải quyết hết phần trái cây thừa.
Giò chả
Với các món giò, chả, bạn có thể dùng để ăn kèm bánh mì để làm bữa sáng cho cả nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm món gỏi củ kiệu với chả lụa, hay xào với các loại củ như su hào, mộc nhĩ, cà rốt,...
Thêm vào đó, bạn có thể rim giò với tương đen và ớt làm thành món chính ngon miệng trong bữa cơm.
Bia
Bạn hãy tận dụng bia còn thừa trong dịp Tết để chế biến các món hấp hay hầm để món ăn có vị thơm hơn, nhất là hải sản. Một số gợi ý cho bạn như món tôm hấp bia, bò hầm bia. Đây là những món có thể đổi vị cho cả nhà để những ngày sau Tết không còn cảm thấy ngán ngẩm với những món nhiều dầu mỡ.
Chuối xanh
Hầu hết các gia đình đều thừa chuối xanh sau Tết bởi đây được biết tới là một loại trái cây không thể thiếu trên mâm ngũ quả.Vì vậy, để tận dụng, bạn có thể đem phần chuối xanh nấu chuối ốc đậu để vừa có món ăn ngon lại vừa tiết kiệm nguyên liệu.
Thịt bò
Thịt bò cũng là một trong những thực phẩm thừa có thể bị thừa sau Tết. Để tận dụng nguyên liệu này, bạn có thể kết hợp cùng cà rốt, và ít rượu vang để tạo nên món bò sốt vang lạ miệng.
Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Những món ăn truyền thống không chỉ thể hiện ước mong của mọi gia đình về một năm mới sung túc, hạnh phúc, phát tài phát lộc mà còn là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ bao đời của người Việt Nam. Mâm cỗ Tết là một trong những nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt, thể...