Gợi ý cách làm bánh chưng dẻo thơm, đậm đà hương vị Tết
Làm bánh chưng truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nhưng thành phẩm luôn đậm đà và đầy ý nghĩa trong dịp Tết sum vầy.
Nguyên liệu làm bánh chưng
2kg gạo nếp (chọn nếp cái hoa vàng, hạt mẩy, thơm), 500gr đậu xanh đã bóc vỏ, 500gr thịt ba chỉ, lá dong, lạt giang để buộc. Gia vị: muối, bột ngọt, tiêu.
Nguyên liệu gói bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt heo. (Ảnh: Win)
Cách làm bánh chưng
Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo nếp: vo sạch, ngâm trong nước khoảng 6-8 giờ hoặc qua đêm. Vớt gạo nếp ra, để ráo, trộn với 1 thìa muối để tăng độ đậm đà.
Đậu xanh: rửa sạch, ngâm nước khoảng 3-4 giờ cho mềm. Hấp hoặc nấu chín đậu xanh, sau đó giã nhuyễn và vo thành từng viên nhỏ.
Thịt ba chỉ: rửa sạch, thái miếng dày khoảng 1,5cm. Ướp thịt với muối, bột ngọt, tiêu trong khoảng 30 phút.
Rửa sạch lá dong, phơi ráo. Trụng lạt giang qua nước sôi để lạt mềm, dễ buộc.
Gói bánh chưng
Bạn xếp 2-3 lá dong chồng lên nhau (mặt xanh đậm của lá quay ra ngoài) hoặc có thể dùng khuôn gỗ để gói bánh. Đổ 1 bát gạo nếp vào giữa lá, dàn đều. Cho 1 viên đậu xanh lên trên gạo, tiếp đó là 2 – 3 miếng thịt (tùy kích thước của miếng thịt).
Tiếp theo, bạn phủ thêm 1 lớp gạo nếp để nhân được bọc kín. Gấp mép lá dong lại, tạo thành hình vuông, sau đó buộc lạt chặ.t ta.y.
Luộc bánh
Xếp lá dong thừa xuống đáy nồi để tránh bị cháy. Xếp bánh chưng vào nồi, đổ nước ngập bánh. Luộc bánh trong 8-10 tiếng. Thường xuyên châm thêm nước nóng để bánh luôn ngập nước.
Ép bánh và bảo quản
Video đang HOT
Sau khi luộc chín, vớt bánh ra, rửa qua nước lạnh để loại bỏ nhựa lá. Xếp bánh lên bề mặt phẳng, đặt vật nặng lên trên để ép bánh khoảng 3-4 giờ, giúp bánh chắc và vuông vắn hơn.
Bảo quản bánh nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
Bánh chưng thành phẩm có màu xanh đẹp mắt. (Ảnh: B.L)
Bí quyết để bánh chưng ngon
Chọn gạo nếp ngon, không lẫn tạp chất. Lá dong phải xanh và còn tươi, khi gói cần úp mặt xanh vào trong. Thêm chút nước lá riềng xay khi ngâm gạo để bánh có màu xanh đẹp.
Chúc bạn làm được những chiếc bánh chưng vuông vắn, thơm ngon.
Cách làm bánh chưng dẻo thơm, xanh mướt, luộc nhanh nhừ mà không lại gạo
Cách làm bánh chưng truyền thống không khó, chỉ cần vài bước cơ bản là bạn có ngay những chiếc bánh xanh tự nhiên, dẻo ngon, thơm lừng, để cả tháng cũng không lo lại gạo.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Cách làm bánh chưng không khó. Chỉ cần có gạo nếp, lá dong lại thêm chút đậu xanh cùng thịt ba chỉ là bạn đã có thể tự tay gói ra những chiếc bánh vuông vức, dẻo ngon làm lễ vật dâng cúng trong những ngày Tết nguyên đán sắp tới.
Bánh chưng không những là món ăn ngon mà còn được xem là lễ vật tuyệt vời nhất để dâng cúng thần linh, gia tiên. Nó thể hiện lòng biết ơn của con người với đất trời đã tạo điều kiện để cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu trong suốt một năm qua.
Bên cạnh đó, bánh chưng còn là biểu tượng cho tình yêu thương bao la của người mẹ. Từng lớp lá bao bọc lớp gạo nếp, lớp đỗ cùng miếng thịt bên trong khiến người ta liên tưởng tới vòng tay của mẹ - người sẵn sàng ôm ấp, bao bọc con trước những giông bão của cuộc đời.
Chính vì những ý nghĩa cao cả và thiêng liêng ấy mà bánh chưng vẫn giữ mãi giá trị cao đẹp cho tới ngày nay. Để làm bánh chưng tại nhà không khó. Tuy nhiên, muốn bánh chưng dẻo, xanh mướt và để lâu không bị thiu hay lại gạo thì nhất định bạn phải tham khảo cách làm bánh chưng mà Bếp Eva chia sẻ ngay sau đây.
Cách làm bánh chưng truyền thống
Nguyên liệu cần có
- Gạo nếp: 1kg.
- Đậu xanh loại không vỏ: 750g.
- Thịt ba chỉ lợn: 550g.
- Lá dong.
- Lá riềng.
Chi tiết cách làm bánh chưng tại nhà đơn giản
Cách làm bánh chưng không khó, bạn có thể tham khảo các bước làm món bánh này ngay sau đây:
Bước 1: Ngâm gạo nếp
- Gạo nếp mua về bạn vo sạch rồi đem ngâm qua đêm (nếu không có thời gian chỉ cần ngâm tối thiểu 4 tiếng là được). Lưu ý, khi vo gạo nếp xong bạn tuyệt đối không được xóc gạo nhiều lần vì như thế sẽ làm cho hạt gạo vỡ vụn, khi gói bánh không ngon.
- Lá riềng rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt. Tiếp đến, đổ phần nước cốt lá riềng vào chậu ngâm gạo cùng vài hạt muối trắng.
* Mẹo hay: Bánh có màu xanh đẹp hay không là phụ thuộc vào lá riềng. Trước tiên, hãy ưu tiên lá riềng già. Tiếp đến, phần nước cốt lá riềng càng đậm đặc thì màu bánh càng xanh.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
- Gạo nếp ngâm xong bạn đổ ra rổ cho ráo nước. Phần đậu xanh cũng ngâm qua đêm rồi đổ ra rổ.
- Thịt lợn ba chỉ thái miếng dài, to bản sau đó ướp chung với muối, hạt tiêu cùng mì chính.
Bước 3: Cách làm bánh chưng
- Lá dong rửa sạch, lau thật khô. Để dễ gói và đảm bảo bánh vuông vắn hơn bạn nên dùng khuôn làm bánh chưng chuyên dụng.
- Lần lượt gập mép dưới của lá dong lên rồi gập mép trái qua để tạo cho lá một đường gấp nếp. Thực hiện thao tác tương tự cho những chiếc lá còn lại.
- Tiếp đến, khéo léo xếp lá đã gấp xuống dưới khuôn sao cho vừa vặn nhất.
- Rải 1 lớp gạo nếp xuống dưới cùng rồi cho đậu xanh, thịt lợn đã chuẩn bị vào. Sau đó, bạn dải tiếp 1 lớp đậu xanh, gạo nếp phủ lên trên cùng. Chú ý rải gạo phải kín bề mặt tránh để đỗ bị lẫn ra bên ngoài.
- Cuối cùng, gấp lá bánh lại và dùng lạt cố định bánh. Tuyệt đối không gói quá chặt vì trong lúc luộc gạo nếp sẽ nở và bánh cũng căng phồng lên.
- Thực hiện cho tới khi hết nguyên liệu.
Bước 4: Luộc bánh
- Xếp phần lá bánh thừa xuống dưới đáy nồi rồi lần lượt đặt bánh vào trong. Đổ nước ngập mặt bánh và đậy vung lại luộc chín.
- Tùy vào kích cỡ bánh mà thời gian luộc sẽ khác nhau. Thông thường người ta sẽ luộc bánh 1 ngày để đảm bảo bánh nở đều, đẹp, để lâu không sợ bị lại gạo.
- Trong quá trình luộc, bạn cần chuẩn bị nước sôi để bổ sung thêm khi nồi nước cạn. Nhớ lậ.t mặ.t bánh để đảm bảo bánh chín đều.
Bước 5: Hoàn thành
- Bánh luộc đủ thời gian thì bạn vớt ra sau đó ngâm ngay vào chậu nước lạnh.
- Rửa bánh thật sạch, xếp ở nơi khô ráo và dùng vật nặng đè lên trên để ép hết phần nước có trong bánh ra. Cách làm bánh chưng này sẽ cho ra thành phẩm là những chiếc bánh dền, dẻo, không bị nhão.
Bước 6: Thưởng thức
Cách làm bánh chưng này hương vị không chỉ thơm ngon mà còn để được lâu không lại gạo. Bánh luộc xong để ở nơi thoáng mát. Với những ngày trời oi nóng bạn nên để vào ngăn mát của tủ lạnh để tránh bánh bị thiu. Khi ăn, bạn chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng quay lại là có thể thưởng thức.
Mong rằng, với cách làm bánh chưng mà Bếp Eva vừa chia sẻ, bạn sẽ biết thêm một cách làm bánh vừa dẻo thơm, lại xanh mướt mắt, lâu hỏng, ai cũng phải trầm trồ vì ngon chẳng kém nhà hàng. Chúc thành công!
3 cách chế biến bánh chưng chống ngán dễ như trở bàn tay Sau ngày Tết ai nấy đều ngán bánh chưng, hôm nay Emdep.vn hướng dẫn bạn 3 cách chế biến bánh chưng siêu dễ lại không ngán'! Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán. Thường các gia đình đều gói rất nhiều bánh chưng vừa để dâng cúng tổ tiên vừa để con cháu ăn trong mấy ngày...