Gợi ý cách đặt bình hoa tươi hợp phong thuỷ
Không chỉ giúp không gian trong nhà thêm sức sống, hoa tươi mà còn gắn kết tình cảm người trong gia đình. Trong phong thuỷ, hình dạng và chất liệu bình hoa liên quan đến vị trí đặt bình hoa.
Hoa tươi không chỉ tăng thêm sức sống mà còn mang lại năng lượng cho ngôi nhà. Khác với cây cảnh, hoa tươi dùng hình thức đặc trưng của mình để mang đến nhiều màu sắc cho không gian sinh hoạt của ngôi nhà.
Nếu được trồng và chăm sóc cẩn thận, hoa tươi sẽ mang lại hiệu ứng phong thuỷ mạnh mẽ. Màu sắc và ngoại hình của từng loại hoa ảnh hưởng khác nhau đến khí trường của ngôi nhà.
Trang trí hoa tươi giúp không gian trong nhà có thêm sức sống. (Ảnh minh hoạ)
Với những bình cắm hoa trong nhà, hằng ngày gia chủ nên chăm thay nước, cắt tỉa cuống để công dụng của hoa tươi được phát huy. Nên cắm hoa tươi với nước sạch, khi hoa héo cần thay ngay. Không nên để bình hoa trống, nếu không có hoa nên đổ nước vào bình.
Trong bố cục phong thuỷ nhà ở, tốt nhất không nên sử dụng hoa khô vì nó tượng trưng cho sự chết chóc và sạt nghiệp. Trang trí bình hoa tươi trong nhà không chỉ giúp không gian tràn đầy sức sống mà còn gắn kết tình cảm người trong gia đình.
Tốt nhất nên dùng bình cắm hoa bằng gốm, sứ. (Ảnh minh hoạ)
Theo phong thuỷ học, bình cắm hoa tốt nhất làm bằng chất liệu gốm, sứ. Loại bình hoa này nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc ngôi nhà. Bình hoa bằng thuỷ tinh nên đặt hướng Bắc ngôi nhà.
Bình hoa làm bằng gỗ thích hợp đặt ở hướng chính Đông hoặc Đông Nam. Còn bình hoa làm bằng kim loại nên đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc ngôi nhà.
Bình hoa bằng thuỷ tinh nên đặt ở hướng Bắc ngôi nhà. (Ảnh minh hoạ)
Cũng như chất liệu, hình dáng bình cắm hoa khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng không giống nhau. Bình hoa có hình dài và nhọn thường được khuyến khích đặt ở hướng Nam ngôi nhà. Bình hoa hình cầu nên đặt ở hướng Bắc hoặc Tây Bắc. Bình hoa hình nón nên đặt ở hướng Nam ngôi nhà.
Hướng Bắc và Tây Bắc phù hợp với các bình cắm hoa hình cầu. (Ảnh minh hoạ)
Đối với những người lận đận về tình duyên, đặt bình hoa phù hợp sẽ giúp tăng vận khí đào hoa cho gia chủ. Khi đó, hướng đặt bình hoa tương ứng theo phương vị đào hoa của gia chủ.
Ví dụ như gia chủ tuổi Dần, Ngọ hoặc Tuất, phương vị đào hoa ở hướng chính Đông. Do đó, nên bài trí bình hoa ở hướng này.
Video đang HOT
Tuổi Thân, Tý hoặc Thìn nên đặt bình hoa hướng chính Tây. Tuổi Tỵ, Dậu hoặc Sửu nên đặt bình hoa hướng chính Nam. Còn tuổi Hợi, Mão hoặc Mùi nên đặt bình hoa hướng chính Bắc.
Có thể chọn màu sắc bình hoa theo phương vị đào hoa của gia chủ.
Ngoài ra, để cầu duyên, gia chủ có thể lựa chọn màu sắc bình cắm hoa theo phương vị đào hoa. Như phương vị đào hoa ở hướng Đông nên chọn bình hoa màu xanh; phương vị đào hoa ở hướng Tây nên chọn bình hoa màu vàng kim hoặc màu trắng;
Phương vị đào hoa hướng Nam nên đặt bình hoa màu đỏ, tím hoặc cam; phương vị đào hoa hướng Bắc nên đặt bình hoa màu đen hoặc xám.
Nếu không có hoa tươi, gia chủ có thể thay thế bằng hoa lụa, hoa giấy hoặc hoa đất. Tuy nhiên, các loại hoa thay thế sẽ không có hiệu quả bằng hoa tươi, do vậy hãy đặt thêm một lọ nước ở bên cạnh.
Gợi ý cách cắm tuyết mai và đào đông cho Tết này cực đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng bất ngờ
Trong những năm gần đây, tuyết mai và đào đông là hai loại hoa được nhiều chị em lựa chọn trong dịp Tết.
Ngày Tết đang đến rất gần và trong việc trang trí Tết thì không thể không có những bình hoa tươi thắm. Bên cạnh các loại hoa truyền thống quen thuộc như lay ơn, thược dược, phăng... thì các chị em có thể lựa chọn tuyết mai và đào đông cho dịp Tết này.
Hãy cùng tham khảo cách cắm hoa tuyết mai và đào đông đơn giản nhưng rất đẹp nhé!
Cách cắm hoa tuyết mai
Cách chọn và sơ chế hoa tuyết mai
Bạn nên chọn những cành có cả nụ và bông nở. Những cành vậy khi cắm sẽ đẹp và chơi được lâu. Bạn cũng nên chọn những cành có nhiều nụ và hoa mọc đủ từ trên xuống dưới. Nụ và hoa phải tươi, không chọn những cành hoa có hoa héo hay cành bị dập nát.
Ngoài ra lưu ý nên chọn những cành cong và thẳng khác nhau để khi cắm bình hoa của bạn trở nên nhẹ nhàng, mềm mại và có điểm nhấn.
Cách cắm hoa tuyết mai
Chuẩn bị:
- Khoảng 6 - 8 cành tuyết mai.
- Kéo chuyên dụng, dao để sơ chế hoa.
- Bình hoa: Bạn nên chọn những chiếc bình cao vì những cành hoa tuyết mai khá dài. Bên cạnh đó vào những ngày Tết thì bạn nên chọn những chiếc bình gốm sứ để tạo cảm giác truyền thống trong không gian nhà mình. Vì hoa tuyết mai khá nhỏ và có màu trắng nên bạn hãy chọn những loại bình trơn màu để không làm át vẻ đẹp của hoa nhé!
Cách cắm hoa:
- Cắt chéo gốc hoa 45 độ và dùng kéo hoặc dao chẻ đôi gốc để giúp hoa hút nước được tốt hơn.
- Cắm từng cành hoa vào trong bình sao cho có sự xen kẽ giữa các cành cong và cành thẳng. Bạn cũng có thể để những cành cong và dài hơn và phía ngoài để tạo điểm nhấn.
- Để hoa tươi lâu bạn nên thay nước 1 đến 2 ngày một lần hoặc sử dụng thuốc dưỡng hoa hay B1, Aspirin thả vào bình nước.
Hoa tuyết mai mang màu trắng tinh khôi, tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao rất hợp với căn nhà có thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản. Bình hoa tuyết mai sẽ phù hợp với không gian phòng khách rộng. Bạn có thể để bình hoa trên bàn khách hoặc để trong góc nhà cũng rất hợp lý.
Cách cắm hoa đào đông kết hợp hoa tuyết mai
Cách chọn và sơ chế hoa đào đông
Bạn nên chọn những cành đào đông có các nhánh mọc đều, nụ hoa mọc rải rác từ đầu đến cuối cành và phân bố đều ở các nhanh. Bên cạnh đó các bông đào đông phải có màu đỏ tươi, to và đều nhau.
Hoa đào đông có các chiều dài cành khác nhau. Tùy vào lọ hoa mà bạn nên chọn cành đào đông phù hợp, tuy nhiên thông thường đào đông có chiều dài từ 80 - 100cm là đẹp nhất.
Cách cắm bình hoa đào đông kết hợp hoa tuyết mai
Chuẩn bị:
- 6 đến 8 cành đào đông, 4 đến 5 cành tuyết mai, một ít lá bạc trang trí.
- Bình hoa: Vì đào đông và tuyết mai đều là những cành dài nên bạn hãy chọn những chiếc bình cao cho phù hợp. Bạn có thể chọn bình thủy tinh nhưng bình gốm sứ sẽ phù hợp không gian Tết hơn cả.
Cách cắm hoa:
- Đào đông và tuyết mai cắt chéo gốc rồi chẻ đôi gốc để hoa hút nước tốt hơn. Lá bạc tuốt bớt phần lá phía thân dưới.
- Cắm đào đông trước sao cho các cành đào đông tỏa đều ra các hướng. Sau đó cắm xen kẽ các cành tuyết mai. Vì cành tuyết mai mảnh hơn nên bạn hãy cắm tuyết mai cao hơn đào đông nhé!
- Cuối cùng cắm lá bạc thấp phía dưới và che phần miệng bình hở.
Cả hoa tuyết mai và đào đông đều rất bền, nếu thay nước hàng ngày chúng ta có thể chơi hoa 2 đến 3 tuần.
Hoa đào đông mọc thành từng cụm và có hình tròn đầy mang đến ý nghĩa đoàn viên. Bên cạnh đó sắc đỏ của đào đông mang đến ấm cúng, thân mật vô cùng hợp với ngày Tết.
Các chị em có thể đặt bình đào đông phối với tuyết mai ở phòng khách để làm bừng sáng không gian ngày Tết.
Cảm ơn The Flower Lab HN và Trại Cá đã hỗ trợ thực hiện bài viết này.
- Trại Cá: Số 1, ngõ 200, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- The Flower Lab HN: 104/7 Đội Cấn, Hà Nội
Ảnh: Phạm Hoàng
Cận Tết tuyết mai nổi lên như "ngôi sao sáng", mẹ Việt mách cách chơi 20 ngày không sợ cũ Khi mua tuyết mai về chúng ta đem cắt ngắn vài phân, ngâm trong nước khoảng 20-30 cm. Một hai ngày sau hoa, lộc sẽ bung. Đó là gợi ý của cô Xuân Hương về cách chơi tuyết mai - một loài hoa trắng mềm mại, nhỏ li ti được các chị em rất ưa chuộng trong mỗi dịp Tết đến. Thậm chí,...