Gợi ý 6 loại kem chống nắng cho da nhạy cảm
Sản phẩm chống nắng với thành phần phù hợp giúp bảo vệ da hiệu quả, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị kích ứng.
Những người mang làn da nhạy cảm thường gặp khó khăn trong việc chọn mỹ phẩm. Vì da dễ bị kích ứng hoặc nổi mụn, bạn có thể ngại thoa kem chống nắng lên người, đặc biệt là da mặt. Tuy nhiên, chống nắng là bước chăm sóc da rất quan trọng, không thể bỏ qua.
Sử dụng kem chống nắng quanh năm, đặc biệt vào mùa hè nhằm ngăn ngừa lão hóa sớm và duy trì làn da tươi trẻ – Ảnh: @jangjina_
Da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng nào?
Hiệp hội Da liễu Mỹ (American Dermatology Association) khuyến nghị sử dụng kem chống nắng phổ rộng (broad-spectrum). Kem chống nắng phổ rộng giúp chống lại tia UVA và UVB. Cụm từ “broad-spectrum” thường xuất hiện trên bao bì kem chống nắng do hãng mỹ phẩm Mỹ và một số nước châu Âu sản xuất.
Còn ở Nhật hay Hàn Quốc, kem chống nắng dùng chỉ số SPF và ký tự PA kèm theo các dấu cộng phía sau. Bạn nên sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên, PA hoặc PA . Nếu tập thể thao ngoài trời hoặc bơi lội, hãy chọn loại kem chống nắng chống thấm nước (water resistant).
Theo bác sĩ da liễu Marisa Garshick tại trung tâm Medical Dermatology & Cosmetic Surgery (New York, Mỹ), có vài loại kem chống nắng dễ gây kích ứng cho da nhạy cảm. Nguyên nhân đến từ một số thành phần chống nắng hóa học, hương liệu, tinh dầu hoặc chất bảo quản trong kem chống nắng.
Các biểu hiện kích ứng thường gặp như mẩn đỏ, khô, bong tróc hoặc dị ứng.
Chọn lựa và kiểm tra kỹ lưỡng bảng thành phần của mỹ phẩm nếu bạn có da nhạy cảm, dễ kích ứng – Ảnh: Lucky Sanders
Bạn cũng có thể chọn kem chống nắng với cụm từ “non-comedogenic” (không gây dị ứng) in trên bao bì. Các sản phẩm “non-comedogenic” chứa công thức thành phần không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Ngoài ra, cần chú ý đến kết cấu đặc, lỏng của kem chống nắng. Sản phẩm dạng gel hay sữa thường tạo cảm giác nhẹ nhàng, thấm nhanh, ít gây bí da hay nặng mặt.
Một số kem chống nắng hướng đến da nhạy cảm còn được bổ sung nhiều dưỡng chất tốt. Các chiết xuất thực vật giúp chống oxy hóa, làm dịu da như rau má, lô hội, hoa cúc… góp phần giảm tình trạng kích ứng khó chịu.
Luôn thử một chút kem chống nắng lên cơ thể trước khi bôi lên mặt. Lấy một lượng nhỏ kem chống nắng và thoa lên phần cánh tay trong. Sau 1-2 ngày, bạn có thể dùng nếu làn da không xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Gợi ý kem chống nắng cho da nhạy cảm
EltaMD UV Clear Facial Sunscreen Broad-Spectrum SPF 46 (830.000 đồng):
Video đang HOT
Sản phẩm có công thức dịu nhẹ, lành tính với niacinamide, acid hyaluronic và acid lactic. Đây là những dưỡng chất thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Chất chống nắng bao gồm zinc oxide 9%, và octinoxate 7,5%, mang lại hiệu quả chống tia UVA và UVB. Nếu bạn thích dùng kem chống nắng có màu, hãy chọn sản phẩm được in chữ “tinted” trên bao bì.
Anessa Perfect UV Sunscreen Mild Milk SPF 50 PA (60 ml, 685.000 đồng):
Ảnh: Anessa
Sữa chống nắng dịu nhẹ có thể dùng trên da trẻ em. Nó được thiết kế công nghệ Aqua Booster giúp chống nước, mồ hôi và hạt bụi mịn. Sản phẩm chứa thành phần 5 không: Không màu, không mùi, không cồn, không dầu khoáng và không paraben. Các thành phần chống nắng: Zinc oxide, titanium dioxide, hydroxybenzoyl hexyl benzoate… Dễ gây trắng mặt nếu thoa sữa chống nắng quá nhiều.
Make P:rem UV Defense Me Blue Ray Sun Fluid SPF 50 PA (200 ml, 700.000 đồng):
Ảnh: @makeprem
Kem chống nắng vật lý dạng sữa. Kết cấu lỏng, thấm tương đối nhanh song cũng dễ để lại vệt trắng nếu thoa nhiều. Thành phần bên trong bổ sung chiết xuất hạt chia, rau má giúp làm dịu da khi ra nắng. Sản phẩm với dung tích lớn lý tưởng để dùng cho mặt và toàn bộ cơ thể.
CeraVe Tinted Hydrating Sunscreen Broad Spectrum SPF 30 (350.000 đồng):
Ảnh: CeraVe
Kem chống nắng vật lý có màu phù hợp làm lớp lót trang điểm. Sản phẩm ngăn cản tia UVA, UVB với titanium dioxide và zinc oxide. Kết cấu không nhờn dính, an toàn khi dùng trên da nhạy cảm. kem chống nắng không chứa chất tạo mùi và paraben. Mặt khác, nó còn cung cấp một số thành phần có lợi cho hàng rào bảo vệ da như hyaluronic acid, niacinamide và ceramide.
Blue Lizard Australian Sunscreen Sensitive SPF 30 (48 ml, 450.000 đồng):
Ảnh: @bluelizardsunscreen
Đây là kem chống nắng vật lý, không có mùi thơm. Sản phẩm chứa zinc oxide, titanium dioxide bảo vệ da khỏi tia UV, đồng thời không gây kích ứng. Nó mang đến khả năng chống nắng phổ rộng cùng chỉ số SPF 30. Bên cạnh đó, vỏ chai sẽ thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với tia UV. Điều này giống như lời nhắc nhở rằng bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên.
La Roche-Posay Anthelios Mineral Zinc Oxide Sunscreen SPF 50 (840.000 đồng):
Kem chống nắng chứa zinc oxide kèm chỉ số SPF 50 ngăn cản sự tấn công từ tia UVA và UVB. Sản phẩm sử dụng công thức không nhờn rít, không để lại vệt trắng trên da. Nó cũng chứa vài chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da, chống lại tác hại của gốc tự do.
Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học:
Có 2 nhóm thành phần chống nắng bao gồm chất chống nắng vật lý và chất chống nắng hóa học.
Chất chống nắng vật lý hoạt động giống như một lá chắn. Chúng ngăn cản tia UV xâm nhập vào da. Hai loại chất chống nắng vật lý hiện nay là titanium dioxide và zinc oxide. Cả 2 chất này có màu trắng. Vì vậy, khi thoa kem chống nắng vật lý, da mặt dễ bị trắng nhìn thiếu tự nhiên.
Chất chống nắng hóa học hấp thụ tia UV và chuyển hóa thành nhiệt. Oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene và homosalate là những thành phần chống nắng hóa học thường gặp. Kem chống nắng hóa học dễ tạo cảm giác nóng rát trên da nhạy cảm hoặc cay mắt nếu bôi gần mắt.
Những sai lầm khi chăm sóc cơ thể mà hầu hết mọi người đều mắc phải
Một số phương thức chăm sóc cơ thể mà chúng ta thường áp dụng tuy nhiên điều đó lại không có lợi cho sức khỏe.
Đánh răng ngay sau khi uống cà phê
Đúng là axit hoặc đường trong cà phê, nước ngọt và nước hoa quả có thể ăn mòn lớp men răng. Nhưng cũng đừng cố gắng tẩy sạch chúng ngay lập tức. Khi bạn đánh răng ngay sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống có tính axit, bạn sẽ loại bỏ lớp men răng yếu đó. Thay vào đó, hãy rửa sạch bằng nước và đợi ít nhất 1 giờ trước khi đánh.
Quên uống nước sau khi uống rượu
Rượu vang đỏ là một chất làm đẹp răng, nhưng rượu vang trắng lại có axit và tannin. Chúng có thể làm hỏng men răng của bạn và khiến răng dễ bị ố vàng hơn. Rượu cũng làm khô miệng, có nghĩa là bạn có ít nước bọt hơn để rửa sạch axit và vi khuẩn. Để bảo vệ răng và ngăn ngừa răng bị ố, hãy súc miệng bằng nước sau mỗi lần uống.
Bơi với mái tóc khô
Nước trong hồ bơi có các chất hóa học làm hư tóc và khiến tóc chuyển sang lọn tóc vàng. Hãy coi mái tóc của bạn giống như một miếng bọt biển đã khô: Nếu bạn làm ướt tóc bằng nước máy trước khi bơi, tóc sẽ không thể ngấm nhiều trong hồ bơi. Khi bạn ra ngoài, hãy gội đầu ngay lập tức, tốt nhất là gội đầu sau khi bơi.
Gội đầu quá nhiều hoặc quá ít
Dầu gội đầu làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da đầu của bạn. Gội quá nhiều, tóc của bạn sẽ bị xỉn và khô. Nhưng tần suất ủ tóc tùy thuộc vào loại tóc của bạn. Đối với mái tóc thẳng mượt, bạn có thể gội đầu hàng ngày nếu dầu và bụi bẩn tích tụ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên làm điều này 2 đến 3 ngày một lần. Tóc xoăn hoặc dày hơn có thể mất vài ngày đến một tuần giữa các lần gội đầu. Những người có mái tóc quá dày có thể gội một hoặc hai lần một tháng.
Bỏ qua dầu xả
Có thể bạn lo lắng nó sẽ đè nặng lên mái tóc của bạn. Hoặc bạn không có thời gian cho nó. Nhưng nếu không có nó, tóc sẽ bị khô và xỉn màu. Để giữ cho các sợi tóc của bạn trông mượt mà và khỏe mạnh, hãy thoa một loại dầu dưỡng nhẹ mỗi khi bạn gội đầu. Và bạn sẽ có một mái tóc thật suôn mượt.
Ngoáy tai
Nó có thể giúp cảm thấy dễ chịu, nhưng thực tế tăm bông lại đẩy ráy tai vào sâu hơn. Hơn nữa, bạn thậm chí có thể làm hỏng màng nhĩ của mình hoặc các xương nhỏ giúp bạn nghe. Vì vậy, bạn phải làm thế nào để làm sạch ráy tai? Tốt nhất, bạn không cần phải làm như vậy - cơ thể bạn có thể tự đào thải nó ra ngoài. Nhưng nếu tai của bạn cảm thấy căng, bạn nghe thấy tiếng ù hoặc bạn khó nghe, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể quyết định cách loại bỏ chúng một cách an toàn.
Cạo lông chân ngay trước khi làm móng chân
Bạn có thể không muốn thợ làm móng sờ thấy lông chân của mình. Nhưng những vết nứt nhỏ trên da ngay sau khi bạn cạo râu là điểm xâm nhập hoàn hảo của bất kỳ vi khuẩn nào trong nước ngâm chân. Điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng. Không cạo lông chân ít nhất 24 giờ trước khi làm móng chân. Lưu ý, đừng để chuyên gia thẩm mỹ cắt lớp biểu bì của bạn, vì điều đó cũng tạo ra lỗ hổng cho vi trùng.
Không đổi dao cạo thường xuyên
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc dao cạo xỉn màu để cạo râu, bạn có thể sẽ cần phải cạo qua cùng một khu vực nhiều lần để cạo râu nhẵn nhụi. Điều đó tạo ra những vết cắt nhỏ trên da của bạn có thể dẫn đến da gà, phát ban, kích ứng và nhiễm trùng. Sau khoảng năm đến bảy lần cạo - đã đến lúc chuyển lưỡi.
Dùng quá nhiều các sản phẩm lên da
Bên cạnh chất tẩy rửa nhẹ nhàng cho da mặt, các bác sĩ da liễu cho biết điều cần thiết duy nhất là kem dưỡng ẩm và kem chống nắng đạt mức SPF 30 hoặc cao hơn. Serum đắt tiền với những lợi ích chưa được chứng minh, và toner có thể dẫn đến khô và kích ứng da. Đối với mụn trứng cá, không sử dụng nhiều sản phẩm có axit salicylic và benzoyl peroxide. Chúng có thể kết hợp với nhau để gây kích ứng da. Nếu các phương pháp điều trị mụn ở hiệu thuốc không hiệu quả với bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu.
Cải thiện các khu vực nhạy cảm của bạn
Âm hộ và âm đạo siêu nhạy cảm. Vì vậy, hãy bỏ qua các loại xà phòng có mùi thơm hoặc chất sát trùng mạnh - chúng có thể làm mất đi sự cân bằng của vi khuẩn giúp giữ cho khu vực này khỏe mạnh. Tương tự đối với thụt rửa, khăn lau có hương thơm và chất khử mùi âm đạo. Tất cả những gì bạn cần là xà phòng đơn, không pha loãng để rửa nhẹ nhàng quanh khu vực mỗi ngày.
Dùng kem chống nắng mỗi ngày nhưng da vẫn đen sạm và xuống cấp? Đây là câu trả lời! Kem chống nắng là "tấm giáp" bảo vệ da trước tia UV. Nhưng nó hoàn toàn có thể biến thành nguyên nhân hàng đầu gây hại cho da nếu bạn chọn không đúng loại kem chống nắng. Nếu làn da có dấu hiệu sạm đi dần, bề mặt da khô ráp, mất nước, tình trạng điều trị mụn không tiến triển, hoặc công...