Gói trừng phạt mới của Mỹ với Iran gồm những gì?
Chính quyền Mỹ đã đồng ý nhượng bộ đối với 8 quốc gia để họ có thể tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran, mặc dù có lệnh trừng phạt.
Điều này đã được Bloomberg thông báo vào ngày 2/11, hai ngày trước khi gói trừng phạt thứ hai của Mỹ với Iran chính thức có hiệu lực.
Nhà máy lọc dầu Tehran của Iran
Bloomberg không nêu tên tất cả các quốc gia được đề cập, nhưng ai cũng biết chắc chắn là trong số đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Các nguồn tin của hãng Bloomberg lưu ý rằng để đổi lấy sự nhượng bộ, các quốc gia này sẽ phải giảm nhập khẩu dầu để không thúc đẩy tăng giá.
Video đang HOT
Thông tin về sự nhượng bộ này dự kiến sẽ được công bố chính thức vào giờ làm việc ngày thứ Sáu theo giờ bán cầu Tây, tức thứ Bảy theo giờ bán cầu Đông.
Hôm 1/11, tờ báo điện tử Washington Free Beacon trích dẫn các nguồn tin thông báo rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng nhượng bộ một cách nghiêm túc trong tình hình liên quan đến Iran, điều này sẽ cho phép Iran tránh được các biện pháp trừng phạt kinh tế quan trọng của Washington. Theo The Washington Free Beacon, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao đã thuyết phục Ngoại trưởng Michael Pompeo không tìm cách ngắt kết nối Tehran khỏi hệ thống chuyển khoản thông tin ngân hàng quốc tế và thanh toán SWIFT (kết hợp 11 nghìn tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia). Ngoài ra, tờ báo điện tử này cũng báo cáo rằng Washington dự định loại trừ Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc ra khỏi tầm ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt năng lượng – dầu mỏ mà Mỹ áp đặt với Iran.
Vào ngày 8/5/2018, Tổng thống Mỹ D. Trump đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận về hạt nhân với Iran và hứa sẽ không chỉ tái áp dụng những biện pháp trừng phạt cũ mà còn đưa ra những biện pháp mới nặng nề hơn. Phần đầu tiên của các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào đêm mùng 6 rạng ngày 7 tháng 8, với các biện pháp hạn chế bao gồm lĩnh vực sản xuất ô tô, việc mua bán vàng và một số kim loại của Iran. Các lệnh trừng phạt còn lại (chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng – dầu mỏ) sẽ có hiệu lực sau ngày 4/11/2018. Đồng thời, Hoa Kỳ thường xuyên mở rộng danh sách xử phạt các công ty nước ngoài tiếp tục hợp tác với Iran.
Kể từ khi Thỏa thuận về hạt nhân với Iran (JCPOA) có hiệu lực, sau ngày 1/1/2016, sản lượng dầu ở Iran tăng lên 4 triệu thùng/ngày và xuất khẩu đạt 2,5 triệu thùng/ngày. Hiện nay, các nhà nhập khẩu chính của dầu Iran là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và EU.
Bá Thủy
Theo petrotimes/RT
Israel nổi giận đòi trừng phạt Iran, Syria vì vụ tấn công rocket
Quân đội Israel cáo buộc, lệnh tấn công Israel bằng tên lửa từ Dải Gaza đêm 26.10 được đưa ra từ Damascus với sự đồng lõa của Iran.
Quả cầu lửa đỏ rực trong cuộc không kích của Israel nhắm vào thành phố Gaza rạng sáng ngày 27.10.2018
Theo Aljazeera, quân đội Israel tin rằng, Syria và Iran đã chỉ thị cho một nhóm người Palestine bắn hàng loạt tên lửa vào Israel từ Gaza đồng thời thề sẽ đáp trả mạnh mẽ.
"Các tên lửa được bắn vào Israel... Chúng tôi biết rằng mệnh lệnh đã được đưa ra từ Damascus với sự đồng lõa rõ ràng của Lực lượng Al-Qods thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran", đại tá quân đội Israel Jonathan Conricus ngày 27.10 nhấn mạnh, đề cập đến đơn vị hoạt động ở nước ngoài của Iran - Al-Qods.
Ông Conricus tuyên bố thêm rằng, đòn trả đũa của Israel sẽ "không bị giới hạn về mặt địa lý".
Những tuyên bố của ông Conricus được đưa ra trong bối cảnh các chiến đấu cơ và trực thăng tấn công của Israel đêm 26.10, rạng sáng 27.10 ồ ạt tấn công hàng chục mục tiêu ở Dải Gaza. Vụ oanh tạc này là đòn trả thù việc các chiến binh ở Gaza đã bắn khoảng 30 quả rocket vào Israel. Đây được xem là "trận đấu" rocket nặng nề nhất trong vài tuần qua.
Quân đội Israel cho biết đã tấn công khoảng 80 địa điểm trên khắp Gaza, bao gồm một tòa nhà trụ sở an ninh. Tiếng còi báo động không kích đã vang lên suốt đêm ở miền nam Israel, quân đội nước này cho biết. Tổng tư lệnh quân đội Israel, Tướng Gadi Eisenkot, ngay lập tức đã triệu tập một cuộc họp khẩn với các quan chức an ninh hàng đầu để đưa ra biệp pháp trả đũa thích đáng.Vụ việc diễn ra sau một cuộc biểu tình đẫm máu ở biên giới, trong đó các lực lượng vũ trang Israel đã bắn, làm thiệt mạng 5 người biểu tình Palestine đang tụ tập dọc theo hàng rào vành đai phân chia khu vực nhóm vũ trang Hamas kiểm soát ở Gaza và Israel.
Islamic Jihad, một nhóm Hồi giáo đã lên tiếng nhận hoàn toàn trách nhiệm về vụ phóng tên lửa tấn công lãnh thổ Israel. Một tuyên bố được nhóm này phát đi nhấn mạnh rằng, họ thường tập luyện kiềm chế, nhưng đã "không còn có thể đứng yên nhìn tình trạng đổ máu và những người vô tội bị hạ sát bởi sự chiếm đóng của Israel".
Tuy nhiên, sau đó, nhóm này cũng cho biết họ đã đồng ý ngừng bắn rocket vào Israel từ Gaza và tiết lộ Ai Cập đã đứng ra đàm phán ngừng bắn sau sự kiện này.
Theo Danviet
Bất chấp vụ nhà báo Khashoggi, Saudi Arabia tự nhận là "ánh sáng của Trung Đông" Saudi Arabia và đồng minh Bahrain vừa lên tiếng nhận định rằng, những nước vùng Vịnh đang đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của Trung Đông bằng việc chống lại "tầm nhìn đen tối" của Iran. "Chúng ta đang đương đầu với 2 tầm nhìn ở Trung Đông. Một là tầm nhìn ánh sáng của Saudi Arabia và hai là...