Gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya
“Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển / Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?” – băn khoăn của nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng là day dứt của các phụ huynh người Việt ở Rumani mong giữ được tiếng mẹ đẻ cho con cháu mình.
Không giống các cộng đồng khác ở khu vực Đông Âu, cộng đồng người Việt Nam tại Rumani là cộng đồng được hình thành muộn nhất (vào những năm 1993-1995) và có số lượng ít nhất (chưa đầy 500 người). Có thể nói, đây là một cộng đồng trẻ, tập hợp xung quanh Hội người Việt Nam, Hội Doanh nghiệp và Câu lạc bộ Phụ nữ. 20 năm qua, cộng đồng đã không ngừng được củng cố cả về tổ chức và phương thức hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng những sinh hoạt thường xuyên và phong phú do Hội tổ chức luôn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ý thức dân tộc, hướng về cội nguồn.
Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Rumani kỷ niệm 1 năm thành lập. (Ảnh: Hoàng Thị Hiền)
Trẻ em không biết tiếng Việt, lỗi do đâu?
Ở Rumani, đa phần trẻ được giao cho các bà Tây chăm sóc suốt từ vài ba tháng tuổi đến tuổi đi học. Vào các đợt nghỉ hè, nghỉ đông thậm chí nhiều phụ huynh cũng gửi con về nhà bà Tây, đến mức các cháu thích ăn món tây hơn cả cơm ta, tâm sự với bà Tây dễ hơn cả với người nhà của mình.
Video đang HOT
Điều cản trở lớn nhất, có lẽ không phải do thế hệ con cháu không có ý thức, lười biếng, mà là do nhiều phụ huynh còn thiếu quan tâm và thiếu quyết tâm. Dù ai cũng thấy việc cho con mình học tiếng Việt là quan trọng nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, họ đã không tạo điều kiện cho trẻ làm việc đó. “Em rất tiếc là đã lãng đi việc học tiếng Việt của cháu. Lúc đó, vì công chuyện làm ăn, vợ chồng lại không biết tiếng Ru nên cần cháu phiên dịch. Vì thế, chỉ chú trọng tiếng Ru. Vả lại, đi làm suốt ngày, tối về đã mệt, chẳng có lúc nào nói tiếng Việt với cháu. Đến bây giờ lớn rồi, nó ngại học lớp thấp vì xấu hổ” – Đây chính là tâm sự của không ít các bà mẹ Việt đang sinh sống ở Rumani.
Một khó khăn nữa là ở nước ngoài, do hoàn cảnh bắt buộc, nhiều ông bố mà mẹ phải phó thác con cái cho những người không có kiến thức giáo dục sư phạm cần thiết. Vì vậy, để giữ mối truyền thống giữa các thành viên trong gia đình, dù có bận rộn lo kế sinh nhai, cha mẹ cần dành thời gian giáo dục con cái về cội nguồn, về đạo lý, về tập tục của tổ tiên ông bà để trẻ không bị bỡ ngỡ, thậm chí hiểu sai khi tiếp xúc với con người và văn hóa mẹ đẻ.
Cần quyết tâm của cả cộng đồng
Luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ bản sắc dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Hội người Việt Nam tại Rumani luôn coi đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm. Vào dịp hè hàng năm, lớp học tiếng Việt do Hội người Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán tổ chức ngày càng được cải thiện từ cơ sở vật chất đến chất lượng giảng dạy cùng các hoạt động ngoại khóa bổ ích. Khoá đông nhất là hè 2009 gồm 35 cháu, chia làm 4 lớp theo các lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 4, tổ chức vào tất cả các buổi chiều trong tuần tại trụ sở Đại sứ quán.
Không chỉ học chữ, đến lớp, các em còn được học làm bánh, cắt hoa làm thiếp về tặng cha mẹ, học hát, học múa, đọc thơ, tập thể dục, chơi các trò chơi dân gian… Đi học tiếng Việt mà được học thêm nhiều thứ nên nhiều em còn đòi bố mẹ đưa đến lớp dù không phải ngày học của lớp mình. Ở lớp Bé, các em đua nhau xung phong phát biểu để nhận được những tấm phiếu Bé ngoan, còn ở lớp Lớn, em nào cũng cố gắng tập đọc, tập viết và có nhiều em còn xin thêm cả vở Viết chữ đẹp để về nhà luyện.
Thiếu giáo viên chuyên trách, Hội người Việt Nam ở đây đã chủ trương phải dựa vào sức mình, tận dụng mọi cơ hội và khả năng hiện có để dạy, nhưng vẫn đảm bảo quy trình sư phạm, nội dung và chất lượng giảng dạy. Được Đại sứ quán ủng hộ, người Việt ở Rumani đã vận động các Phu nhân cán bộ Sứ quán đảm nhiệm công việc lên lớp. Đặc biệt từ hai năm nay, Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Rumani đã cử 3 hội viên – những người ít nhiều có kinh nghiệm giảng dạy- đảm nhận việc dạy các cháu, giúp tháo gỡ được một vấn đề nan giải của Hội từ nhiều năm nay: không có giáo viên dạy tiếng Việt. Hàng năm, Đại sứ quán đã cùng Hội và giáo viên bàn bạc thống nhất về nội dung kế hoạch mở lớp, phương pháp giảng dạy, xây dựng giáo án, cũng như mọi công việc liên quan tới tổ chức lớp.
Một biện pháp hiệu quả khác là cho các cháu về Việt Nam sinh hoạt hè hay nghỉ Tết cùng họ hàng, anh chị em để bồi dưỡng nâng cao các khả năng nghe nói, thực hành tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình trên VTV4 và sách vở tiếng Việt dành cho thiếu nhi, nhi đồng là nguồn đề tài vô tận trợ giúp trẻ học và thực hành tiếng mẹ đẻ, bồi bổ kiến thức văn hóa Việt.
Hoàng Thị Hiền ( Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Rumani)
Theo Thế giới & Việt Nam
Theo dân trí
Lớp VIP doanh thu 300 triệu trả lại tiền cho phụ huynh
Bà Hồ Thị Tú, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, quận đã chỉ đạo trường Tiểu học Nguyễn Trãi trong tháng 10 phải xem xét, trả lại tiền cho phụ huynh của hai lớp 1A, 1B.
Sau khi sự việc lớp VIP ở trường Tiểu học Nguyễn Trãi lạm thu được nêu lên, ngày 1/10, UBND quận Thanh Xuân đã có công văn chỉ đạo nhà trường kiểm tra và báo cáo bằng văn bản.
Bà Hồ Thị Tú, Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết: Quận đã có buổi kiểm tra tại trường tiểu học Nguyễn Trãi. Mặc dù trường có chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin... Đối với những việc đó phải có đề án thẩm định rõ ràng trước khi thực hiện.
Tuy nhiên phía nhà trường không có lộ trình cụ thể, thiếu đề án thẩm định. Sau khi kiểm tra, thấy các lỗi sai, Quận đã chỉ đạo nhà trường phải hoàn trả lại tiền đóng góp của phụ huynh học sinh hai lớp 1A và 1 B. Đối với các hạng mục đã đầu tư, bà Tú cho hay, các thiết bị hệ thống bảng tương tác, nhà trường phải làm việc lại với bên công ty và đề nghị trả lại thiết bị, lấy tiền trả lại phụ huynh. Các khoản liên quan đến sơn, sửa lớp học, thay bàn ghế mới... là những hạng mục bình thường dùng tiền ngân sách nhà nước. Vì vậy, quận yêu cầu nhà trường phải dùng quỹ đầu tư phát triển của trường để cân đối các khoản đó.
Về phía nhà trường, bà Tú cho biết Quận sẽ nghiêm túc kiểm điểm ban giám hiệu nhà trường và hiệu trưởng, trên cơ sở đó sẽ xem xét mức độ xử lý cụ thể.
Trong sáng nay, Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã làm việc với Trường Tiểu học Nguyễn Trãi về hoạt động thu, chi học phí và một số khoản thu khác năm học 2012 - 2013.
Giải trình về việc lạm thu tại 2 lớp 1A và 1B, bà Nguyễn Thị Bích Loan, hiệu trưởng nhà trường cho biết, phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp để lát sàn gỗ và mua bảng tương tác cho học sinh. Học sinh vào 2 lớp này theo sự sắp xếp ngẫu nhiên từ khi tuyển sinh các em cũng được học chương trình giống các lớp khác trong khối 1. Về chương trình học của 2 lớp 1A và 1B vẫn tuân thủ đầy đủ các môn học theo quy định. Điểm khác duy nhất là các em học sinh được sử dụng trang thiết bị hiện đại nhằm tạo hứng thú hơn trong giờ học.
Bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP Hà Nội yêu cầu, nhà trường cần dựa trên cơ sở tình hình thực tế để xây dựng mức chi theo thỏa thuận và phải có văn bản thỏa thuận tới từng phụ huynh, trên cơ sở nguyên tắc thu đủ chi và phải dựa trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường. Các khoản thu thỏa thuận phải có phiếu thu theo quy định, được đưa vào sổ sách kế toán và phải công khai. Việc huy động và tiếp nhận các khoản đóng góp đều được dựa trên nguyên tắc tự nguyện của hai bên.
Theo Vietnamnet
Người 'nói giọng Bắc sau tai nạn' muốn tập lại tiếng mẹ đẻ Chị Nguyễn Thị Thảo ở Quảng Bình - người đột nhiên nói giọng Hà Nội sau tai nạn giao thông - mong muốn phục hồi sức khỏe để làm ăn và cố gắng tập nói lại giọng Quảng Bình vì "thấy lạc lõng quá". Ra viện từ ngày 7/ 8 đến nay, chị Thảo vẫn tiếp tục nói giọng Bắc đặc sệt. Hiện...