Gọi tên “phim trường sống ảo” đẹp không góc chết ở Sapa: mới xuất hiện đã gây sốt
Moana Sapa chính thức mở cửa đón khách từ dịp tết Tân Sửu. Mới xuất hiện không lâu nhưng Moana Sapa đã thu hút đông đảo các tín đồ “ sống ảo” lui tới check-in.
Sapa là thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam, đây là một điểm du lịch nổi tiếng từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Sapa – “nơi gặp gỡ giữa trời và đất” – với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà nên thơ bậc nhất miền Bắc, nơi hội tụ đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống với nền văn hóa đặc sắc,… đã thu hút bao kẻ tới người đi.
Thời điểm du lịch Sapa:
Đến Sapa vào mỗi mùa đều có những trải nghiệm thú vị riêng của mảnh đất vùng cao xinh đẹp này.
- Thời điểm thích hợp để đi du lịch Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Thời điểm này thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh. – Tháng 4 – 5 là mùa nước đổ, những ruộng bậc thang ngút mắt cảm tưởng như chạy đến tận chân trời.
- Tháng 9 – 10 là mùa lúa chín, khi ấy Sapa như được khoác chiếc áo vàng óng ả, lấp lánh. Bạn nên đi vào giữa hoặc cuối tháng 9 bởi sang tháng 10 ruộng bậc thang nhiều nơi đã gặt xong.
- Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào, đỗ quyên…
Bên cạnh những địa điểm du lịch Sapa hấp dẫn như Đỉnh Fansipan- nóc nhà Đông Dương, Núi Hàm Rồng, Thác Tình yêu, Nhà thờ Đá, Tả Phìn- làng của người Dao đỏ, đèo Ô Quy Hồ – một trong tứ đại đỉnh đèo, Lao Chải – Tả Van, bản Cát Cát,… bạn hãy thử tới Moana Sapa – một “ phim trường” sống ảo mới xuất hiện đã gây sốt ở Sapa.
Video đang HOT
Moana Sapa chính thức mở cửa đón khách từ ngày 17/2/2021 tức ngày mùng 6 tết Tân Sửu. Mới xuất hiện không lâu nhưng Moana Sapa đã thu hút đông đảo các tín đồ “sống ảo” lui tới check-in. Nằm ở vị trí trung tâm SaPa (cách nhà thờ đá 500m), Moana có tổng diện tích không gian trải nghiệm hơn 10.000m2, om trọn núi rừng tây bắc, view toàn bộ dãy Hoàng Liên Sơn và đình Fanxipang hùng vĩ.
Khu cafe của Moana Sapa có view siêu rộng, có bàn ghế ngồi vừa nhâm nhi li cafe vừa thưởng cảnh vừa sống ảo lại săn được cả mây đại ngàn nữa luôn. Đặc biệt váy vóc phụ kiện hot hit cho thuê phục vụ nhu cầu “sống ảo” của chị em siêu nhiều siêu đầy đủ bạn nha!
Những góc checkin, góc sống ảo siêu thần thánh duy nhất chỉ có tại Moana Sapa như Cổng trời Bali (phiên bản siêu xịn xò), tượng cô gái Moana quy mô cực kì hoành tráng với chiều cao hơn 6 mét và những câu chuyện li kì đằng sau đó. Hay hồ vô cực phiên bản “Hạ cánh nơi anh” siêu lãng mạn, Bàn tay phật siêu to khổng lồ chơi vơi giữa núi rừng,…
Địa chỉ: 68 Violet, Cầu Mây, Sapa (kế bên khách sạn Pao’ SaPa)
Khách đến Nhật 'sống ảo' rồi rời đi
Giới chức Nhật Bản quan ngại về doanh thu du lịch quốc gia khi khách ngoại chỉ lui tới những điểm đến miễn phí và hạn chế chi tiêu, bất chấp đồng yen "trượt dốc", theo Nikkei Asia.
|
Du khách thắt chặt chi tiêu khi đến Nhật trong Quý I. Ảnh: @hashcorner. |
1,75 nghìn tỷ yen (khoảng 11,2 tỷ USD) là tổng mức chi tiêu của du khách nước ngoài tại Nhật Bản tháng 1-3, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2019, tức trước đại dịch Covid-19, theo Cơ quan Du lịch quốc gia.
Nikkei Asia dự đoán sức chi khách ngoại năm 2024 có khả năng phá vỡ mức kỷ lục 5,3 nghìn tỷ yen năm 2023.
Tuy nhiên, con số này chỉ là bề nổi.
Dữ liệu về mức chi của mỗi khách ngoại thể hiện sự sụt giảm đáng kể ngay cả khi đồng yen "trượt dốc". Tình trạng mất giá kéo dài của đồng yen khiến Nhật Bản trở thành điểm đến cho khách du lịch tiết kiệm.
Năm 2022, trung bình một khách ngoại quốc đến Nhật Bản tiêu 234.524 yen (khoảng 38 triệu đồng). Đến năm 2023, du khách nước ngoài đến xứ sở hoa anh đào bắt đầu thắt chặt chi tiêu, xuống 212.764 yen (34 triệu đồng) và giảm dần đến quý I (208.760 yen, khoảng 33 triệu đồng).
|
Shizuoka, Fujikawaguchiko là hai 2 tỉnh của Nhật muốn giảm bớt du khách "sống ảo". Ảnh: @yemni__, @sky_doraheee. |
Trong đó, chủ yếu là khoản chi cho chỗ ở và ăn uống. Mua sắm và các dịch vụ giải trí giảm theo tỷ lệ phần trăm.
Theo Nikkei Asia, một số nơi có cảnh quan đẹp lại không thu phí ở Nhật là thỏi nam châm thu hút khách du lịch - những người mang hy vọng chụp được bức ảnh hoàn hảo.
Họ đổ xô đến những điểm đến miễn phí như con đường sắt thường xuất hiện trong phim hoạt hình anime, các khu mua sắm và đền thờ ở Kyoto, một cửa hàng tiện lợi gần núi Phú Sĩ...
Một vài khách du lịch tiết kiệm thậm chí còn khoe khoang trên mạng xã hội về việc đi tàu cao tốc shinkansen và các phương tiện giao thông khác mà không phải trả tiền, sử dụng lại vé thang máy trượt tuyết, ăn cắp đồ từ khách sạn.., ấn phẩm hàng đầu của công ty Nikkei nhận định.
Núi Phú Sĩ là một trong số điểm đến hút khách ở Nhật. Ảnh: @chels_is_elsewhere. |
"Amsterdam (Hà Lan) tìm cách ngăn chặn những du khách nam trẻ tuổi sử dụng chất kích thích và cư xử không đúng mực. Hawaii và Singapore có các hình phạt nghiêm khắc vì vi phạm quy định bãi biển và đường phố. Còn ở Nhật Bản dường như đã trở thành điểm đến để thể hiện những trò gian lận bất chấp nội quy điểm đến và tiết kiệm tiền", Nikkei Asia viết.
Tháng một vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhắc lại kế hoạch được đề ra từ năm 2016. Theo đó, nước này đặt mục tiêu đón 60 triệu khách du lịch quốc tế và 15 nghìn tỷ yen chi tiêu du lịch vào năm 2030.
Điều này đồng nghĩa mỗi khách ngoại đến Nhật phải "móc hầu bao" tối thiểu 250.000 yen, tương đương 40,5 triệu đồng.
Khách 'sống ảo' vẫn không tha cho Phú Sĩ Thị trấn Fujikawaguchiko dựng tấm chắn lớn màu đen để ngăn du khách chụp ảnh đỉnh núi Phú Sĩ hôm 21/5. Nhưng nhóm khách cuồng check-in lại ra tìm địa điểm thay thế ngay sau đó. Du khách chụp ảnh tại cầu Fuji Dream - địa điểm check-in mới với núi Phú Sĩ tại thị trấn Fujikawaguchiko. Vứt rác bừa bãi, đột nhập...