Gọi tên những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên: biểu tượng văn hóa của mảnh đất đại ngàn
Được ví von như những nóc nhà của mảnh đất đại ngàn, những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên chính là nơi mang những ý nghĩa đặc biệt về tâm linh và văn hóa đối với đồng bào và cũng là dấu ấn đặc biệt khiến du khách phương xa lưu luyến mỗi khi nhớ về mảnh đất đầy nắng gió này.
Du lịch Tây Nguyên, đặc biệt là các địa danh như Gia Lai và Kon Tum thì hình ảnh những chiếc nhà rông to lớn, sừng sững nằm giữa trung tâm của các buôn làng luôn gây ấn tượng mạnh với du khách. Những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên chính là nơi để thực thi những luật tục, nơi tổ chức các sự kiện trọng đại, lễ hội tâm linh cộng đồng hay lưu giữ như hiện vật có tính truyền thống như cồng, chiêng, vũ khí hay là nơi đón khách của buôn làng đồng bào người Ba Na, Grai. Nhà rông ở Tây Nguyên được xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu sản có của núi rừng, chủ yếu là lồ ô, tranh, gỗ, tre với kiến trúc đặc trưng của nhà sàn truyền thống và phần mái dài ấn tượng.
Nhà Rông là một trong những “đặc sản” độc đáo của vùng đất đại ngàn Tây Nguyên.
Khám phá những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên mê hoặc lữ khách
Trên khắp các buôn làng ở mảnh đất Tây Nguyên, có rất nhiều nhà rông được xây dựng ở các buôn làng, tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Gia Lai, Kon Tum. Dưới đây chính là những nhà rông nổi tiếng ở Tây Nguyên được cộng đồng xê dịch rần rần check-in thời gian qua.
Check-in nhà rông chính là trải nghiệm được nhiều tín đồ xê dịch ưa thích.
1. Nhà rông làng Kon So Lăl
Nhà rông làng Kon So Lăl tọa lạc tại địa bàn xã Hà Tây, huyện Chư Păh thuộc vùng Đông Bắc của Gia Lai, một trong những nơi có nền văn hóa bản địa đặc sắc nhất. Đây cũng là nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà rông truyền thống, nổi bật nhất chính là nhà rông làng Kon So Lăl, một trong những ngôi nhà rông đẹp ở Tây Nguyên . Nhà rông này rộng 320m2, cao 20m và là nhà rông lớn nhất ở Tây Nguyên hiện nay.
Kon So Lăl là điểm đến hấp dẫn ở huyện Chư Păh, Gia Lai.
Nhà rông ở làng Kon So Lăl hiện nay là nhà rông mới được xây dựng để thay thế cho cái cũ đã bị thiêu rụi vào năm 2015 vì sấm sét. Nhà rông này hoàn toàn không sử dụng vỉ, kèo, đinh chốt và toàn bộ phần khung được buộc bằng dây mây, tre, lạt làm hoàn toàn thủ công. Phần mái được lợp trang với độ dày đến 20cm, bên trong mái là những cây gỗ, tre được đan chéo rất kỳ công và cững chãi.
Đây là nhà rông lớn nhất ở Tây Nguyên hiện tại.
Vẫn với kiến trúc nhà rông cũ, phần mái dài tựa lưỡi rừu đã tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo. Điểm nhấn về họa tiết tại đây chính là cây rau dớn và mặt trời, họa tiết này được trang trí trên cả phần mái và trụ gỗ cầu thang vốn là những biểu tượng mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa của người Ba Na.
Nhà Rông hiện là nơi hội họp và là điểm đến văn hóa của người dân địa phương.
Video đang HOT
Đến nhà rông làng Kon So Lăl, bạn sẽ được ngắm nhìn một công trình kiến trúc đặc trưng của đồng bào người bản địa cùng với đó là vẻ đẹp bình yên, nhẹ nhàng của chống đại ngàn.
2. Nhà rông Kon Klor
Là một trong những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên nổi tiếng nhất Kon Klor chính là địa điểm check-in rất quen thuộc với cộng đồng mê xê dịch khi đến với Kon Tum. Nhà rông này nằm ở đường Bắc Kạn, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum nên rất thuận tiện để du khách ghé thăm và check-in. Đặc biệt ngay gần nhà rông là cầu treo cùng tên dòng sông Đăkbla hiền hòa và ngôi làng Ba Na nổi tiếng nên du khách có thể kết hợp thăm quan.
Nhà rông Kon Klor rất nổi tiếng với cộng đồng xê dịch.
Nhà rông Kon Klor hiện tại là nhà rông mới được xây dựng trên nền của nhà rông cũ từng bị đốt vào năm 2010, sau nhà rông của làng Kon So Lăl thì Konklor chính là một trong những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên có diện tích lớn nhất.
Nhà rông Kon Klor hiện dài 17m2, rộng 6m và có chiều cao nóc là 22 m2. Công trình này được xây dựng theo kiểu nhà rông truyền thống rất đặc trưng với phần mái dài, cầu thang gỗ dạng nhà sàn với những hoa văn và họa tiết sắc sảo của đồng bào các dân tộc Ba Na.
Kon Klor mang kiến trúc và hoa văn đặc trưng cho văn hóa của người Ba Na.
Chất liệu làm nhà sàn cũng rất đặc trưng với tre, gỗ, lá tranh, nứa… Đặc biệt nhất phần trụ của nhà rông này được làm bằng gỗ xoay, loại gỗ rất quý. Là điểm đến hấp dẫn ở Kon Tum nên mỗi ngày, nhà rông Kon Klor vẫn đón rất nhiều lướt khách ghé thăm và check-in, đây là một trong những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên được check-in nhiều nhất hiện nay.
Đến Kon Tum đừng quên ghé thăm nhà rông độc đáo này.
Nhắc đến những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên thì chắc chắn Kon Jơ Dri là cái tên không thể bỏ qua. Nhiều tín đồ xê dịch cho biết nhà rông Kon Jơ Dri sở hữu kiến trúc độc đáo và khung cảnh rất thơ mộng, thế nhưng nơi đây lại không quá nổi tiếng nên nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội ghé thăm.
Nhà rông Kon Jơ Dri là nơi mang những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của nhà rông Tây Nguyên.
Nhà rông Kon Jơ Dri hay còn được gọi là Kon Jo Dri, Kon Jơ Ri nằm tại một buôn làng nhỏ của người Ba Na thuộc xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum. Nhà rông này được xây dựng từ năm 1977, ở thời điểm mới xây đây là nhà rông bề thế nhất vùng. Công trình có chiều cao 16m2 và rộng 12m2 . Phần mái lợp tranh dày đến 20cm, bên trong là những cột gỗ lớn chịu lực nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà.
Kiến trúc bên trong của nhà rông.
Phần sàn được làm từ ván gỗ và tre nứa đập dập, các tấm tre, gỗ không được khép kín và vẫn chừa những khoảng hở. Nhà rông Kon Jơ Dri là niềm tự hào của người dân trong làng không chỉ bởi đây là nơi hội họp, đón du khách thăm quan mà còn bởi vẻ đẹp nên thơ hiếm có, xung quanh nhà rông là những góc me trăm tuổi tỏa bóng mát, cảnh sắc rất êm đềm khiến bao người mê mẩn.
Khung cảnh thấm đẫm chất thơ và bình yên tại nhà rông Kon Jơ Ri.
Check -in những nhà rông đẹp ở Tây Nguyên sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đặc biệt. Vùng đất đại ngàn từ bao đời vẫn luôn gìn giữ được nét văn hóa độc đáo, những ngôi nhà rông kỳ vỹ và uy nghi, những tiếng cồng chiêng, điệu xoang vui vùng sơn cước sẽ níu bước chân và giúp bạn lưu giữ những ký ức hành trình thật đẹp.
Những địa danh không nên 'bỏ lỡ' khi đến phố núi Kon Tum
Là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum được ví như nàng tiên say giấc giữa đại ngàn, với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, huyền bí, cùng nhiều điểm tham quan mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc.
Nếu có dịp ghé đến Kon Tum, những địa điểm dưới đây sẽ mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho du khách.
Nhà thờ Chánh Tòa Kon Tum
Đây là công trình độc đáo được kết hợp giữa kiến trúc Châu Âu và kiến trúc nhà sàn đặc trưng của đồng bào Bana. Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay còn gọi là Nhà thờ Gỗ) nằm ở đường Nguyễn Huệ, Phường Thống Nhất, TP. Kon Tum; Nhà thờ được người Pháp xây dựng năm 1913 và hoàn thành năm 1918. Nhà thờ Gỗ mang đậm phong cách Roman phối với kiểu nhà sàn người Bana đặc trưng Tây Nguyên. Toàn bộ nhà thờ được làm bằng gỗ cà chít, xung quanh là những bức tường được làm từ đất trộn rơm, kết hợp tone màu nâu trầm khó trộn lẫn. Bất kể mùa nào trong năm, du khách cũng có thể ghé qua đây để chụp hình check-in và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo, cổ kính của nhà thờ gỗ.
Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ Gỗ hơn 100 tuổi ở phố núi Kon Tum
Nhà rông Kon K'lor
Đây được coi là nhà rông lớn nhất Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Nhà rông Kon Klor được xây dựng theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh, lá và có những họa tiết, hoa văn trang trí rất công phu. Các nghệ nhân và người dân làng Kon K'lor đã đồng lòng gìn giữ và bảo tồn những nét đặc trưng của mình trên nhà rông. Với mái nhà cao vút, nhà rông Kon K'lor sừng sững, vững chãi được coi là điểm tựa cho hồn làng, cũng là niềm tự hào của các nghệ nhân và người dân Ba Na. Ngôi nhà nằm gần bên sông Đắk Bla và cầu treo Kon K'lor.
Nhà Rông Kon K'lor biểu tượng của đồng bào Bana ở TP. Kon Tum
Cầu treo Kon Klor
Cách nhà Rông Kon K'lor vài chục mét, chiếc cầu treo dây văng to đẹp nhất Kon Tum và khu vực Tây Nguyên, nối liền 2 bờ của dòng sông Đăk Bla. Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m. Cầu treo Kon K'lor được xem là biểu tượng của Kon Tum và cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Cầu treo Kon K'lor nối đôi bờ sông Đăk Bla, là cây cầu treo dây văng lớn nhất, đẹp nhất ở Kon Tum
Công trình xanh Indochine Café
Lấy cảm hứng từ chiếc nơm cá úp ngược, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã thiết kế, xây dựng quán café đặc trưng, nổi tiếng và là top 5 công trình của năm 2014 do tạp chí kiến trúc ArchDaily (Mỹ) bình chọn và đề cử. Nằm bên dòng Đăk Bla, công trình xanh Indochine có hình chữ nhật được bao quanh bằng một hồ nước nhân tạo xanh mát, giữa lòng hồ là những gốc cây cổ thụ được bố trí theo một khoảng cách nhất định, ngoài cùng là những hàng hoa sứ thẳng tắp tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên, thông thoáng. Mái của công trình được hỗ trợ bởi 15 cụm tre hình nón ngược. Mái được lợp bởi những tấm sợi thủy tinh và lớp mái vọt tự nhiên phía dưới để chống nóng. Kết cấu độc đáo này cho phép nhận được những cơn gió mát thổi vào mùa hè, đồng thời chịu được bão lốc vào những mùa mưa.
Công trình xanh Indochine café được làm bằng chất liệu tre
Tòa giám mục Kon Tum
Tòa giám mục Kon Tum (hay còn gọi tên đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum) được xây dựng vào năm 1935, hoàn thành năm 1938. Tòa Giám mục là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Nằm khuất sau 2 hàng cây hoa đại (hoa sứ) và những hàng cây rợp bóng râm, Tòa giám mục mang dáng vẻ yên bình, tĩnh lặng như chính nhịp sống của người bản địa Kon Tum.
Nằm khuất sau hàng hoa sứ, Tòa giám mục Kon Tum mang dáng vẻ yên bình, tĩnh lặng
Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen
Cách trung tâm TP. Kon Tum hơn 50 km về hướng Đông, khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen nằm trên địa phận huyện Kon Plong. Với khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với nhiều suối đá, hồ thác cùng các cảnh quan hấp dẫn, nơi đây được ví như là "Đà Lạt 2" của Việt Nam.
Đến với Măng Đen, du khách sẽ có cơ hội khám phá vùng đất Ba hồ, Bảy thác... cùng với những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: tượng Đức Mẹ Sầu Bi - một công trình kiến trúc được xây dựng từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp; tham quan Chùa Khánh Lâm; tham quan những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hay khám phá, trải nghiệm tại làng du lịch cộng đồng Kon Bring và thưởng thức những món ăn dân dã, đặc sản nơi đây như gà nướng, cơm lam, thịt heo nướng... do chính bàn tay đồng bào dân tộc nơi đây làm.
Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen là địa điểm thu hút đông đảo khách tham quan, du lịch
Ngã ba Đông Dương
Cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào là địa điểm check-in thú vị mà nhiều du khách chinh phục khi đến Kon Tum
Ngã ba Đông Dương (hay còn gọi Cột mốc ba biên) cách trung tâm TP. Kon Tum khoảng 80km, thuộc địa phận xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi. Là điểm tiếp giáp ranh giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, là nơi "một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe thấy". Cột mốc ba biên được làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086m so mực nước biển, có hình trụ tam giác, mỗi mặt hướng về quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng. Ngã 3 Đông Dương trở thành điểm check-in thú vị mà nhiều du khách muốn chinh phục khi đặt chân đến Kon Tum.
Ngoài những địa danh ở trên, du khách có thể khám phá trải nghiệm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Di sản ASEAN, nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất trong số những Vườn quốc gia trên cả nước; hoặc chinh phục đỉnh Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei), trực tiếp ngắm nhìn Quốc bảo của Việt Nam - Sâm Ngọc Linh...
Giáo đường nửa thế kỷ có kiến trúc như nhà rông Tây Nguyên Nhà thờ Bđơr được thành lập năm 1962, là điểm sinh hoạt tâm linh của giáo dân người K'ho tại ấp Lộc An, huyện Bảo Lâm. Cuối tháng 3/2021, Dương Vũ Tân (bên phải), sinh năm 1992 có dịp hành hương tại 6 nhà thờ khác nhau khi đến tỉnh Lâm Đồng. Anh đến giáo xứ B'đơr ở huyện Bảo Lâm và ấn...