Gọi tên dòng chuột chơi game lưu danh sử sách
Logitech G1
Phiên bản có giá thành rẻ nhất cùng những tính năng hết sức cơ bản, Logitech G1 đem đến cho người dùng những trải nghiệm bước đầu về thế hệ phụ kiện đẳng cấp. Sản phẩm dùng cảm biến quang của dòng MX510 với độ phân giải 800 Dpi, tốc độ xử lý ảnh 5,8MPx/ giây.
Do được xếp vào phân khúc phụ kiện chơi game bình dân nên Logitech G1 không có nhiều điểm nhấn trong thiết kế, thân chuột làm đối xứng với lối trang trí đơn giản, không được hỗ trợ bởi nhiều phím bấm phụ. Thời gian đầu ra mắt, Logitech G1 chỉ dùng kết nối PS2, sau này mới được đổi sang cổng USB.
Kiểu dáng gần giống G1 nhưng so về tính năng kỹ thuật, Logitech G3 tỏ ra vượt trội hơn hẳn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi đối tượng người dùng mà nhà sản xuất hướng đến đã có sự chọn lọc hơn về đẳng cấp, nhu cầu chơi game.
Cảm biến trên chuột hỗ trợ độ phân giải tối đa tới 2000 Dpi, xuất hiện tùy chọn thay đổi Dpi tức thời nhờ sự trợ giúp của phím bấm phụ. Ngoài ra, tốc độ xử lý ảnh của Logitech G3 cũng cải thiện lên mức 6,4Mpx/ giây – khá cao so với mặt bằng chung của các dòng chuột chơi game trên thị trường lúc đó.
Một chi tiết khác, với model này, Logitech đã ứng dụng thành công thiết kế 2 hông chuột phủ vật liệu chống trơn trượt, mồ hôi tay, biến đó thành đặc điểm truyền thống của thế hệ G-series về sau này.
Hai phiên bản liên tiếp ra đời đủ cho thấy thành công của Logitech G5, mẫu chuột khi mới xuất hiện đã tạo ra sức hút mạnh mẽ trong làng phụ kiện thế giới bởi kiểu dáng mới lạ và tính năng lần đầu được biết đến. Tất nhiên, so về đẳng cấp thì Logitech G5 nằm ở vị thế cao hơn hẳn hai người tiền nhiệm mang “áo” số 1 và 3.
Video đang HOT
Bỏ hoàn toàn kiểu thân đối xứng, Logitech G5 chuyển qua phong cách Ergonomic – thể hiện qua những đường cong chạy dài hai hông, qua đấy tạo cảm giác ôm tay hơn cho người sử dụng (nhưng chỉ dùng cho tay phải). Bên cạnh đó, khả năng tăng giảm trọng lượng nhờ khay quả cân cũng khiến Logitech G5 càng thêm phần đặc sắc trong mắt gamer.
Về thông số kỹ thuật, thiết bị tuy vẫn giống Logitech G3, nhưng chỉ chừng đó cũng đủ để chàng ta làm mưa làm gió trên thị trường phụ kiện.
Ra mắt đồng thời cùng Logitech G5, đồng nghiệp Logitech G7 mặc dù chưa gặt hái thắng lợi lớn nhưng vẫn được xem như dòng chuột chơi game không dây có thiết kế ấn tượng thời điểm bấy giờ. Thiết bị mang dáng dấp Logitech G5 và phát triển dựa trên công nghệ truyền phát radio 2,4GHz.
Mắt đọc laser của Logitech G7 hỗ trợ Dpi tối đa 2000, khả năng xử lý ảnh 6,4MPx/ giây nhưng tần số đồng bộ với máy tính chỉ còn 500Hz (bằng một nửa Logitech G5), cộng với những nhược điểm của công nghệ không dây khi xét trong nhu cầu chơi game chuyên nghiệp. Logitech nhanh chóng nhận ra sản phẩm của mình thực sự khó đáp ứng đòi hỏi của người chơi.
Logitech G9
Thể hiện phong cách “design” khác hẳn Logitech G5, G7 và các sản phẩm trở về trước, Logitech G9 thổi một luồng gió mới vào gia đình G-series danh tiếng. Chú chuột ấn tượng về kiểu dáng nhưng cũng thật mạnh mẽ trong mỗi pha tác nghiệp cùng người chơi.
Cảm biến laser trên thiết bị đã hỗ trợ độ phân giải cao hơn thế hệ Logitech G5 (3200 Dpi), thân chuột ngoài khả năng tăng giảm trọng lượng nhờ khay quả cân còn có thể biến đổi về kích thước nhờ hai bộ vỏ đi kèm (phù hợp với hai kiểu tay to, nhỏ).
Song song đó, nút cuộn truyền thống đã được ứng dụng thêm công nghệ MicroGear nổi tiếng trên dòng MX Revolution. Với công nghệ này, gamer có thể tùy chỉnh cuộn theo hai chế độ, Free-spin và click-to-click. Trong đó, Free-spin đem đến khả năng cuộn siêu nhanh.
Logitech G500
Trùm cuối của nhà chuột G-series tính đến thời điểm này, Logitech G500 kế thừa và phát huy tất cả những truyền thống thiết kế tốt nhất từ bậc đàn anh.
Chuột có tổng cộng 10 nút bấm đa chức năng thiết kế báo theo thân chuột, hệ thống khay đựng quả cân, cụm phím cuộn ứng dụng công nghệ MicroGear như của Logitech G9 cùng lớp sơn thô chống bám mồ hôi lần đầu được Logitech sử dụng.
Đáng nể hơn, cảm biến trên Logitech G500 hỗ trợ mức phân giải tới 5700 Dpi, cao nhất trong làng phụ kiện từ trước tới giờ. Tất nhiên, với giá thành cũng cao nhất, Logitech G500 là niềm ao ước với hầu hết gamer.
Theo gamek
To4 phụ kiện "bom xịt" khiến gamer phát chán
Được quảng cáo và giới thiệu rầm rộ nhưng khi xuất hiện, không phải sản phẩm nào cũng mang đến màn trình diễn như mong đợi.
Razer Mamba
Mamba xuất hiện trong làng phụ kiện với danh hiệu chuột chơi game không dây đẳng cấp nhất, với giá thành cao ngất cũng như trang bị các công nghệ tiên tiến. Nhưng khi sản phẩm ra mắt, lỗi ngớ ngẩn ở cảm biến trục Z đã khiến Mamba bị game thủ xếp vào danh sách đồ nghề "nên tránh mua".
Điều đáng nói, lỗi cảm biến trục Z quá nhạy đã từng xuất hiện ở chuột Lachesis trước đó của Razer, chịu không ít phàn nàn của khách hàng nhưng dường như đại gia làng phụ kiện chẳng rút ra được bài học nào.
Đến khi Razer phải công khai nhận sai và chữa cháy bằng biện pháp tình thế là tặng miễn phí vòng dính bảo vệ quanh mắt cảm biến thì mọi chuyện đã đi quá xa, gamer mất hẳn cảm tình với siêu chuột không dây Mamba.
Asus Eee Stick
Eee Stick có thể xem như bản sao của chiếc tay cầm Nintendo Wiimote dùng trên PC. Với bộ đôi này, Asus hi vọng sẽ tạo ra xu hướng thưởng thức game mới cho người dùng máy tính, như cách nhà sản xuất Nhật Bản đang chiến thắng trên thị trường Console.
Tuy nhiên, bộ tay cầm cảm ứng chuyến động Eee Stick mãi mãi chỉ như quả bom xịt, bắt chước kém sáng tạo công thức thành công của Wiimote mà quên mất rằng, để có được thành tích ấy, Nintendo đã phải xây dựng kho game độc đáo, dành riêng cho đứa con cưng nhà mình.
Chính bởi vậy, cùng số lượng game tương thích lác đác như lá mùa thu, Eee Stick cũng dần chìm vào quên lãng. Sau đó không lâu, có tin Asus đã chính thức xóa bỏ hẳn dây chuyền sản xuất, đồng thời giải thể bộ phân chuyên trách.
Steelseries (Ideazone) Reaper
Thời gian đầu, SteelSeries tham gia thị trường phụ kiện chơi game với danh nghĩa một nhà sản xuất mousepad. Sau khi đã tạo dựng được uy tín trong cộng đồng người chơi, hãng mở rộng kinh doanh sang cả thị trường chuột máy tính.
Reaper và Reaper Edge được biết tới như 2 thiết kế đầu tiên của SteelSeries dưới thương hiệu Ideazone. Đáng tiếc, mặc dù tính năng không đến nỗi tồi, kiểu dáng vô cùng bắt mắt nhưng cả hai phiên bản này đều chẳng được lòng game thủ.
Cũng từ đấy, nhà sản xuất Đan Mạch đã thay đổi lại triết lý kinh doanh, hướng vào tính hiệu quả hơn mẫu mã bề ngoài. Ngay sau đó, các dòng sản phẩm XAI, Kinzu, Ikari... đều đã gặt hái nhiều kết quả ấn tượng.
Razer Armadillo
Thực sự, thiết bị giữ dây chuột Armadillo không phải sản phẩm được Razer quá chú trọng. Thế nhưng việc một món đồ trị giá 25USD (khoảng 450 ngàn VNĐ) mà tác dụng lại chẳng hơn chiếc chặn giấy là bao cũng rất đáng bị gamer "quăng gạch".
Thiết kế của Armadillo chưa có gì nổi bật, giá thành quá mắc và hơn hết là hiệu quả sử dụng trên thực tế thua xa các đối thủ khác cùng phân khúc như Mouse BungeeV2, Evo Bungee... Bởi thế, phần lớn người dùng sau khi trót móc ví rinh về thiết bị đều có chung tâm trạng thất vọng tràn trề.
Theo gamek
Sở thích xài phụ kiện "khác người" của game thủ nữ Ưu tiên yếu tố thời trang, nữ tính Nếu cánh mày râu thường hướng đến tiêu chí lựa chọn thiết bị chơi game đẳng cấp, đặt hiệu năng sử dụng lên trên hết... thì câu chuyện lại khác một trời một mực với các nữ gamer ngày nay. Đối với phe tóc dài mê chiến game, mẫu mã sản phẩm dường như quyết...