Gỏi nhệch – món gỏi cầu kỳ bậc nhất, thu hút vô số thực khách thưởng thức
Là một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Nga Sơn, món gỏi nhệch cầu kỳ bậc nhất đã thu hút vô số thực khách đến Thanh Hóa để được thưởng thức.
Bên cạnh sự giàu dinh dưỡng và có cách chế biến cầu kỳ, món gỏi nhệch còn thu hút rất nhiều thực khách bởi hương vị độc đáo, đậm đà và ngon lành. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về món gỏi nhệch đặc biệt này nhé!
1 Gỏi nhệch là gì?
Gỏi cá nhệch được làm từ loại cá nhệch bắt ở vùng cửa biển
Cá nhệch là loài cá sống ở cả vùng nước mặn, ngọt, lợ như tại các đầm phá ven biển. Cá có thân dài tầm 70 – 100cm, trơn trượt như lươn, thường rất khỏe, hung dữ và chỉ đánh bắt được khi đi ra cửa biển hay dùng các chiếc xiên răng chắc khỏe để đâm xuyên, do thế giá của loài cá này thường không rẻ, dao động ở khoảng 500.000 – 600.000 đồng/kg.
Khi làm gỏi, đầu tiên người ta sẽ dùng muối, tro, cát, lá tre,… để làm sạch lớp nhớt của da cá. Sau đó khi lọc thịt cá nhệch, ta cần phải làm thật nhanh, tỉ mỉ, sao cho thịt cá không nát và xương dăm không đâm vào thịt. Tiếp theo lúc thái thịt ra, gỏi cá sẽ được bóp với chanh tươi, vắt ráo nước, trộn đều rồi bóp thêm với thính gạo nếp rang vàng.
Gỏi cá nhệch Tràng Cát là một trong 5 món đặc sản gỏi nổi tiếng nhất nước ta
Ngày nay, gỏi cá nhệch đã trở thành đặc sản của nhiều tỉnh vùng ven vịnh Bắc Bộ Việt Nam như Thái Thụy (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hóa),… Đặc biệt hơn, gỏi cá nhệch Tràng Cát (Hải Phòng) còn được Vietkings – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong 5 món đặc sản gỏi nổi tiếng nhất nước Việt.
2 Các loại rau sống ăn kèm gỏi nhệch
Video đang HOT
Gỏi cá nhệch được ăn chung với nhiều loại rau sống đặc biệt
Để làm nổi bật hương vị của gỏi cá nhệch, người ta thường sẽ ăn gỏi cùng với các loại lá như lá lộc vừng, lá ổi, lá mơ, mùi tàu, húng quế, đinh lăng, bạc hà, cúc tần, rau má, chuối xanh,… Ngoài ra, việc chọn lá ăn kèm cũng tùy vào sở thích cá nhân và khu vực ở, chẳng hạn như một số vùng còn cho ớt, gừng, hành khô, khế chua vào gỏi để ăn cùng.
Gỏi cá nhệch được ăn cùng với lá sung gói thành phễu
Đặc biệt, để làm nên hương vị đặc trưng của món gỏi cá nhệch thì cần phải kể đến chẻo – một loại nước chấm “thần thánh” và được chế biến từ xương cá nhệch. Khi ăn, gỏi nhệch sẽ được đặt trực tiếp lên miếng lá sung, gói thành phễu rồi chấm với chẻo dạng xay hay giã nhỏ, cuối cùng là bóp với mẻ rồi mới nấu lên.
Khi ăn gỏi cá nhệch, mới đầu bạn sẽ thấy hơi là lạ, nhưng ngay sau đó là cảm nhận được sự hòa quyện giữa các hương vị khác nhau: nào là vị dai giòn, ngọt bùi của cá nhệch, nào là vị ngậy béo của chẻo, rồi nào là vị thơm lừng, cay nồng của gừng, sả, ớt cùng các loại lá khác,… khiến bạn chỉ cần ăn một lần là sẽ chẳng thể nào quên.
Vậy là Bách hóa XANH đã giới thiệu xong cho bạn về món gỏi nhệch cầu kỳ bậc nhất rồi đó! Còn chần chờ gì mà không rủ đám bạn của mình đi thưởng thức ngay món ăn dân dã nhưng vô cùng đậm đà, ngon lành và đầy hấp dẫn này đi nào!
Người Thanh Hóa tự hào có món gỏi nhệch - đặc sản phải thử với dân sành ăn
Gỏi cá nhệch hội tụ hết tinh túy ẩm thực của người dân Nga Sơn, Thanh Hóa.
Gỏi nhệch hay còn gọi là gỏi cá nhệch là một món ăn ngon có nguồn gốc ở Nga Sơn, Thanh Hóa và nay đã trở thành món đặc sản trứ danh mà ai về xứ Thanh cũng nên thử một lần, bên cạnh các món vốn được nhiều người biết đến như nem chua, chả tôm,...
Gỏi nhệch - món ngon trứ danh của người Nga Sơn, Thanh Hóa. (Ảnh: Hương vị xứ Thanh)
Cá nhệch - một loại cá da trơn có vị rất ngọt và gây nghiện. Loài cá này rất khỏe và khó bắt, càng làm cho món gỏi này trở nên đáng quý. Không chỉ ở công đoạn đánh bắt, khâu chế biến loài cá này còn kỳ công hơn nữa.
Người đầu bếp phải dùng tro hoặc nước vôi loãng mới rửa được nhớt bên ngoài lớp da trơn. Sau đó, họ cẩn thận dùng khăn ấm để lột da rồi mới đến công đoạn làm sạch ruột, rút xương và thái gỏi.
Cá nhệch (Ảnh minh họa)
Cá sau khi làm sạch sẽ được bóp với chanh hoặc hỗn hợp gừng - sả xay nhuyễn để giữ được độ tươi ngon. Trước đây, thính được xay từ gạo rang vàng sẽ được trộn trực tiếp với cá nhưng hiện tại, thính được để riêng, người ăn có thể thêm tùy theo sở thích lúc cuốn gỏi.
Cá được thái lát mỏng, có thể trộn với thính hoặc không. (Ảnh minh họa)
Cá sau khi bóp chanh, gừng, sả sẽ được trộn với các loại gia vị rồi chovào vải xô sạch gói lại, ép cho thật kiệt nước, sao cho miếng thịt được thấm gia vị cả trong lẫn ngoài, thật săn và dẻo dai.
Phần xương cá được đem đi giã nhuyễn, sau đó trộn với thịt ba chỉ, mẻ chua, trứng gà cùng các loại gia vị khác để nấu. Phần nước này được gọi là chẻo, được dùng trong lúc ăn gỏi.
Chẻo có mùi rất thơm, ăn vào sẽ thấy vị bùi béo. (Ảnh minh họa)
Gỏi nhệch thường được ăn kèm với nhiều loại rau như lá sung, đinh lăng, cúc tần, lá mơ, rau húng, tía tô, rau ngổ. Khi ăn, người Thanh Hóa sẽ quấn lá sung thành hình phễu, sau đó cho gỏi và các loại rau khác vào bên trong, rưới thêm một ít chẻo và cuộn lại. Tùy theo sở thích, bạn có thể ăn kèm với ớt tươi, riềng, sả hay mắm tôm.
Một cuốn gỏi đầy đủ trông vô cùng hấp dẫn. (Ảnh: Gỏi cá Nga Sơn)
Một cuốn to vừa đủ miệng ăn sẽ mang lại cảm giác bùng nổ vị giác từ đầu lưỡi đến khoang miệng. Vị ngọt thanh của cá, vị bùi béo của chẻo và vị cay tê tê của riềng, sả sẽ khiến bạn muốn cuốn nữa, cuốn mãi cho đến khi no căng bụng.
Món ăn này sẽ làm bạn chỉ muốn ăn nữa, ăn mãi. (Ảnh minh họa)
Top 5 đặc sản Thanh Hóa nức tiếng gần xa Chỉ với những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi, 5 đặc sản Thanh Hóa nem chua, chả tôm, bánh răng bừa, dừa, gỏi cá nhệch... chắc chắn sẽ khiến bạn ấn tượng không thể nào quên khi có cơ hội thưởng thức. Nhắc đến Thanh Hóa, người ta không chỉ nhớ đến biển Sầm Sơn, cầu Hàm Rồng... mà còn là cái nôi...