Gỏi măng đầu mùa
Mấy hôm rồi, trời mưa giông. Mẹ điện thoại bảo măng mọc nhiều lắm. Có về làm món gỏi măng. Lời nhắn của mẹ làm lòng tôi xôn xao, ký ức những ngày thơ bé bỗng ùa về…
Quê tôi nằm bên một dòng sông. Để “giữ đất giữ làng” trong mùa mưa lũ, người quê tôi đời nối tiếp đời trồng tre. Đất soi ven sông của nhà ai thì nhà ấy tự trồng. Mùa hạ về bóng tre mát rượi. Khi trời bắt đầu chuyển sang thu, mưa giông, đất ẩm, ở những bụi tre bật lên những búp măng to đầy sức sống. Người làng tôi, sớm chiều kéo nhau ra soi bãi, dùng rựa chặt những cành gai lòa xòa trong bụi để cắt lấy măng. Măng tre có nhiều loại, nhưng ngon nhất vẫn là măng tre gai.
Mùa măng mọc, nhà nhà cắt măng đem ra chợ bán để kiếm tiền mua mắm, muối, thịt cá. Đó cũng là mùa trong mâm cơm của mỗi nếp nhà đều có những món thức ăn được chế biến từ măng. Nào là gà kho măng, cá lóc nấu canh chua măng, mắm bỏ măng và cả măng kho thịt ba rọi. Măng đem kho với thịt gà thì cắt thành miếng dày, đem nấu canh cá lóc thì xắt thành lát mỏng. Để bớt vị hăng nồng, khi cắt măng xong đem luộc sơ rồi mới chế biến. Mỗi món đều có mùi vị riêng, nhưng đều cho người thưởng thức có cảm giác ngọt, mềm, ăn an toàn.
Mùa măng mọc trong mâm cơm của mỗi nếp nhà ngày đó đều có những món ăn được chế biến từ măng. Ảnh: ÁNH NGUYỆT
Riêng món gỏi măng thì chế biến rất cầu kỳ. Mẹ tôi thường chọn hơn nửa phần ngọn của mụt măng trắng muốt để đem xắt mỏng rồi luộc, rửa qua vài lần nước lạnh để bớt mùi hăng, rồi vắt lại cho khô ráo. Sau đó, mẹ ra vườn nhà hái ít rau quế, trụng nước sôi thêm nắm bún khô, rang đậu phụng giã nhuyễn. Khi làm xong tất cả công đoạn, mẹ bắt chảo khử dầu phụng với củ nén, bỏ thêm tí gia vị. Sau khi hoàn tất công đoạn nước gia vị, mẹ trộn đều măng, bún, rưới lên nước gia vị rồi đưa vào đĩa, rải lá thơm, đậu phụng, thế là đã có món gỏi măng.
Món gỏi măng của một thời nghèo khó, chẳng có thịt, tôm như bây giờ, nhưng vị ngọt giòn của măng, vị hơi mặn ngọt của muối, dầu, đường, tiêu hoà lẫn trong tiếng giòn tan của bánh tráng mỗi khi đưa vào miệng, hấp dẫn vô cùng. Anh em tôi cứ xúc gỏi măng cho vào chén rồi bẻ bánh tráng ăn kèm. Còn ba tôi thi thoảng có khách đến chơi, “gầy” bữa nhậu cũng có đĩa gỏi măng kèm với các món để mọi người hít hà đưa cay.
Rồi tôi xa quê, thi thoảng đến những nhà hàng cũng được thưởng thức món gỏi măng. Món gỏi bây giờ có nhiều tôm, nhiều thịt chứ đâu như xưa, nhưng sao trong tôi vẫn thích món gỏi măng ở quê gắn liền với tuổi thơ thuở trước. Chia sẻ với người bạn thân, bạn tôi bảo: “Măng kết tinh từ lòng đất, đậu phụng, rau húng quế hay những món nguyên liệu chế biến món gỏi măng đều được trồng từ đất quê nhà, nên ăn món gỏi măng là cả một trời thương nhớ; bắt đầu từ bàn tay mẹ, mồ hôi của cha, cả tiếng cười tiếng nói của anh em thì sao mà không ngon cho được!”
Video đang HOT
Là măng thôi nhưng chế biến theo cách này lại thơm ngon khó cưỡng, càng ăn càng mê
Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu sẽ khiến món ăn thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Nguyên liệu:
- Măng ống: 500 g.
-Thịt lợnxay: 150 g.
- Nấm hương: 5 cái.
- Mộc nhĩ: 2 tai.
- Hành, mùi tầu, hạt tiêu, hạt nêm, gia vị.
Cách làm:
Bước 1: Măng rửa sạch, luộc qua vài lần nước cho bớt hăng và chất độc.
Bước 2: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ. Hành, mùi tầu rửa sạch thái nhỏ. Thịt lượn chọn miếng có cả mỡ lẫn nạc. Đem băm hoặc xay nhuyễn. Ướp vào thịt 1/2 thìa nhỏ tiêu, 1/2 thìa nhỏ hạt nêm, 1/2 thìa nhỏ nước mắm.
Bước 3: Cho thịt đã xay vào bát cùng nấm hương, mộc nhĩ, hành hoa rồi trộn đều tất cả với nhau.
Bước 4: Dùng thìa khoét cho miệng măng sâu hơn, xúc từng thìa thịt nhồi vào trong ruột của từng chiếc măng, lấy thìa ấn chặt cho đầy miệng.
Bước 5: Cho 1 bát con nước vào nồi đun sôi, cho 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa nhỏ hạt nêm, 1/2 thìa nhỏ gia vị vào, tiếp theo cho măng vào đun sôi, hạ lửa vừa. Thỉnh thoảng trở mặt cho miếng măng thấm đều gia vị. Om đến khi còn khoảng 1/3 bát con nước, cho bột ngọt, hành và mùi tầu thái nhỏ vào. Cho ra đĩa để cho nguội bớt rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Cách khử độc của măng
- Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.
- Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng đã được loại bỏ, lúc đó mới đem chế biến món ăn.
- Bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.
- Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi, cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch, măng sẽ không còn vị đắng và có thể đem chế biến món ăn.
Món măng "ngon, sạch, lạ" ở Tây Sơn Đó là măng ngô (còn gọi là măng tre ngô rừng) hiện là sản phẩm "ngon, sạch, lạ" của lão nông Trần Thái (ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn), đã được tiêu thụ phổ biến trên địa bàn huyện. Lão nông Trần Thái giới thiệu sản phẩm măng ngô. Ảnh: Đ.M.T Ông Thái kể, trong một lần đi kiểm...