Gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân: Đang tập hợp danh sách
Theo phản ánh của nhiều công nhân và một số công đoàn cơ sở, gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân đến nay mới đang ở khâu lập danh sách.
Khó khăn nhất lại là khâu xác nhận từ phía chủ nhà trọ.
Một khu nhà trọ của công nhân làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: HQ
Theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ban hành ngày 28/3, người lao động (NLĐ) làm việc trong doanh nghiệp (DN) tại khu công nghiệp – khu chế xuất (KCN-KCX) hoặc khu vực kinh tế trọng điểm, thuê trọ trong thời gian từ ngày 1/2 đến 30/6, có hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên (giao kết và thực hiện trước ngày 1/4), đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà, thì được hưởng mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. NLĐ mới quay lại thị trường lao động được hỗ trợ mức 1 triệu đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng.
Tuy nhiên, sau hơn một tháng từ hồi công bố quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà, đến thời điểm này, đa số mới đang ở công đoạn tập hợp danh sách, cá biệt có người lao động chưa nắm được thông tin về gói hỗ trợ này.
Chị Lê Thu Trang, công nhân KCN Quế Võ, Bắc Ninh cho biết: Tôi vừa nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ tiền thuê nhà. Với mức lương cơ bản 4,5 triệu đồng và làm thêm thì được khoảng 6-7 triệu đồng, nếu có tiền hỗ trợ nhà thì giảm bớt khó khăn khăn. Việc xác nhận của chủ nhà gặp khó vì họ không ở tại địa bàn. Chúng tôi phải cử đại diện nhóm công nhân đến chủ nhà ở thành phố Bắc Ninh để xin xác nhận.
Trong khi đó, anh Đoàn Trung Tuấn (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng chưa nắm được cụ thể thủ tục về chính sách này do chưa được phổ biến. “Hiện công ty đang khó khăn, nợ lương và nợ cả BHXH nên không rõ trường hợp như vậy sẽ được giải quyết như thế nào? Tiền thuê nhà khu vực này khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu mỗi tháng nên được hỗ trợ là khoản không nhỏ”, anh Tuấn chia sẻ.
Còn ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Khu công nghiệp Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, theo thống kê sơ bộ, công ty có khoảng 600 người đang thuê trọ. Hiện công ty cũng đang để người lao động đăng ký và lập danh sách hỗ trợ. Tuy nhiên, theo phản ánh từ công nhân, họ gặp khó khi chủ nhà ký xác nhận bởi họ lo ngại lộ thông tin và truy thu thuế nếu có. Thêm vào đó, nhiều chủ nhà trọ không ở tại nơi đó mà uỷ quyền cho người thân trông coi. Những người này không xác nhận thuê trọ cho công nhân. Còn việc xác nhận từ phía BHXH theo quy trình thì hiện tại không gặp khó khăn do đơn vị thực hiện đầy đủ chính sách BHXH.
Video đang HOT
Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Chúng tôi cũng nhận được phản ánh việc triển khai chính sách này tại các địa phương còn chậm do có vướng mắc về xác nhận từ phía chủ nhà trọ. Do đó, thời gian tới, theo chức năng, công đoàn sẽ tổ chức đoàn giám sát việc thực hiện để có kiến nghị gỡ khó khăn.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà. Điều đáng nói, Hà Nội rút gọn thủ tục nhận hỗ trợ thông qua việc uỷ quyền cho các quận, huyện, thị xã xét duyệt, chi trả hỗ trợ tiền trọ ba tháng cho lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và quay lại thị trường. Theo quyết định, thành phố ủy quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ đối với các chính sách hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp; hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động. Với việc ủy quyền, thời gian giải quyết từ khi doanh nghiệp nhận đơn đề nghị đến khi tiền hỗ trợ về tới lao động khoảng 11-13 ngày. Sau khi được UBND quận, huyện xét duyệt, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp chi trả tiền cho doanh nghiệp trong 2 ngày.
Theo quy định của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố là cấp cuối cùng duyệt hồ sơ và cấp kinh phí hỗ trợ về doanh nghiệp. Người lao động ở Hà Nội làm đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu nộp lên công ty. Doanh nghiệp lập danh sách, công khai tại nơi làm việc trong 3 ngày rồi gửi tới cơ quan Bảo hiểm xã hội để xác nhận lao động đang đóng bảo hiểm. Hồ sơ sau đó tiếp tục gửi về UBND cấp huyện thẩm định. Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến tới cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đặt trụ sở đề nghị xác nhận. Thời gian cấp huyện tiếp nhận hồ sơ chậm nhất hết ngày 15/8.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, sau khi có quyết định của thành phố, các phòng LĐTBXH phải trực tiếp đến thông tin đến doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp lập danh sách người lao động đủ điều kiện để nhận hỗ trợ.
“Việc UBND TP.Hà Nội uỷ quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ sẽ rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ. Theo quy trình phải mất đến 7 ngày nhưng nay rút gọn 4 ngày và sớm nhất sẽ triển khai hỗ trợ tiền thuê trọ trong tuần tới”, ông Khánh cho biết.
Kinh tế TP Hồ Chí Minh trở lại quỹ đạo tăng trưởng - Bài 2: Tạo bước đi vững chắc
Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2021 và quý I/2022 đã góp phần tạo nên những nền tảng vững chắc, niềm tin cho quá trình khôi phục và phát triển kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh, một đầu tàu kinh tế của cả nước.
Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất vào Khu chế xuất Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Phát huy nội lực
Tình hình phục hồi và phát triển kinh tế thành phố trong 4 tháng đầu năm có nhiều bước khởi sắc khá toàn diện với nhiều tín hiệu tốt. Việc phòng chống, kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, tạo đà tâm lý và tin tưởng của người dân, doanh nghiệp. Tình hình phục hồi và phát triển kinh tế Thành phố có bước khởi sắc với nhiều điểm sáng.
Hầu hết các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã trở lại hoạt động, bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, số doanh nghiệp trở lại hoạt động đạt tỷ lệ cao, trên 90%. Người lao động tiếp tục trở lại Tp. Hồ Chí Minh làm việc sau Tết; trong đó, các doanh nghiệp lớn đón gần 100% công nhân trở lại làm việc.
Đánh giá điều này, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, nội lực kinh tế TP. Hồ Chí Minh khá vững và còn nhiều dư địa để thúc đẩy phát triển. Thời điểm này, Tp. Hồ Chí Minh đang tập trung, quyết liệt thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh bằng việc cụ thể hóa Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 với 2 giai đoạn.
Theo Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã trình HĐND thành phố thông qua 32 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10 ha (tổng diện tích dự án hơn 1.840 ha); quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách với tổng mức đầu tư hơn 12.950 tỷ đồng. Tp. Hồ Chí Minh cũng xây dựng, trình đề án tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030.
Theo đó, năm 2022 tỷ lệ ngân sách để lại cho Tp. Hồ Chí Minh được điều chỉnh từ 18% lên 21%, tăng 3% so với năm 2021. Như vậy, sau nhiều năm tỷ lệ điều tiết liên tục giảm dần thì đây là thời kỳ ổn định ngân sách đầu tiên tỷ lệ điều tiết cho Tp.Hồ Chí Minh tăng 3%. Việc này giúp tăng thêm nguồn lực chi đầu tư phát triển năm 2022, góp phần giảm bớt áp lực cho Tp. Hồ Chí Minh trong cân đối ngân sách, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường.
Thành phố xác định năm 2022 tập trung phục hồi kinh tế, tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo; trong đó, đặt doanh nghiệp là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế. Với những tín hiệu chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua, tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động sản xuất trở lại sau thời gian gián đoạn do dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp và nhà bán lẻ trên địa bàn Thành phố đã có kế hoạch phối hợp nhà sản xuất, nhà cung cấp tăng cường lượng hàng thiết yếu để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đi vào ổn định sản xuất, nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, may mặc, hóa phẩm, thực phẩm công nghệ... kích cầu tiêu dùng.
Hoạch định kế hoạch dài hơi
Cơ sở hạ tầng cảng biển góp phần cho việc phát triển dịch vụ Logistics của Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: Xuân Khu/TTXVN
Để tạo dựng các bước đi vững chắc sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Tp.Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng và ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 -2025 nhằm đưa ra giải pháp cấp bách và trọng tâm khôi phục đứt gãy; vực dậy nền kinh tế, khôi phục hoạt động văn hoá - xã hội với 2 giai đoạn.
Theo đó, giai đoạn phục hồi năm 2022, khắc phục các hệ lụy, khôi phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; giúp những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội và các hoạt động văn hóa - xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
Giai đoạn phát triển năm 2023 - 2025, Tp. Hồ Chí Minh xác định tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Thành phố tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh như trung tâm kinh tế, tài chính; trung tâm thương mại - mua sắm; trung tâm dịch vụ Logistics; du lịch; trung tâm về đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục; trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Trong giai đoạn này, Tp. Hồ Chí Minh tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp huy động hiệu quả mọi nguồn lực trên cơ sở tiếp tục chủ động đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp ủy quyền, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tính toán khoa học, khơi thông nguồn lực phát triển.
Các nguồn lực từ vốn đầu tư công được tập trung khai thác. Nhiều đề án được ưu tiên triển khai thực hiện; trong đó có chính sách phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp có giá trị gia tăng, thay đổi công nghệ theo hướng thâm dụng lao động kỹ năng và áp dụng quản trị tiên tiến; tập trung phát triển đi vào chiều sâu của các phân ngành công nghiệp ưu tiên thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
Theo ông Phan Văn Mãi, khi xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế thành phố giai đoạn 2022-2025, Thành phố đã đề ra mục tiêu và quyết sách: Thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng gắn tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng cạnh tranh, tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa- dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đồng thời, biến thách thức thành cơ hội để phát triển nhanh nền kinh tế số; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị; tạo sự đột phá trong việc xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển; giữ vững và phát huy vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước.
Ba hình thức nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn số 1244/LĐTBXH-VL về việc thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo các hình thức...