Gói hỗ trợ kinh tế lần 2: Cần lưu ý tính khả thi
Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu, xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp chính sách mạnh mẽ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2020 và năm 2021.
Nhiều đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa tiếp cận được với gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Internet.
Đánh giá về gói hỗ trợ lần 1 và dự kiến gói hỗ trợ kinh tế lần 2, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, các chủ trương, chính sách ứng phó với đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ đưa ra đến nay là tương đối toàn diện, có mục đích cụ thể, kịp thời và đúng đối tượng.
Tuy nhiên, một số chủ trương, chính sách đến nay đã hết hạn hoặc phát huy tác dụng chưa cao do chậm thể chế hóa, chưa được tổ chức triển khai kịp thời, quyết liệt.
Đó là, điều kiện, thủ tục khá phức tạp, đối tượng thụ hưởng chậm nhận được các hỗ trợ làm cho tình hình thêm khó khăn, khi dịch bùng phát trở lại, làm hạn chế hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về vốn, lãi suất, gia hạn nộp thuế…
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, hiện nay, Bộ KH&ĐT đang phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá đầy đủ tình hình triển khai các chính sách đã ban hành; thống kê, đánh giá tình hình doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh một cách sâu rộng, toàn diện.
Trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp chính sách mạnh mẽ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2020 và 2021.
Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện những giải pháp có hiệu quả cao, thiết thực đã triển khai vừa qua; đồng thời nghiên cứu sửa đổi một số điều kiện chưa sát với thực tế, hạn chế việc tiếp cận chính sách của một số đối tượng mục tiêu.
Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp bổ sung với quy mô, phạm vi và liều lượng đủ mạnh, đảm bảo tính khả thi để duy trì tăng trưởng và phục hồi được ngay sau khi dịch được kiểm soát.
Video đang HOT
Về nguyên tắc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các chính sách, giải pháp trong thời gian tới phải xác định trúng vấn đề, đúng đối tượng, bảo đảm tính khả thi và có thể triển khai thực hiện nhanh chóng.
Khi xây dựng chính sách phải tính đến độ trễ trong xây dựng, ban hành chính sách ở Việt Nam và độ trễ trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Đặc biệt, cần phải có sự đồng thuận, thống nhất cao về chủ trương, quan điểm, phương pháp tiếp cận, cách thức thực hiện để trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả.
“Đây chính là bài học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai các chính sách trong giai đoạn đầu khi chính sách ra đời nhưng không thực thi được hoặc thực thi kém hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Ngoài ra, cần áp dụng chính sách theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các loại hình, quy mô doanh nghiệp, tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình cũng như trách nhiệm đối với nhà nước của các doanh nghiệp.
Liên quan đến gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng ban hành theo Nghị quyết 42, tính đến thời điểm 13/7/2020 gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội mới giải ngân khoảng 11,5 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 18,2% thấp hơn rất nhiều so với dự kiến, qua đó hỗ trợ trực tiếp cho 11 triệu người và khoảng 0,19% số hộ kinh doanh.
Về gói hỗ trợ lần 2, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, Chính phủ cần có gói hỗ trợ tiếp theo thông qua các chính sách phù hợp, có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn đáp ứng 4 mục tiêu.
Cụ thể là: Đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh trong giai đoạn hậu Covid-19; hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể doanh nghiệp, tạo điều kiện để khu vực doanh nghiệp phục hồi nhanh khi tác động của dịch Covid-19 suy giảm và chấm dứt; thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới sau đại dịch; kích thích tiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong tháng 9 vừa qua, cơ quan Tổng cục Thống kê cũng đã tiến hành cuộc điều tra lần thứ 2 về tác động của dịch Covid-19 lần thứ 2 tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hiến kế để TPHCM khôi phục kinh tế hậu Covid-19
Các doanh nghiệp đề xuất với lãnh đạo TPHCM nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp thúc đẩy kinh tế TPHCM nhanh chóng hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%. Ảnh: N.H
Sáng 3-10, UBND TPHCM tổ chức buổi toạ đàm "Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dich Covid-19 hiện nay".
76% doanh nghiệp chưa tiếp cận các gói hỗ trợ
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM phác thảo bức tranh chung của doanh nghiệp TPHCM gồm 4 nhóm.
Nhóm 1 là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi, chủ yếu nằm ở tài chính, ngân hàng, lương thực thực phẩm, chế biến, thiết bị máy móc, phòng chống dịch, đồ gỗ, công nghệ thong tin, hạ tầng kỹ thuật... Số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm này chiếm khoảng 10-15%.
Nhóm 2 là những doanh nghiệp đang duy trì hoạt động, chờ cơ hội phục hồi chiếm chừng 20%.
Nhóm 3 là những doanh nghiệp năng lực sản xuất cạn kiệt, suy yếu về tài chính, nhân lực, thị trường bị thu hẹp quy mô, cung ứng đứt gãy, thu hẹp thị trường... Nhóm doanh nghiệp này đang thua lỗ, ngừng hoạt động chủ yếu nằm trong ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, bất động sản... chiếm tới 40-50%.
Nhóm 4 là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không đủ năng lực phải ngừng sản xuất, chấm dứt hoạt động chiếm 20%.
Cụ thể trong lĩnh vực dệt may, đại diện Hội May thêu đan TPHCM cho hay, trong quý 4, doanh nghiệp dệt may mới chỉ có khoảng 50% đơn hàng. Trong khi đó giá gia công đang giảm trung bình 10%, có những đơn hàng giảm tới 15%. Từ nay tới cuối năm, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải cho nghỉ 20-50% doanh nghiệp.
Về việc tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Dũng cho biết có tới 76% doanh nghiệp được hỏi chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của nhà nước. Chỉ có 10% doanh nghiệp đã được ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay...; 5% doanh nghiệp tiếp cận hỗ trợ về tạm ngừng đóng hưu trí và chưa có doanh nghiệp nào được vay gói lãi suất 0%.
Cũng theo ông Dũng, hầu hết doanh nghiệp không tiếp cận được gói vay hỗ trợ để trả lương lao động vì doanh nghiệp lo thủ tục để vay được gói này còn khó hơn vay bình thường. Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng quen, còn khách hàng mới rất ít.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ vốn, giảm thuế...
Kiến nghị để phục hồi, thúc đẩy kinh tế TPHCM, các doanh nghiệp đều cho rằng cần có chính sách đẩy mạnh kích cầu du lịch, mua sắm tiêu dùng. Bên cạnh đó, NHNN cần cải thiện các điều kiện cho vay, có thể cho doanh nghiệp vay bằng cách thẩm định các nguồn thu dòng tiền, phương án kinh doanh, tín chấp...
Ngoài ra, ông Chu Tiến Dũng cho rằng, thành phố cần hỗ trợ triển khai chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp.
"TPHCM cần thực sự đồng hành doanh nghiệp lâu dài để phục hồi sản xuất, đề xuất ngân hàng mở rộng các điều kiện, giảm lãi suất cho vay, doanh nghiệp được vay nhiều hơn, lãi suất thấp hơn, điều kiện thuận lợi hơn. Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước cần hạn chế kiểm tra, thanh tra trong đợt dịch này để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh", ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng nêu ý kiến, bên cạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ, cần tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến các quy định về tiền sử dụng đất để giải tỏa ách tắc cho các dự án trên địa bàn, đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà
Hội May thêu đan TPHCM cũng đề xuất giảm thuế 30% cho tất cả doanh nghiệp, giảm thuế GTGT xuống 5% và cho phép doanh nghiệp khấu trừ lỗ 2020 vào phần quyết toán 20% của năm 2019.
Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho hay, lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%. Tính đến ngày 30/9, trên 27.000 doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 140.000 tỷ đồng và làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố hơn 21.000 tỷ đồng
Trước tình hình đó, TPHCM đã thành lập Hội đồng phát triển kinh tế ngành, gồm lãnh đạo sở, ngành, các chuyên gia và cả hiệp hội, doanh nghiệp tham gia. Từ đó sẽ tập hợp được nhiều ý kiến, đề xuất giá trị, thiết thực hơn, có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế TPHCM.
Theo ông Phong, việc phục hồi kinh tế thành phố phải bắt đầu từ phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bởi chính doanh nghiệp là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, tạo việc làm. Đây cũng chính là bộ phận góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công.
Kiến nghị mở rộng đối tượng được vay gói 62.000 tỷ đồng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Tờ trình gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó kiến nghị mở rộng...