Gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng được kéo dài tới 31/1/2021
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền tối đa 16.000 tỷ đồng. Thời hạn giải ngân tái cấp vốn từ ngày ký khế ước nhận nợ đầu tiên đến hết ngày 31/1/2021.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2020/TT-NHNN ngày 07 tháng 5 năm 2020 quy định về tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo Thông tư, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc đối với người lao động theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg (sau đây gọi là tái cấp vốn) với tổng số tiền tái cấp vốn tối đa là 16.000 tỷ đồng (mười sáu nghìn tỷ đồng).
Thời hạn vay gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng được kéo dài tới 31/1/2021.
Thời hạn giải ngân tái cấp vốn từ ngày ký khế ước nhận nợ đầu tiên đến hết ngày 31/1/2021.
Thông tư quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhận được bản chính Quyết định tái cấp vốn quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ký Hợp đồng nguyên tắc về tái cấp vốn với các nội dung cơ bản theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp đến hết ngày 31/1/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội không giải ngân hết số tiền đã nhận giải ngân theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này thì trước ngày 10/2/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội phải trả Ngân hàng Nhà nước số tiền không giải ngân hết theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ còn dư nợ được ký sớm nhất.
Trường hợp phát sinh tiền trả nợ của người sử dụng lao động, trong thời hạn 10 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo, Ngân hàng Chính sách xã hội phải sử dụng toàn bộ số tiền trả nợ của người sử dụng lao động trong tháng để trả nợ vay tái cấp vốn theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ còn dư nợ được ký sớm nhất (bao gồm trường hợp khoản vay tái cấp vốn đã chuyển sang theo dõi quá hạn, khoản vay tái cấp vốn chưa đến hạn), trừ trường hợp khoản nợ vay của người sử dụng lao động đã được xóa theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thông tư được ban hành nhằm triển khai kịp thời Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Thị trường chứng khoán: Tích lũy và săn sóng
Ở vùng trũng thông tin, thị trường chứng khoán trong những phiên còn lại của tháng 11 được dự báo sẽ không biến động mạnh mà chuyển sang giai đoạn tích lũy, trong đó các nhịp giảm tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu có khả năng tạo sóng cuối năm.
VN-Index được dự báo dao động từ 900 - 960 điểm trong tháng 11/2020.
Video đang HOT
Nhịp "co giãn" của thị trường
VN-Index đã có nhịp tăng giá từ vùng 800 điểm cuối tháng 7 đến 960 điểm cuối tháng 10/2020, với mức tăng gần 25%.
Kèm theo đó, thanh khoản tăng từ mức 250 - 300 triệu cổ phiếu/phiên lên 400 - 450 triệu cổ phiếu/phiên, cho thấy dòng tiền chủ động tham gia vào thị trường, ủng hộ cho pha tăng điểm này, đến từ cả nhà đầu tư cũ và mới.
Tính riêng tháng 10, VN-Index tăng trưởng thuộc Top mạnh nhất so với khu vực và các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới, giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình đạt hơn 9.500 tỷ đồng/phiên, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,5 lần so với trung bình trong tháng 9.
Đáng chú ý, dòng tiền dàn trải trên nhiều nhóm cổ phiếu thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, chứ không tập trung như giai đoạn trước.
Sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và đầu tư công đẩy mạnh giải ngân các dự án trọng điểm đã thúc đẩy thị trường tăng điểm. Trong quá trình tăng điểm xuất hiện một số phiên điều chỉnh, tạo nền giá hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư tham gia. Trung bình mỗi tháng có thêm khoảng 3.000 tài khoản chứng khoán mới được mở.
Những phiên giao dịch cuối tháng 10 xuất hiện nhịp điều chỉnh mạnh hơn trong bối cảnh nhà đầu tư đã hấp thụ hầu hết thông tin từ kỳ báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020 của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dòng tiền tham gia thị trường vẫn tích cực và chỉ số tăng điểm trở lại trong những phiên đầu tháng 11.
P/E của VN-Index hiện quanh 15 lần, tương đương mức trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 và thấp hơn nhiều thị trường khác trong khu vực.
Dẫn số liệu thống kê của Bloomberg, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết, P/E của VN-Index đang dao động quanh 15 lần, tương đương mức trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19.
Trong khi đó, P/E của chỉ số KOSPI tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng từ 22,4 lên 28,6. Tương tự, P/E của chỉ số SSE Composite Index tại thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) tăng từ 14,2 lên 17,4; P/E của thị trường Thái Lan tăng từ 18 lên 20...
Rất nhiều thị trường chứng khoán có mức định giá P/E, P/B, EV/EBITDA gia tăng kể từ đầu năm đến nay, mức định giá của thị trường Việt Nam hiện vẫn thấp hơn mức bình quân của thị trường thế giới.
Một xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chính phủ và ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ, tiếp tục có các gói kích thích nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau dịch bệnh.
Thị trường chứng khoán nhận được ảnh hưởng tích cực từ yếu tố này. Tại Việt Nam, xu hướng lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm, chênh lệch tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng lên tới hơn 2,5%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã phục hồi lên trên mức 50 điểm (cho thấy có sự cải thiện hoặc tăng so với tháng trước).
Ông Dương nhận định, dòng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục có xu hướng tích cực trong ngắn hạn, dù một số yếu tố trong và ngoài nước có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia của nhà đầu tư.
Chẳng hạn, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ có thể kéo dài đến ngày 20/11, chậm chí đến cuối tháng 11. Hay dịch bệnh Covid-19 quay trở lại với mức độ mạnh hơn tại Mỹ và một số nước châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý...), ảnh hưởng đến kế hoạch mở cửa nền kinh tế của các quốc gia đó nói riêng, toàn thế giới nói chung.
Theo Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ có các nhịp rung lắc cho đến hết tháng 11/2020, VN-Index dao động trong vùng 900 - 960 điểm. Các nhịp điều chỉnh sẽ tạo nền giá hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư để cơ cấu lại danh mục cũng như tìm kiếm cơ hội xa hơn cho năm 2021.
Trong ngắn hạn, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam nghiêng về kịch bản chỉ số chứng khoán có xu hướng tăng, đích kỳ vọng quanh 960 điểm.
Nhưng thị trường sẽ có nhiều nhịp giao dịch giằng co đan xen khi nền giá hiện tại đã phần nào phản ánh tương đối hợp lý những rủi ro và cơ hội. Trong vùng trũng thông tin thì rủi ro ngoại biên, đặc biệt là diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 cần được theo dõi sát sao, bởi yếu tố này sẽ tác động mạnh tới triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Săn cổ phiếu có khả năng tạo sóng
Ông Lương Duy Phước, phụ trách phân tích khối khách hàng cá nhân ACBS khuyến nghị, nhà đầu tư cần nhìn nhận các yếu tố tác động mang tính dẫn dắt thị trường hiện tại.
Về hoạt động đầu tư nhằm đón "sóng" giai đoạn cuối năm, động thái Nhà nước đẩy mạnh đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tiếp tục hỗ trợ thị trường và yếu tố này sẽ xuyên suốt trong năm 2020 - 2021.
Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế và xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thiên tai, đẩy mạnh đầu tư công cùng với các chính sách khác của Chính phủ sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Trong ngành dầu khí và tiện ích công cộng, các dự án thành phần của dự án Cá voi xanh sẽ được đẩy mạnh, bao gồm giải phòng mặt bằng tuyến đường ống, triển khai các dự án Nhà máy điện miền Trung 1 và 2, thỏa thuận và thống nhất phương án phân bổ khí cũng như thỏa thuận về giá cả mua bán điện.
Các điểm nghẽn về dự án được giải tỏa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong đó Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) được hưởng lợi trực tiếp. Giá cổ phiếu GAS so với tương quan thị trường đang có mức chiết khấu lớn do yếu tố giá dầu giảm.
Các công ty xây dựng hạ tầng trúng thầu trong dự án thành phần Cao tốc Bắc - Nam, chuyển đổi từ hình thức hợp tác công - tư (PPP) sang đầu tư công, bao gồm DPG và Vinaconex sẽ được hưởng lợi khi trúng thầu 2 trong số 5 dự án công bố mời thầu.
Đối với các công ty vật liệu xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn và công suất cung cấp sẽ được hưởng lợi khi Nhà nước đẩy mạnh đầu tư công vào các dự án xây dựng hạ tầng. Một số doanh nghiệp đáng quan tâm trong nhóm ngành thép là HPG, HSG; nhóm ngành đá là KSB, DHA; nhóm ngành xi măng là HT1, BCC.
Với nhóm phân bón, ngày 8/10/2020, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Nghị quyết về chính sách thuế giá trị gia tăng, theo đó, mặt hàng phân bón sẽ có mức thuế 5% thay vì không chịu thuế như hiện tại.
Dự kiến, kỳ họp Quốc hội thứ 10 khóa 14 trong tháng 11/2020 sẽ thảo luận kế hoạch này. Nếu được thông qua, nghị quyết về thay đổi thuế giá trị gia tăng cho nhóm phân bón sẽ có hiệu lực trong tháng 1/2021, giúp cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón kể từ năm 2021, nhất là DPM, DCM và LAS, vì doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trong khi đó, Giám đốc Phân tích PSI cho rằng, nhóm cổ phiếu có hệ số beta thấp hơn 1 (biến động giá thấp, đồng nghĩa với rủi ro không cao), cổ tức hấp dẫn sẽ thu hút nhà đầu tư do yếu tố lãi suất thấp và vẫn đang có xu hướng giảm.
Chẳng hạn, cổ phiếu của các ngành ít chịu ảnh hưởng bởi biến động kinh tế vĩ mô hoặc dịch bệnh như điện, phân bón (DPM, DCM, POW...).
Nhóm cổ phiếu thuộc VN30 nhưng có mức định giá so sánh P/E, P/B, EV/EBITDA thấp so với thị trường dự kiến sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Nhóm ngành ngân hàng gần như chắc chắn sẽ tiếp tục nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư khi hoạt động tín dụng được đẩy mạnh từ quý III, sau hai quý đầu năm tăng trưởng chậm và quý IV là mùa kinh doanh của các nhà băng.
Mức tăng trưởng tín dụng năm nay của các ngân hàng có thể đạt 8 - 10%, góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế phục hồi sản xuất - kinh doanh.
Bên cạnh đó, Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cho phép kéo dài thời gian phát sinh trả nợ gốc và/hoặc lãi vay đến 31/12/2020 sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, đồng thời giữ khoản nợ vay không chuyển thành khoản nợ xấu tại các ngân hàng.
Hiện tại, thông tư này đang được đề xuất kéo dài thời hạn trong bối cảnh dư chấn của dịch bệnh Covid-19 vẫn hiện hữu.
Dự báo, lợi nhuận của các ngân hàng quý IV/2020 và quý I/2021 sẽ khả quan khi dự phòng trích lập các khoản nợ xấu vẫn nằm trong mức an toàn. Kế hoạch tăng vốn của 4 ngân hàng CTG, BID, VCB, Agribank sẽ tiếp thêm động lực cho cổ phiếu ngành thu hút dòng tiền.
Đối với nhóm bất động sản khu công nghiệp, các chuyên gia đánh giá, triển vọng trong trung và dài hạn vẫn tích cực.
Nhóm này được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhất là làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đến các quốc gia có chính sách ưu đãi và nguồn nhân lực dồi dào như Việt Nam, giúp tăng tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp. Một số mã cổ phiếu đáng chú ý là SZL, SZC, NTC....
Ẩn số "lãi dự thu" của các nhà băng Khác với nhiều dự đoán từ trước về khả năng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm đáng kể trong nửa cuối năm nay, báo cáo tài chính quý III/2020 vừa được nhiều tổ chức tín dụng công bố cho thấy điều ngược lại. Tuy nhiên, các con số này được cho là sẽ thay đổi đáng kể khi quy định cho...