Gọi góp vốn vào dự án… tự vẽ?
Chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được chấp thuận dự án nhưng “chủ đầu tư” đã ký hợp đồng với khách hàng.
Trong khi Công ty TNHH Thủ Đô Đất Việt (Công ty Thủ Đô Đất Việt) – “chủ đầu tư” – vẫn quảng cáo huy động góp vốn vào dự án tại một khu đất ở Bình Thạnh (TP.HCM), nhiều người đã lỡ ký hợp đồng và đóng tiền góp vốn lại đứng ngồi không yên.
Khu đất dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt (P.28, Q.Bình Thạnh) hiện có người dân sinh sống – Ảnh: QUANG ĐỊNH
“Không có dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt”
Tháng 5-2016, qua thông tin quảng cáo, anh V.C.T. (Q.Bình Tân) đến Công ty Thủ Đô Đất Việt tìm hiểu dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt (P.28, Q.Bình Thạnh). Chưa tận mắt xem dự án, mới chỉ nghe giới thiệu của công ty, anh T. vội vàng ký hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhận lại đất dự án.
Theo thỏa thuận, anh T. sẽ nhận một nền đất diện tích 80m2, với đơn giá góp vốn 9 triệu đồng/m2. Ngay sau khi ký hợp đồng, anh T. thanh toán cho công ty số tiền hơn 216 triệu đồng.
Video đang HOT
Ba tháng sau, anh T. phải góp tiếp cho công ty 35% tổng vốn góp. Số tiền còn lại anh phải đóng sau 15 tháng kể từ ngày góp vốn đợt một. Công ty dự kiến bàn giao nền nhà trong 18 tháng.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, anh T. phát hiện khu đất dự án này thuộc chủ đất khác, không có dự án được phê duyệt, hiện người dân vẫn ở trên đó. Anh T. đến yêu cầu công ty đưa giấy tờ chứng minh công ty sở hữu khu đất nhưng công ty không cung cấp được.
Lo lắng, anh T. muốn chấm dứt hợp đồng, lấy lại số tiền đã đóng. “Tôi ham rẻ, bất cẩn tin vào công ty nên mới không đến xem. Giờ tiền đóng rồi, tôi như ngồi trên lửa” – anh T. giãi bày.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bình – phó chủ tịch UBND P.28 (Q.Bình Thạnh) – cho biết trên địa bàn phường về quy hoạch hiện nay chỉ có dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa được UBND TP duyệt. Hoàn toàn không có dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt như Công ty Thủ Đô Đất Việt quảng cáo.
“Khu đất đang có nhà dân ở, không có dự án gì. Chuyện công ty tự vẽ ra, tự phân lô tìm người góp vốn phường không hay biết” – ông Bình nói. Đại diện UBND Q.Bình Thạnh cũng xác nhận không nhận được thông tin Công ty Thủ Đô Đất Việt được giao đất hoặc được chấp thuận chủ trương thực hiện dự án tại P.28.
Đất có tranh chấp?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu đất công ty phân lô bán cho anh T. rộng hơn 14.000m2, do ông Hoàng Đôn Thận (Q.Bình Thạnh) sở hữu từ trước năm 1975. Sau năm 1975, ông Thận không sử dụng phần đất nên UBND TP đã bố trí cho Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bộ Công thương) sử dụng.
Sau đó, ông Thận có đơn xin sử dụng khu đất để làm khu du lịch. Phòng xây dựng Q.Bình Thạnh (nay là Phòng quản lý đô thị Q.Bình Thạnh) thông báo cho ông đến làm tiếp thủ tục và nộp tiền sử dụng đất.
Do chưa có tiền nộp, ông Thận không thực hiện. Đến năm 2004, ông Thận tiếp tục có đơn yêu cầu sử dụng khu đất trên với Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu. Khi ông Thận mất có lập di chúc để lại khu đất cho vợ là bà Hồ Mỹ Lệ. Bà Lệ tiếp tục gửi đơn lên cơ quan chức năng xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được chấp thuận.
Còn ông Nguyễn Tài – phó giám đốc phụ trách dự án Công ty Thủ Đô Đất Việt – lại khẳng định khu đất thuộc quyền sử dụng của công ty, không có tranh chấp.
Theo ông Tài, bà Lệ đã ký hợp đồng thỏa thuận về việc nhận tiền bồi thường quyền sử dụng đất, đồng ý chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thu Hương, trú tại phường 2 (Q.Phú Nhuận) .
Theo_Báo Đất Việt
Hà Nội nhiều tồn đọng trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hầu hết các trường hợp thửa đất tồn đọng là do cấp trái thẩm quyền, lấn chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý 2/2016 diễn ra sáng 24/6, cho thấy thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
Hà Nội thành lập 28 chi nhánh văn phòng giải quyết tồn đọng vướng măc cấp GCN quyền sử đất, nhà ở
Nguyên nhân chính của tình trạng này bắt nguồn từ tình trạng tiêu cực, lỏng lẻo trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố thời gian qua.
Đến nay, toàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn đọng trên 200 nghìn hồ sơ kê khai thửa đất, căn hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Hầu hết các trường hợp thửa đất tồn đọng là do cấp trái thẩm quyền, lấn chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định, vi phạm quy hoạch, giấy tờ không hợp lệ... Để xảy ra những sai phạm này cho thấy công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua còn nhiều tiêu cực, lỏng lẻo.
Thành phố Hà Nội đề nghị trong thời gian tới, Sở TN-MT và UBND cấp huyện rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.... lựa chọn cán bộ có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; đưa ra khỏi hệ thống ngành Tài nguyên và Môi trường những cán bộ thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu./.
Nguyên Nhung
Theo_VOV
Cấp "sổ đỏ" đất nông nghiệp: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là một trong những vấn đề "nóng" ở nhiều làng quê Hà Nội. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và triển khai Chương trình 02-CTr/TU "về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM,...