Gọi đồ ăn, cặp vợ chồng kinh hãi phát hiện thứ bên trong
Mấy bạn hay dùng ứng dụng gọi đồ ăn về nhà, trước khi ăn nhìn đồ cho kỹ nha.
Chuyện là, vợ chồng chị Laurie Graham đã gọi món mỳ pasta nổi tiếng của Ý Fettuccini Alfredo ở một nhà hàng ở Santa Monica (thuộc hạt Los Angles, bang California, Mỹ) và dùng ứng dụng giao đồ ăn Door Dash vào hôm 27/7. Khi được đưa đến nhà chị Laurie, hộp đồ ăn vẫn được niêm phong cẩn thận.
Thế nhưng, khi mở hộp đồ ăn ra, chị Laurie cùng chồng đã vô cùng kinh hãi phát hiện ra một chiếc bao cao su ở bên trong. Điều kinh dị là chiếc bao cao su trông có vẻ như đã bị nung tới mức nóng chảy, và trông nó cũng gần giống như các sợi mỳ. Nếu không để ý kỹ, rất có thể họ sẽ ăn phải mà không biết.
Nếu không nhìn kỹ, ai cũng sẽ tưởng chiếc bao cao su nóng chảy kia chỉ là sợi mỳ quên không được cắt nhỏ.
“Khi chúng tôi mở hộp mỳ Fettuccini Alfredo cùng với gà bên trong ra thì thấy có 1 chiếc bao cao su đã bị nung nóng chảy ở giữa các sợi mỳ. Đây là 1 điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”, chị Laurie Graham bức xúc cho biết.
Theo chị Laurie, chồng chị vốn đã bị tiểu đường. Nếu vì tiếp xúc với thứ này và có nguy cơ nhiễm virus Corona thì anh có thể đối mặt với rủi ro cao. Điều này khiến chị vô cùng lo lắng cho sức khỏe của chồng, và họ đang hết sức cố gắng để bảo đảm anh không nhiễm loại virus chết người này.
Chị Laurie Graham đã đưa bức ảnh chụp lại hộp đồ ăn có chiếc bao cao su bên trong và đưa lên mạng xã hội Facebook. Chị cũng muốn xin lời khuyên về pháp lý từ các cư dân mạng. Ngay lập tức, bài đăng của chị Laurie đã ngay lập tức nhận được sự chú ý lớn.
Nhiều người bày tỏ sự bất bình trước sự tắc trách của nhân viên nhà hàng. Có người lại cho rằng, đây là một thứ không thể xuất hiện trong hộp mì một cách vô ý được. Nó đâu phải thứ gì đó có sẵn trong bếp, mà giống như bị cố tình cho vào vậy.
Video đang HOT
Chị Laurie Graham lo sợ về rủi ro sức khỏe khi chồng chị bị nhiễm Covid-19, vì hiện chồng chị đã bị tiểu đường.
Được biết, chị Laurie đã thông báo cho quản lý nhà hàng. Người này nói sẽ gọi lại cho chị vào hôm sau và ngỏ lời tặng chị 1 thẻ quà tặng trị giá 200 đô la để bồi thường.
Phát biểu với Fox News, chị Laurie cho biết chồng mình bị đái tháo đường và băn khoăn ai sẽ trả các chi phí nằm viện nếu anh bị nhiễm Covid-19.
“Chúng tôi đã rất nỗ lực trong thời kỳ dịch bệnh này để bảo đảm anh ấy không gặp gỡ những người khác, và rằng chúng tôi được an toàn. Chúng tôi đã giãn cách xã hội, lau sạch mọi thứ khi vào các phòng trong khách sạn, lau dọn 2 lần và kiểm tra 2 lần mọi thứ.
Và ở đây, chúng tôi đơn giản là thưởng thức 1 bữa ăn an toàn vì nó được niêm phong và bảo vệ. Rồi chuyện này lại xảy ra”, chị Laurie cho biết.
Món mỳ pasta và chiếc bao cao su bên trong được cho là tới từ 1 nhà hàng Cheesecake Factory.
Spero G. Alex, Phó chủ tịch Cấp cao quản lý hoạt động của nhà hàng Cheesecake Factory đã đưa ra 1 thông báo chính thức tới Fox News, cho biết công ty của ông đã liên hệ với vợ chồng chị Laurie để xin lỗi và khẳng định họ rất coi trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đây đúng là ác mộng cho bất kỳ thực khách nào.
“Chúng tôi rất lo ngại khi được biết về khiếu nại này và đang xem xét lại các quy trình an toàn thực phẩm của chúng tôi với đội ngũ nhân viên của nhà hàng” là 1 nội dung được nhắc đến trong thông báo nói trên.
6 món sang chảnh từng là đồ ăn giá rẻ
Pizza, sushi, mì pasta hay cá hồi đều từng là đồ ăn cho người nghèo, dù ngày nay, chúng xuất hiện ở các nhà hàng sang chảnh.
Pizza
Với ẩm thực Italy, pizza là một món ăn mang tính biểu tượng. Người dân đất nước hình chiếc ủng ăn pizza từ xa xưa. Phiên bản truyền thống gồm các thành phần đơn giản như dầu oliu, cà chua, thảo mộc và lớp vỏ dày. Bánh pizza vốn dĩ là món ăn dành cho những gia đình không khá giả vì nguyên liệu rẻ tiền. Khi đó, chẳng ai nghĩ bánh pizza có thể trở thành một món ăn đắt đỏ trong các nhà hàng sang trọng.
Tuy nhiên, sau đó, chiếc bánh phiên bản Margherita ra đời, lấy tên của vị nữ hoàng thứ 2 của Italy. Tương truyền, một lần, nữ hoàng muốn ăn món bánh bình dân này nên đầu bếp hoàng gia đã làm một chiếc pizza theo cách tinh tế, với nguyên liệu hảo hạng và mô phỏng màu cờ của quốc gia này. Nữ hoàng đã bị ấn tượng bởi pizza Margherita và từ đó, món ăn được mang tên của bà, từ đó đánh dấu sự phát triển của pizza với nhiều phiên bản đắt tiền khác.
Hạt quinoa
Ngày nay, hạt quinoa được các chuyên gia dinh dưỡng và các blogger ẩm thực sức khỏe truyền bá rộng rãi bởi tính lành mạnh và bổ dưỡng. Giá thành của quinoa từ đó được đẩy lên cao. Một gói quinoa chưa chế biến có giá khoảng 8 USD. Nhưng 15 năm trước, quinoa được xem là loại nguyên liệu bỏ đi, chẳng ai thèm ăn chúng. Thậm chí, chúng còn được gọi là "thức ăn dành cho người nghèo".
Sushi
Sushi luôn nằm trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới, chỉ dành cho những người sành ăn và có điều kiện kinh tế. Nhưng trước thế kỷ 20, bất cứ người dân nghèo nào ở Nhật cũng có thể ăn sushi tươi ngon, chất lượng tốt vì thời đó, giá các loại cá tươi đều rất rẻ. Sau này, do Nhật Bản giao thương kinh tế, phát triển ẩm thực, các đầu bếp cũng nâng tầm món ăn bình dân này với các kỹ thuật điêu luyện, khiến chúng ngày càng cao giá, đôi khi còn đắt "cắt cổ".
Bánh tiramisu
Loại bánh nhiều lớp, kết hợp của trứng, phô mai, cà phê... tạo nên món ăn ngon tuyệt, nổi tiếng khắp thế giới. Nhiều vùng ở Italy từng "tranh nhau" để giành lấy danh xưng "quê hương của bánh tiramisu", trong đó có vùng Treviso. Món bánh ngọt làm từ trứng đánh bông, cung cấp lượng đường lớn từng là món ăn giàu năng lượng cho những người dân lao động nghèo của thành phố. Qua thời gian, món bánh được các đầu bếp nổi tiếng thêm các nguyên liệu "xịn xò" hơn như phô mai mascarpone, cà phê... để tăng mùi vị. Giá thành từ đó cũng được đẩy lên. Bánh tiramisu đã xuất hiện ở nhiều nhà hàng cao cấp như một món tráng miệng tuyệt hảo.
Cá hồi
Cũng giống sushi, cá hồi luôn thuộc top các món ăn không dành cho người nghèo và luôn xuất hiện ở các nhà hàng nổi tiếng thế giới. Các đầu bếp tài năng luôn biết cách chế biến nguyên liệu này trở thành các món có giá thành rất cao. Ngoài ra, những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại càng khiến nó trở nên đắt đỏ. Thực ra, trước đây, người nghèo ở Scotland đã phải ăn cá hồi qua ngày. Một thời gian dài, loại cá này luôn có sẵn ở vùng biển Scotland và giá rẻ như cho.
Mỳ pasta
Suốt thời Phục hưng, món ăn được làm từ mì ống, rau, phô mai và tỏi đã cứu nhiều người nghèo ở Italy khỏi những thời kỳ đói kém. Tuy nhiên, họ ăn mì ống bằng tay vì lúc đó, dụng cụ cầu kỳ như dao dĩa không có sẵn cho người nghèo.
Sau này, mỳ pasta trở thành một phần không thể tách rời khỏi thực đơn kiểu Italy và không bữa tiệc nào có thể diễn ra mà không có món ăn này. Trong các nhà hàng Italy đắt đỏ nhất thế giới, mỳ pasta cũng chiếm vị trí quan trọng.
Những tình huống "đi vào lòng đất" của shipper: Lạc đường phải cầu cứu khách, nhưng hài hước hơn là pha xử lý khi đồ ăn bị hỏng Không chỉ mang đến đồ ăn, thức uống, shipper của các ứng dụng gọi đồ ăn còn mang tới cả chục "thang thuốc bổ" cho khách hàng. Thời buổi công nghệ hiện đại, nếu như cái bụng của bạn có dở chứng thấy đói lúc trưa nắng hay tối muộn, chẳng vấn đề gì! Chỉ cần mở app và chọn, rồi shipper sẽ...