Gội đầu theo cách truyền thống an toàn nhất
Để có mái tóc chắc khỏe và bóng mượt, hãy thay thế các loại dầu gội bằng những loại quả, lá cây truyền thống.
Ảnh minh họa: Internet
Ngày nay, công việc bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp, cộng với những sự thiếu hiểu biết khi chăm sóc tóc đã khiến không ít người sử dụng dầu gội đầu một cách vô tội vạ, kết hợp nhiều loại. Nó đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mái tóc, thậm chí là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, vô sinh…
Bởi trong thành phần của tất cả các loại dầu gội đầu đều có chứa hoạt chất tẩy rửa được dùng trên người là Sodium Laureth Sulfate (SLES). Việc sử dụng hoạt chất này trong thời gian dài sẽ làm lớp tế bào sừng trên da đầu bị bóc ra, giúp một số loại vi nấm có điều kiện xâm nhập cơ thể.
Ngoài SLES thì dầu gội còn chứa hàng loạt các chất hóa học khác như methylparaben, lauramide DEA, collagen, propylparaben…. Chúng đều có ảnh hưởng không tốt đến da đầu. Trong đó chất Lauramide DEA, một chất có thể gây ra ung thư da nếu sử dụng quá nhiều.
Ngoài ra, một số loại dầu gội thường có chất phthalate với hàm lượng rất cao. Chính loại chất này là nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung ở nữ giới và giảm nội tố testosterone (hormone giới tính), giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản của mỗi người. Bởi vậy, hãy lựa chọn những cách chăm sóc tóc truyền thống hay vì lạm dụng dầu gội đầu.
Chăm sóc tóc bằng quả, lá cây truyền thống:
Nước bồ kết. Ảnh minh họa: Internet
Bồ kết
Bồ kết được biết đến là loại quả tốt nhất dùng để gội đầu. Nó có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng da đầu, giúp tóc chắc khỏe, đen và giảm rụng… Khi dùng, bạn chỉ cần nướng bồ kết cho thơm, bóc hạt rồi thả vào nồi nước đun sôi. Sau đó để nước lắng xuống rồi chắt lấy nước trong, pha thêm với nước nguội gội đầu.
Chanh
Video đang HOT
Chanh có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện mái tóc hư tổn cho bạn. Chỉ cần đổ trực tiếp nước cốt chanh lên mái tóc rồi massage nhẹ nhàng, nó sẽ giúp màu tóc sáng tự nhiên. Hoặc trộn nước cốt chanh với dầu olive hoặc mật ong và chà xát lên da đầu, ủ tóc trong vòng 15-20 phút, sau đó gội sạch với nước. Cách này giúp tóc sạch gàu và bóng mượt.
Vỏ bưởi
Tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng làm đẹp tóc. Bạn có thể dùng vỏ bưởi đun nước gội đầu, hoặc sau khi gội thì bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc giúp tóc chắc, khỏe và óng mượt. Ngoài ra, việc xoa tinh dầu vỏ bưởi lên da đầu còn giúp kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói hay rụng tóc.
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có chứa acid cyanhydric, là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đầu làm trơn tóc, mượt tóc. Cỏ mần trầu kết hợp với hương nhu, bồ kết, lá bưởi… cho vào nấu với nước dùng để gội đầu có tác dụng sạch gầu, suôn mượt tóc, chống rụng tóc.
Hương nhu
Hương nhu nấu với nước gội đầu sẽ có tác dụng thông khiếu, làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới.
Theo SKGD
Bài thuốc hay chữa khỏi bệnh táo bón nặng chỉ trong vài ngày
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng, số lần đi tiêu ít hơn bình thường. Táo bón không quá nguy hiểm nhưng kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây mất tự tin cho người bệnh.
Có nhiều cách chữa trị bệnh táo bón , dưới đây là một số cách chữa tri bệnh táo bón bằng thuốc Nam.
10 vị thuốc Nam chữa trị bênh táo bón
Vừng đen:
Vừng đen hay còn được gọi là hắc chi ma, một thực phẩm quen thuộc chứa nhiều chất dầu, protein, cholin, phytin, methionin. Hạt vừng có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Người ta dùng vừng đen để chữa can thận thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm.
Với những người bị táo bón có thể dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Dùng trong vài ngày và kiểm tra kết quả.
Thầu dầu:
Người ta dùng dầu của hạt cây thầu dầu (còn gọi là tỳ ma du) để chữa bệnh. Đây là vị thuốc có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Thầu dầu có tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng, và có tác dụng trơn nhuận, có tác dụng tốt với những người già bị bệnh táo bón. Nên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.
Quả mướp:
Mướp tươi có chứa cholin, phytin, các acid amin tự do, có tác dụng lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Có thể dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.
Bồ kết:
Bồ kết có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen, có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Người ta thường chọn những quả bồ kết to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.
Vừng đen trị táo bón rất tốt.
Đào nhân:
Vị thuốc này được chế biến từ nhân của hạt đào, trong đào nhân có chứa chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu, vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Đào nhân có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Để trị táo bón có thể dùng 4-8g sắc uống, có thể dùng hoa đào 5-8g cũng có cùng tác dụng.
Lô hội:
Bộ phận dùng chủ yếu là nhựa lô hội đem chế biến khô. Đây là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Lô hội có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Người ta dùng lô hội để chữa táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Liều dùng chủ yếu là 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.
Đại hoàng:
Bộ phận dùng chủ yếu là rễ cây đại hoàng. Đại hoàng có vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Đại hoàng dùng để chữa táo bón do nhiệt kết với liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.
Thảo quyết minh :
Thảo quyết mình là hạt của cây muồng. Các hạt được dùng làm thuốc là những hạt già, được chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Thảo quyết minh có vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.
Mạch môn:
Vị thuốc được dùng là rễ cây mạch môn đông, vị thuốc này có vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị.Mạch môn có tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón người ta tường dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.
Mật ong:
Mật ong có tác dụng tốt cho sức khỏe, có vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường.Mật ong có tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Mật ong dùng nhiều trong việc chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.
Phan tả diệp:
Bộ phận dùng làm thuốc lá lá cây phan tả diệp, đây là vị thuốc có vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón.
Cũng nên lưu ý rằng vị thuốc này không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.
Theo Trí Thức Trẻ
Những thói quen bạn nên từ bỏ để trông khỏe mạnh và tươi trẻ Cho dù tìm mọi cách để giữ cho mình trẻ trung nhưng không ít chị em ngậm ngùi khi nhận ra rằng có những thói quen hàng ngày lại là nguyên nhân âm thầm khiến mình già đi nhanh chóng. Dưới đây là những "thủ phạm" giấu mặt đó. Chị em nên tham khảo để biết cách "tránh gặp" chúng càng nhiều càng...