Gói 1.900 tỉ USD ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam?
Khi Mỹ tung gói kích cầu 1.900 tỉ USD để giải cứu nền kinh tế, lượng vốn dồi dào này gián tiếp tác động đến xuất khẩu cũng như giá vàng, USD, lãi suất… tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ gói kích cầu 1.900 tỉ USD của Mỹ, bởi Việt Nam đang xuất khẩu mạnh sang thị trường này. Tuy nhiên, việc Mỹ tung lượng tiền khổng lồ ra thị trường cũng dẫn đến một số rủi ro.
Nhiều lĩnh vực hưởng lợi
Ông Hoàng Tuấn, chủ một công ty tại TP.HCM chuyên xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ, cảm thấy năm 2021 sẽ kinh doanh thuận lợi hơn năm 2020 do dịch bệnh từng bước được kiểm soát. Sự tự tin của ông càng tăng lên khi nhận được thông tin Mỹ đã chính thức tung ra gói kích thích tài chính rất lớn, qua đó giúp mặt hàng xuất khẩu của công ty có thể tăng tốc.
“Chúng tôi đã vượt qua năm 2020 đầy khó khăn do dịch bệnh mà vẫn tăng trưởng thì năm 2021 sẽ khả quan hơn. Lý do là người tiêu dùng Mỹ vừa có trong tay số tiền lớn để chi tiêu và hẳn nhiên công ty tôi cũng được lợi vì hàng hóa bán qua đây sẽ nhiều hơn. Nhìn chung mọi chuyển động từ nền kinh tế của Mỹ đều có tác động nhất định đến phần còn lại của thế giới, các nhà kinh doanh và bản thân công ty tôi” – ông Tuấn nói.
Không chỉ công ty ông Tuấn mà một số công ty xuất khẩu nông sản, thủy sản, may mặc… cũng tỏ ra lạc quan với thị trường Mỹ. Bởi gói kích thích kinh tế sẽ làm tăng tổng cầu của người Mỹ, qua đó làm tăng xuất khẩu từ các nước đối tác của Mỹ. Việt Nam là một trong những đối tác xuất khẩu lớn của Mỹ nên cũng sẽ hưởng lợi lớn từ đây.
Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, phân tích: Trong năm 2021, chính phủ Mỹ có khả năng tiêu xài 10%-15% GDP cho các gói kích thích tài chính. Từ đó sẽ làm gia tăng doanh số bán lẻ của thị trường Mỹ, cuối cùng sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của nhiều nước, trong đó có hàng Việt Nam bán sang Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có nhiều tác động lan tỏa lợi ích khác từ các khoản chi tiêu khổng lồ của Mỹ. Vì khi người Mỹ mua sản phẩm “Made in Vietnam” sẽ làm tăng trưởng trong khu vực sản xuất hàng xuất khẩu, qua đó tạo sự phục hồi tăng trưởng GDP của đất nước.
Một khi sản xuất chạy tốt sẽ giúp trả lương cao cho người lao động và họ có tiền để tăng tiêu dùng thay vì tiết kiệm. Từ việc chi tiêu mạnh tay của người dân sẽ hỗ trợ tổng cầu cho các công ty tiêu dùng, ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác. Qua đó, kết quả kinh doanh các công ty này sẽ tốt hơn và làm gia tăng giá trị cổ phiếu.
Gói cứu trợ khủng của Mỹ sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: QUANG HUY
“Ngoài gói 1.900 tỉ USD, Mỹ cũng đã phát tiền cho các hộ gia đình vào tháng 12-2020 và trong giai đoạn này, nhờ doanh số bán lẻ của Mỹ tăng vọt dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm phục vụ trong việc ở nhà của người Mỹ. Ví dụ, trong tháng 1-2021, Việt Nam xuất khẩu hàng điện tử sang Mỹ tăng 14,7% so với tháng trước, hàng nội thất cũng tăng 12%” – vị kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital dẫn chứng.
TS Burkhard Schrage, ĐH RMIT Việt Nam, cũng đánh giá gói cứu trợ khổng lồ của Mỹ sẽ có những tác động khác nhau lên nhiều lĩnh vực kinh tế và thị trường chứng khoán phản ánh rất rõ xu hướng này. Đặc biệt gói kích thích 1.900 tỉ USD là một tin tuyệt vời cho nền kinh tế Việt Nam và chắc chắn sẽ là một động lực bổ sung cho nền kinh tế trong năm nay.
“Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam chủ yếu là điện tử tiêu dùng, may mặc và giày dép. Những sản phẩm này có thể được mua bằng séc từ gói kích cầu 1.900 USD mà hầu hết các hộ gia đình Mỹ nhận được” – ông phân tích.
Cảnh giác với những rủi ro
Bên cạnh những mặt lợi, các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường ồ ạt cũng gây ra một số tác động tiêu cực. TS Burkhard Schrage, ĐH RMIT Việt Nam, đánh giá gói kích cầu khủng gây lo ngại lạm phát sẽ quay trở lại. Điều rõ ràng nhất lúc này là thị trường trái phiếu đang chịu áp lực từ rủi ro thông qua việc lãi suất tăng cao trong thời gian ngắn gần đây.
Đồng quan điểm, một số chuyên gia kinh tế khác cũng cảnh báo với chính sách tiền tệ nới lỏng, tiền quá nhiều sẽ làm lạm phát tăng cao. Khi lạm phát tăng sẽ truyền dẫn áp lực lên lãi suất, cuối cùng đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Các tác động tiêu cực của gói kích thích tài chính Mỹ sẽ lan truyền đến Việt Nam tương tự như cách Việt Nam đang hưởng lợi từ đây.
Ngoài ra, dòng vốn rẻ có thể sẽ ồ ạt đổ vào Việt Nam để đầu tư cổ phiếu kiếm lợi. Nhưng rất có thể dòng tiền này vào nhanh cũng sẽ ra nhanh nên có thể dẫn đến biến động tỉ giá, lãi suất. Thêm nữa, lãi suất tăng sẽ khiến những nước nghèo vay nợ bằng ngoại tệ nhiều gặp khó trong việc chi trả. Nói cách khác, khi lãi suất tăng sẽ khiến đồng USD tăng giá, từ đó làm tổng giá trị khoản nợ cao hơn so với ban đầu.
Chính vì vậy, Việt Nam sẽ vất vả hơn trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này cũng đồng nghĩa Việt Nam cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến lạm phát, tỉ giá, giá vàng… để có phương án chủ động đối phó thích ứng.
Giá vàng sẽ khó biến động mạnh vì gói 1.900 tỉ USD. Ảnh: TL
Việt Nam lần đầu lọt nhóm có Chỉ số Tự do kinh tế trung bình
Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có Chỉ số Tự do kinh tế ở mức trung bình, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay.
Dây chuyền chế biến trái cây xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam. Ảnh: TTXVN
Theo bảng xếp hạng do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) vừa công bố, năm nay là lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam bước vào nhóm các nền kinh tế có "tự do trung bình" (Moderately Free), tăng 2,9 điểm và thăng 15 bậc so với năm ngoái (nhóm hầu như không tự do).
Nguyên nhân chỉ số này của nền kinh tế Việt Nam thăng hạng là do tình hình tài chính trong nước được cải thiện.
Việt Nam đứng thứ 17 trong số 40 nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
Quỹ Di sản nhận định thứ bậc xếp hạng của Việt Nam có thể tăng hơn nữa nếu chính phủ có hành động bổ sung để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.
Chỉ số tự do kinh tế đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các nền kinh tế trên thế giới.
Chỉ số này đánh giá 10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế, được nhật báo The Wall Street Journal và Quỹ Di sản công bố thường niên./.
Huyện Như Thanh thu hút các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu Tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu đầu tư vào huyện, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động. Sản xuất gỗ thanh nan xuất khẩu tại Công ty...