Gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ trả lương người lao động: Doanh nghiệp than khó
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính, được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với lãi suất 0%, để trả lương ngừng việc cho người lao động. Tuy nhiên theo thông tin từ NHCSXH, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào được vay tiền từ gói hỗ trợ này mà nguyên nhân là do những bất cập trong điều kiện cho vay.
Nguồn vốn đã sẵn sàng để giải ngân, điều kiện đã rõ nhưng đến nay vẫn chưa chưa có khoản vay nào được giải ngân. Ảnh: ST
Quá khó để đạt đủ các điều kiện
Để cụ thể hóa Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 05/2020/TT-NHNN hướng dẫn cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng để NHCSXH cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay với lãi suất 0% trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đáng chú ý là ngân hàng sẵn sàng giải ngân nhưng vẫn chưa có khoản vay nào được giải ngân bởi vướng ở khâu thủ tục, hồ sơ, giấy tờ để đáp ứng đủ các điều kiện được vay.
Theo bà Trần Lan Phương, Phó Tổng giám đốc NHCSXH, ngay sau khi có các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH đã phối hợp các vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp trả lương cho người lao động, cũng như đưa ra nhiều hoạt động để thúc đẩy tiến độ triển khai. Tuy nhiên, cho đến nay, khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, doanh nghiệp bắt đầu phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng NHCSXH vẫn chưa giải ngân được món nào trong gói này.
Video đang HOT
“Trong thời gian qua, cũng có một số doanh nghiệp tìm đến ngân hàng để tìm hiểu thủ tục xin vay vốn nhưng vẫn chưa vay được. Điều kiện, đối tượng vay vốn lại phải do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành. Sau đó, các tỉnh sẽ xây dựng danh sách doanh nghiệp, trình lên NHCSXH để ngân hàng cho vay. Vì vậy đến nay, dù chúng tôi đã sẵn sàng giải ngân nhưng vẫn chưa có khoản vay nào”, bà Trần Lan Phương cho biết.
Tính đến ngày 10/6, Cổng Dịch vụ công quốc gia tiếp nhận 661 hồ sơ của 227 doanh nghiệp, chỉ có 9 hồ sơ được duyệt, 597 hồ sơ bị từ chối do không đủ điều kiện, số còn lại đang được xử lý.
Theo quy định tại Điều 13 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn hỗ trợ do Covid-19 khi có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết 30/6/2020. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019. Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của Covid-19 nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ vay vốn trả lương ngừng việc với lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước. Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, để đáp ứng đủ được các điều kiện này là rất khó khăn.
Khó ở đâu gỡ ở đó
Nguồn vốn đã sẵn sàng để giải ngân, điều kiện đã rõ nhưng vì sao đến nay vẫn chưa chưa có khoản vay nào được giải ngân?
Theo ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Halcom, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, với tiêu chí đặt ra là phải có lực lượng lao động thất nghiệp, doanh nghiệp phải tự ứng trước 50% mà không được phát sinh doanh thu trong thời gian vừa qua là những rào cản lớn bởi nếu mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô dưới 100 lao động là rất nhiều nhưng nếu lao động nghỉ từ 30 người trở lên là doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, với điều kiện phải ứng trước 50% tiền lương ngừng việc thì mới được nhận cũng là điều kiện khó bởi với một doanh nghiệp nhỏ, thì sự gắn kết giữa lao động và chủ doanh nghiệp là rất cao, thông thường nếu lao động thấy doanh nghiệp khó khăn như vậy sẽ đồng ý không nhận 50% lương còn lại để hỗ trợ cho doanh nghiệp, hoặc khi nào doanh nghiệp làm ăn có lãi trở lại sẽ nhận thêm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng sẽ không có sức ép buộc phải đi vay thêm để trả nốt phần còn lại cho người lao động.
Cũng theo ông Huân, qua tìm hiểu, có trường hợp doanh nghiệp không vay là do họ không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn trả lương cho người lao động. Đơn cử như một trong những điều kiện vay là doanh nghiệp có từ 20% hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc. Thế nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động, dẫn đến không đủ điều kiện vay. Chưa kể có những doanh nghiệp nhỏ đến mức muốn lập hồ sơ vay cũng còn rất lúng túng, chưa biết làm thế nào, đi xin một bộ hồ sơ cũng thấy phức tạp. Tiêu chí về báo cáo tài chính quý 1 cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó bởi nếu là doanh nghiệp đã lên sàn thì việc thực hiện báo cáo tài chính hết sức bình thường nhưng những doanh nghiệp quan tâm đến gói hỗ trợ này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa lên sàn nên doanh nghiệp cũng chưa tuân thủ quy định này chặt chẽ.
“Theo tôi muốn triển khai gói cứu trợ tốt cho doanh nghiệp, nên có sự tiếp cận từ thực tế thị trường từ trước, khảo sát xem các doanh nghiệp thuộc đối tượng gì? Cách thức triển khai nên như thế nào? Thực hiện truyền thông tốt để tạo cho các doanh nghiệp niềm tin giữa Chính phủ – doanh nghiệp và ngược lại. Và cần phân ra theo nhu cầu của doanh nghiệp như vậy sẽ phù hợp hơn”, ông Nguyễn Quang Huân đề xuất.
Còn theo ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, Tổng giám đốc Việt Thắng Jeans, cái khó khăn nhất là doanh nghiệp phải cho người lao động phải ngưng việc từ 20-30%, cái khó thứ hai là doanh nghiệp phải không phát sinh doanh thu. Và tôi nghĩ chỉ với riêng tiêu chí này thì đã không có doanh nghiệp nào đáp ứng được. Do vậy theo tôi rất cần điều chỉnh lại các tiêu chí để doanh nghiệp có thể vay được gói hỗ trợ trong khoảng thời gian từ 6-12 -24 tháng vì hiện nay dịch Covid-19 trên toàn cầu vẫn chưa kiểm soát được.
Ngân hàng Chính sách nói lý do 'gói 16.000 tỷ gỡ khó DN' chưa giải ngân đồng nào
Lý giải gói tín dụng 16.000 tỷ đồng hỗ trợ DN khó khăn hơn 1 tháng giải ngân khoản vay nào, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội cho hay, "DN cũng không quá khó khăn đến mức không còn đủ tiền chi trả 50% lương tối thiểu vùng".
Sau hơn 1 tháng triển khai gói tín dụng 16.000 tỷ đồng với lãi suất vay ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19, đến nay chưa có khoản vay nào được giải ngân.
Vì sao đến nay doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay này? Theo đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), do Chính phủ đã làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình thường. Người lao động tiếp tục đi làm, không có lao động dừng việc liên tục mà chỉ có nghỉ luân phiên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không quá khó khăn đến mức không còn đủ tiền chi trả 50% lương tối thiểu vùng.
Người lao động mất việc xếp hàng làm thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội
Theo đại diện NHCSXH, đây là gói cứu trợ ngắn hạn nhằm giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất chứ không phải là gói kích cầu nền kinh tế. Nhờ công tác chống dịch tốt nên doanh nghiệp, người lao động đã ổn định, hoạt động trở lại nên họ không vay nữa.
Tuy nhiên, chia sẻ với PV mới đây, ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết: "Do ảnh hưởng của dịch nên năm nay lượng người tới đăng ký trợ cấp tăng đột biến. Từ đầu năm 2020 đến nay, trung tâm tiếp nhận hơn 30.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.Trong đó, chỉ tính từ đầu tháng 6, đơn vị đã tiếp nhận hơn 4.000 hồ sơ.Ngày cao điểm, Trung tâm tiếp nhận khoảng 530 hồ sơ".
Trước đó, tại cuộc họp báo chiều 5/6 về tình hình kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2020, đề cập đến việc ngân hàng có vốn, sẵn sàng cho vay nhưng chưa thể triển khai, bà Trần Lan Phương, Phó Tổng giám đốc NHCSXH cho biết, NHNN và NHCSXH đã chuẩn bị sẵn sàng về thủ tục, quy trình, nguồn vốn để triển khai Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng để cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch. Tuy nhiên, điều kiện, đối tượng vay là do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu, ban hành. Đến nay, vẫn chưa có khoản vay nào được giải ngân theo Quyết định 15.
Ngày 24/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, có hiệu lực từ ngày ký.
Nội dung đáng chú ý tại Quyết định này là người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính, được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Thêm giải pháp hỗ trợ vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện có 79% doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng 50% lao động và đóng góp 40% GDP. Thế nhưng, khảo sát của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho thấy, chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn từ hệ thống ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nguồn vốn này khó tiếp cận do ngân...