Gọi 115 được hướng dẫn đi… taxi
Để nhanh chóng cho việc cấp cứu, cứu người, nhiều người dân thường quen gọi 115 theo số điện thoại khẩn cấp. Tuy nhiên, tại Gia Lai thời gian dài gần đây, bất cứ ai gọi đến đường dây “ nóng” này đều nhận được câu trả lời “gọi taxi đi nhá”. Không chỉ thế, có trường hợp nhận được những lời cay nghiệt “… cho chết luôn”. Chuyện này khiến không ít người dân bất bình.
Tối 19-6, khi thấy trên đường Lê Lợi (TP. Pleiku) có vụ tai nạn giao thông, một thanh niên nằm bất động. Nhận thấy đây là vụ việc nghiêm trọng do vậy nhiều người dân đã tìm cách gọi đến đường dây cấp cứu 115 để có đủ trang thiết bị, con người cho việc cấp cứu kịp thời, tuy nhiên điều mà mọi người đều nhận được cụm từ “gọi taxi mà đi”.
Ảnh: Nguyễn Giác
Bất bình về cách xử lý trên, chị Thảo- bạn đọc thường xuyên của Báo Gia Lai đã gọi đến đường dây nóng của tòa soạn báo để phản ánh. Chị Thảo nói với giọng bất bình: “Tôi gọi 115 thì bên kia trả lời nhanh gọn, gọi taxi dùm, rồi dập máy thật mạnh”. Đã là tổ chức để người dân gọi cho những trường hợp cấp cứu thì phải có tính chuyên nghiệp. Theo tôi cần phải sớm làm rõ vấn đề này để người dân chúng tôi gọi được khi cần cấp cứu- chị Thảo nói.
Không chỉ dừng lại ở những lời nói đơn thuần trên, những nhân viên trực tổng đài 115 còn đưa ra những lời cay nghiệt đối với người bệnh và thân nhân khi gặp chuyện cấp bách. Anh Tú- số nhà 15 Trần Khánh Dư (TP. Pleiku) cho biết: Tháng trước, lúc giữ khuya mẹ tôi có bệnh tăng huyết áp cần cấp cứu khẩn, tôi gọi 115 để có thiết bị, thuốc men kịp thời. Gọi lần đầu, nhân viên bảo gọi taxi; lần hai thì văng lời thô tục: C.C… cho chết luôn; lần ba thì lại Ò…Í…E… Dù rất bực tức, nhưng để đảm bảo sức khỏe, tôi tức tốc đưa mẹ đến bệnh viện bằng xe máy.
Để kiểm chứng thực hư vấn đề bạn đọc phản ánh, sáng 20-6, chúng tôi đưa ra tình huống giả định có tai nạn trên quốc lộ 14, đoạn gần khu vực núi Hàm Rồng và bấm gọi số cấp cứu 115 như cách gọi thông thường. Sau vài lần bấm gọi, được lúc lâu, một giọng nữ trả lời: “Cấp cứu nghe” và tôi tường trình có vụ việc như thế cần xe cấp cứu đến gấp, thì vẫn giọng điệu ấy người phụ nữ từ đầu dây bên kia đáp lại: Anh gọi Taxi chở vô đây dùm được không… ở đâu… xe đi cấp cứu hết rồi… tai nạn mấy người… nặng không…? Dường như tất cả câu hỏi trên chỉ cố tình kèo dài thời gian trong lúc người dân cấp bách cần đến người và phương tiện cấp cứu.
Trong lúc gọi đến bệnh viện để xin điều xe cấp cứu, thì đối diện nơi tôi đứng trên đường Trần Hưng Đạo (TP. Pleiku) một chiếc xe cấp cứu 115 vắng tài xế đang dừng trên vỉa hè cạnh quán cà phê?
Theo lý giải từ Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cơ quan quản lý những xe tư nhân được phép sử dụng biểu tượng của Hội cho dịch vụ thì: Bất kỳ một xe tư nhân nào sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ buộc phải tham gia hội và thực hiện việc cấp cứu khẩn cấp và nhân đạo cho người dân khi cần.
Những năm về trước, hãng Taxi Huy Hoàng tham gia việc cấp cứu chuyển viện và được cấp, dán biểu tượng chữ thập đỏ. Tuy nhiên, 2 năm gần đây do cạnh tranh trong kinh doanh nên đơn vị chuyển đến hoạt động nơi khác và số điện thoại cấp cứu 115 được nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh trực, điều hành- Bà Ksor H’Nhan cho biết.
Video đang HOT
Riêng hãng Taxi Hùng Nhân đang có phương tiện hoạt động dịch vụ cấp cứu chuyển viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh dù đang sử dụng biểu tượng của Hội Chữ thập đỏ nhưng đơn vị chưa được cấp phép của Hội và cũng không tham gia các hoạt động nhân đạo nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề này với hãng Taxi Hùng Nhân- Bà H’Nhan nói.
Trước khi có sự thống nhất, cũng như việc điều hành tốt số điện thoại cấp cứu 115 đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện bất kỳ ai có nhu cầu cấp thiết dùng đến phương tiện cấp cứu của dịch vụ 115 xin gọi theo đường dây nóng 0984.115.115 của hãng Taxi Huy Hoàng sẽ được phục vụ miễn phí các chuyến xe cấp cứu, chuyển viện trong nội ô TP. Pleiku- ông Trần Thanh Biên (đội trưởng quản lý đội xe cấp cứu Huy Hoàng) khẳng định.
Theo NLD
Cấp cứu tắc đường, bệnh nhân chết oan
Đèn ưu tiên xoay tít, còi rú từng đợt nhưng cuối cùng chiếc xe cứu thương chở bé trai bị xuất huyết não từ Đồng Nai về TP HCM phải dừng hẳn. Phía trước, dòng xe kẹt kéo dài. Khoảng 30 phút sau, bệnh nhân tử vong.
Cái chết của bé giữa tháng 3 vừa qua khiến bố mẹ (đều là bác sĩ) chỉ còn biết gạt nước mắt đưa con về quê lo hậu sự chứ không biết đổ lỗi cho ai.
"Biết trách ai đây khi tài xế xe cứu thương đã làm hết cách; cô y tá trên xe cũng đã cố hết sức. Chỉ tiếc là tại sao con mình không bị biến chứng ban sáng mà lại trở nặng đúng vào giờ kẹt xe", bố bé lặng lẽ nói.
Dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn áy náy, anh Hùng - tài xế của chiếc xe cứu thương chở cháu bé cho biết, nếu không kẹt xe, đoạn đường ngoài 30 km từ huyện Thống Nhất của Đồng Nai về đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM, ước tính chỉ mất khoảng 30-40 phút.
"Hôm đó tại đoạn ngã tư Thủ Đức, xe của tôi đã không có đường thoát nên đành phải chờ. Cả phụ huynh, y tá lẫn người cầm lái đều nóng lòng. Sau gần một giờ đồng hồ thoát khỏi điểm kẹt, chưa kịp đến bệnh viện thì bé đã qua đời", bác tài xế nhớ lại.
Chiều 27/4 trên xa lộ Hà Nội đoạn quận 9, TP HCM, hai xe cấp cứu chở bệnh nhân, một của Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán, một của Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức chết cứng giữa dòng tắc đường. Ảnh: Thiên Chương
Một trường hợp khác, bé trai 3 tuổi ở quận 9 ăn phải trứng cóc nên ngộ độc. Bệnh nhân nguy kịch, bệnh viện địa phương không thể cứu chữa nên chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tuy nhiên đến cầu Sài Gòn thì bị kẹt xe.
"Khi bé đến được bệnh viện thì đã rơi vào tình trạng ngưng tim ngưng thở. Dù cố gắng hết sức song chúng tôi vẫn không thể nào cứu được bé", một bác sĩ cho biết.
Cũng tại khu vực cầu Sài Gòn, nơi thường xuyên xảy ra kẹt xe ở giờ cao điểm, mới đây chiếc xe cấp cứu chuyển bệnh từ huyện Tân Phú, Đồng Nai, đã phải loay hoay gần một giờ mới vào được đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Trên xe là hai bệnh nhi bị ngộ độc trứng cóc. Khi đến bệnh viện, một trong 2 bé đã qua đời, bé còn lại thoi thóp và theo nhận định của các bác sĩ, chỉ cần chậm vài phút nữa là không thể cứu sống.
Cùng rơi vào cảnh vừa lo lắng vừa ôm người thân nằm trên xe cứu thương bất động mà dòng kẹt càng ngày càng kéo dài, chiều ngày 1/5, chị Hoa nhà ở Tân Thạnh, Long An, uất ức nói: "Nếu không bị kẹt xe có lẽ em tôi đã không qua đời".
Người phụ nữ kể, em trai của chị bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, chuyển đến bệnh viện địa phương sơ cứu nhưng do tình trạng não xuất huyết dưới màng cứng nên được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy.
"Thật xui xẻo khi trên đường cấp cứu thì tắc đường, xe không làm sao qua được. Còn khoảng 20 km nữa đến bệnh viện thì em tôi đã trút hơi thở cuối cùng", chị Hoa nói.
Có người thân đang điều trị tại khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, chị Hồ Thị Thu nhà ở Long Thành, Đồng Nai, cũng bức xúc "bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm, nhưng nếu chiều hôm ấy trên đường đi cấp cứu không bị kẹt xe thì bố tôi chưa chắc đã bệnh nặng như thế này". Bố của chị đang phải nằm bất động trên giường bệnh.
Các bác sĩ của khoa cũng thừa nhận, với "thời gian vàng" cấp cứu của chứng tai biến mạch máu não, nếu nhập viện sớm hơn 30 phút, bệnh nhân đã có thể được can thiệp để không phải sống đời sống thực vật.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nơi, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai thừa nhận, tình trạng xe cấp cứu bị tắc đường ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân không còn lạ hiện nay. Thay vì chỉ mất 45 phút để đến TP HCM, lắm lúc xe cứu thương của bệnh viện phải mất từ một giờ đến hai giờ đồng hồ bởi kẹt xe.
"Điều này rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân vốn đang nguy kịch, bởi chỉ có người bệnh tình rất nặng mới được chuyển viện", ông Nơi nói.
Bác sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức cũng cho biết, hiện tượng kẹt xe cấp cứu vào những giờ cao điểm là không thể tránh khỏi.
"Chúng tôi đã chữa trị hầu hết các trường hợp cấp cứu, song với những ca bệnh tim mạch mà bệnh viện chưa có máy chụp can thiệp mạch máu xóa nền, bệnh nhân buộc phải được chuyển lên tuyến trên. Trong trường hợp này, thời gian cấp cứu cho người bệnh được tính bằng phút. Nếu kẹt xe quá lâu thì mất thời gian vàng, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân", bác sĩ Hưng nói.
Nhiều bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM trong tình trạng muộn, một trong những nguyên nhân do kẹt xe. Ảnh minh họa: Thiên Chương.
Bác sĩ Đoàn Thị Ngọc Diệp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 thì cho rằng, không phải cứ trường hợp nào nhập viện muộn thì bác sĩ cũng truy hỏi nguyên nhân, nhưng chuyện đến cấp cứu chậm vì kẹt xe vẫn xảy ra.
Thường xuyên tiếp nhận những ca bệnh nhân chuyển viện trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho hay, bệnh nhân sốt xuất huyết, tay chân miệng, ngạt nước, rắn cắn, ong đốt, tai nạn giao thông thuộc nhóm có thể tử vong trên đường cấp cứu nếu bị kẹt xe quá lâu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo bác sĩ Tiến, vì bệnh nhân có thể ngưng tim ngưng thở do suy hô hấp hoặc các biến chứng suy gan suy thận cấp. Ngoài ra, trang thiết bị và cán bộ y tế trên xe cấp cứu cũng không đủ để xử trí nếu sức khỏe bệnh nhân có dấu hiệu xấu dần.
Nhằm hạn chế tình trạng người bệnh tử vong vì kẹt xe khi cấp cứu vào giờ cao điểm, theo bác sĩ Tiến, bệnh viện tuyến dưới cần hội chẩn trước với bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân chuyển đến trước khi ra y lệnh. Trên đường đi, trên xe cấp cứu cần trang bị thêm bình ôxy, máy theo dõi nhịp tim. Trong trường hợp bệnh nhân quá nặng, thay vì điều dưỡng đưa đi thì phải là bác sĩ.
Nói về thực trạng này, hầu hết các bác sĩ tuyến cuối tại TP HCM đều cho rằng, việc tăng cường trang thiết bị điều trị và nhân lực cho bệnh viện các tỉnh, bệnh viện cửa ngõ thành phố là điều cần thiết.
"Việc làm này về lâu dài sẽ giải quyết được tình trạng bệnh nhân từ tỉnh ngoài cứ phải vào thành phố để cấp cứu. Tăng cường trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ cho bệnh viện tuyến dưới sẽ giảm bớt việc chuyển viện cho người bệnh. Người bệnh vừa không gặp nguy hiểm; bệnh viện tuyến trên lại không rơi vào tình trạng quá tải", một bác sĩ nói.
Theo VNExpress
Tài xế cứu thương kể chuyện bị chửi, chém vì...còi to "Họ chửi, thậm chí chém lái xe cứu thương vì dám bật còi to làm cho họ...giật mình" là tâm sự của anh Nguyễn Quốc Quỳnh, lái xe cấp cứu của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Anh Nguyễn Quốc Quỳnh, lái xe cấp cứu của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) Không phải cứ còi to là người ta cho vượt Anh...