Góc tư vấn dinh dưỡng: Những thực phẩm bệnh nhân gout cần ‘né’
Tôi năm nay 45 tuổi, công việc thường phải ăn tiệc, uống bia tiếp khách. Mọi người nói điều này khiến tôi dễ bị bệnh gout. Điều đó có đúng không? Xin bác sĩ giải đáp giúp. Cảm ơn bác sĩ. (Anh Nguyễn Văn Đạt, TP.Biên Hòa)
Shutterstock
Chào bạn! Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin, làm tăng a xít uric máu, gây lắng đọng các tinh thể urat ở các tổ chức (bao hoạt dịch khớp, tổ chức quanh khớp, ống thận, nhu mô thận…) dẫn đến viêm khớp cấp và mạn tính, viêm thận kẽ, sỏi thận…
Những nhóm người sau dễ mắc bệnh gout:
- Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này.
- Nam giới (gặp 95% các trường hợp, từ 30 – 60 tuổi).
- Thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa…
- Uống quá nhiều rượu.
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, nấm…
Video đang HOT
- Có khiếm khuyết về enzym làm cơ thể khó phân hủy purin.
- Bị phơi nhiễm chì.
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, Aspirin…
Như vậy là bạn nằm trong nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout. Nên hạn chế rượu bia, hạn chế các thực phẩm làm tăng cân và thực phẩm giàu purin. Cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh.
Với người bệnh gout, việc lưu tâm đến chế độ ăn rất quan trọng. Cần hạn chế một số nhóm thực phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối:
- Hạn chế chất đạm dưới 50 gr protein/ngày (tương đương ít hơn 200 gr thịt nạc). Không nên ăn các thực phẩm có nhân purin cao như phủ tạng (óc, tim, gan, cật…), thịt đỏ, cá trích, cá nục, cá mòi, nước hầm thịt, nấm, măng tây, trứng lộn, ca cao, sô cô la… Ăn vừa phải các thực phẩm có nhân purin trung bình như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, đậu hũ… Nên ăn thực phẩm có nhân purin thấp như ngũ cốc, trứng, sữa, phô mai, rau lá xanh, rau củ, trái cây tươi, hạt…
- Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, trà đặc, không hút thuốc lá.
- Hạn chế muối, đường, mỡ nếu có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì.
- Uống đủ nước (2 – 4 lít/ngày).
- Vận động nhẹ nhàng, phù hợp sức khỏe.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Theo thanhnien.vn
Dấu hiệu của bệnh gout
Gout là căn bệnh khá phổ biến hiện nay đặc biệt ở người già gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh gout sau đây không phải ai cũng biết.
Bệnh gout là gì?
Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể (tăng sản xuất hoặc giảm đào thải axit uric trong máu). Theo Y học hiện đại, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là sự lắng đọng các tinh thể muối urate natri tại các khớp, tim, thận... gây ra các triệu chứng đau, sưng tấy vô cùng khó chịu. Y học cổ truyền gọi đây là bệnh "thống phong".
Các dấu hiệu của bệnh gout.
Bệnh thường xảy ra âm thầm cho tới khi xuất hiện bằng một số triệu chứng như: Người bệnh sẽ đột nhiên cảm thấy đau dữ dội vùng khớp tay, khớp chân đặc biết là ngón chân cái. Cụ thể các biểu hiện của bệnh gout đặc trưng mà bạn nên lưu ý có thể phát hiện như sau:
1. Đau, ê buốt khớp xương
Đau vùng khớp có thể nói là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi mắc phải căn bệnh này, cơn đau buốt âm ỉ khéo dài cho tới khi sử dụng thuốc giảm đau mới thuyên giảm. Cơn đau thường bắt đầu vào đêm và cơn đau tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.
2. Sưng đỏ, phù khớp
Dễ dàng quan sát từ bên ngoài khi bạn thấy các khớp sưng lên và hơi đỏ ửng đây là tình trạng viêm đang diễn ra. Khi bạn ấn vào vùng bị sưng sẽ có cảm giác nhói đau và mềm như có mủ ở bên trong. Đi lại rất khó khăn khi tình trạng sưng quá to.
3. Hạn chế quá trình vận động
Với những thương tổn ở sụn khớp và bao khớp thì việc di chuyển và vận động các khớp trở thành nỗi ám ảnh của những người mắc bệnh này. Đôi khi có thể làm mất khả năng vận động của người mắc phải.
Do dấu hiệu ban đầu có thể hết trong 1-2 tuần sau đó nên nhiều người lầm tưởng rằng bệnh gout đã khỏi nên không cần tiếp tục thăm khám, điều trị. Chính điều này đã dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm, khi bệnh đã bước sang giai đoạn mạn tính. Đồng thời, lúc này chỉ số acid uric trong máu của người bệnh cũng rất cao.
Ở giai đoạn nặng (gout mạn tính), bệnh gout có những biểu hiện rõ rệt hơn bằng sự xuất hiện các khối u cục xung quanh các khớp, hay còn gọi là hạt tophi. Ban đầu có kích thước nhỏ nhưng nếu không được điều trị thì có thể phát triển to dần gây biến dạng khớp, phá hủy xương, nặng hơn có thể bị tàn phế, tháo khớp thậm chí là tử vong.
Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh sẽ cảm nhận thấy toàn thân sốt nhẹ, lạnh run, ít tiểu tiện, khát nước, mắt có tia đỏ, táo bón đồng thời tâm trạng lo lắng mệt mỏi... Nguy hiểm hơn, bệnh gout được biết đến là căn bệnh rất dai dẳng, khó điều trị dễ tái lại và là tác nhân gây ra những biến chứng khôn lường với sức khỏe người bệnh như: sỏi thận, suy thận, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Do đó, để kiểm soát và ngăn ngừa những hệ quả có thể sảy ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo www.phunutoday.vn
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh gout Triệu chứng đặc trưng của gout là tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Theo bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng Đơn vị Nội Cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khi bệnh nặng hơn hoặc tiến triển mạn tính, nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng cùng...