Góc tối của những streamer Trung Quốc kiếm 100.000 USD/tháng: ‘Chôn vùi’ thanh xuân ở studio
Không ít thanh thiếu niên Trung Quốc đã bỏ học để tìm kiếm vận may với nghề streamer. Ngay cả nông dân cũng bỏ ruộng vườn để theo đuổi ước mơ làm giàu từ Internet.
Yu Li là một thanh niên sống ở tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc với công việc chính là livestream kiếm tiền. Mỗi ngày, anh dành nhiều giờ đồng hồ tại một studio để phát trực tiếp trên mạng xã hội YY và khi anh kể chuyện cười hay nói một câu gì đó đáng chú ý, người hâm mộ sẽ gửi “quà ảo” nhưng có giá trị tiền thật cho anh.
Buổi livestream của Yu là sự kết hợp giữa trò chuyện, âm nhạc và sự hài hước. Ngoài ra, anh còn thành lập và điều hành công ty tài năng Wudi Media chuyên đào tạo và quảng bá những thành viên muốn trở thành ngôi sao trên mạng.
Yu Li trong một buổi livestream trên YY.
Dù livestream đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Mỹ nhưng Trung Quốc mới là quốc gia bùng nổ mạnh nhất hình thức này. Khoảng một nửa trong số 700 triệu người dùng Internet của Trung Quốc đã dùng các ứng dụng livestream – nhiều hơn dân số Mỹ.
Tại Mỹ, người có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội kiếm được rất nhiều tiền từ quảng cáo. Các “ngôi sao” ở Trung Quốc cũng có thu nhập cao nhưng phần lớn đến trực tiếp từ người hâm mộ dưới dạng quà tặng – giống như một lọ đựng tiền ảo. Theo iResearch, thị trường livestream Trung Quốc trị giá ít nhất 3 tỷ USD trong năm 2016, tăng 180% so với năm trước. Các nhà phân tích dự đoán lĩnh vực này sẽ sớm tạo ra nhiều tiền hơn hệ thống phòng vé tại đất nước tỷ dân.
Do Facebook và Google vẫn bị chặn ở Trung Quốc nên Tencent và nhiều công ty địa phương khác đang phát triển mạnh. YY vốn dĩ là một cổng chơi game nhưng sau này đã phát triển thành nền tảng xã hội dẫn đầu trong lĩnh vực livestream.
Video đang HOT
Yu đến từ Mãn Châu, năm 16 tuổi anh trở thành thợ cơ khí và khi không sửa chữa máy móc, anh thường ghé thăm các quán cà phê Internet. Trong khi chơi trò chơi điện tử, anh đã học được một cách phát âm khá thú vị và sử dụng nó trong những buổi livestream sau này của mình.
Năm 2014, Yu thành lập Wudi và thu nhập từ việc livestream và kinh doanh của anh đã tăng lên mức hơn 100.000 USD/tháng. Để phát triển công ty, Yu luôn cần nguồn tân binh liên tục. Một trong số đó là Lu Yongzhi, thanh niên 26 tuổi từng làm nghề buôn bán gia súc. Cha dượng của Lu là một nông dân không có máy tính và cũng không biết sử dụng smartphone nên ông không thể xem con trai livestream và thuyết phục mọi người trong làng rằng Lu kiếm tiền từ công việc này.
Lu khi còn ở quê làm nghề buôn bán gia súc.
Khi mới vào nghề, Lu từng phải ngủ trên sàn nhà của một người bạn, livestream gần 10 tiếng/ngày và chỉ kiếm được một khoản tiền ít ỏi. Tuy nhiên sau một vài năm ký hợp đồng với Yu, sự nghiệp của Lu đã phát triển hơn. Giờ đây anh có thể kiếm hàng ngàn USD mỗi tháng và dùng hàng hiệu sang chảnh.
Sự nổi lên của những “ngôi sao” như Yu đã biến livestream thành một cơn sốt. Không ít thanh thiếu niên Trung Quốc đã bỏ học để tìm kiếm vận may với nghề streamer. Ngay cả nông dân cũng không phải ngoại lệ khi bỏ ruộng vườn để theo đuổi ước mơ làm giàu từ Internet.
Ngay cả nông dân cũng không phải ngoại lệ khi bỏ ruộng vườn để theo đuổi ước mơ làm giàu từ Internet.
Nhiều người thậm chí còn phẫu thuật thẩm mỹ hoặc trang điểm đậm để có gương mặt ưa nhìn. Tuy nhiên theo Yu, không nên lạm dụng phẫu thuật. Thay vào đó, tiêm botox, filler hay làm trắng da sẽ ít rủi ro hơn. Chính vì ngoại hình đóng vai trò ngày càng lớn, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã đặt ra ranh giới giữa gợi cảm . Do đó, nhiều livestream phản cảm đã bị thẳng tay đàn áp.
Điều này khiến một số streamer lo ngại rằng việc kiếm tiền sẽ trở nên khó khăn nhưng trên thực tế, vấn đề nằm ở cơ cấu trả tiền. Đối với mỗi 1.000 USD quà tặng ảo kiếm được, streamer chỉ nhận được vài trăm USD bởi 50% đã về tay YY và khoảng 20% được chuyển cho người quản lý.
Lu Mingming, một tân binh 25 tuổi thường dành nhiều giờ mỗi ngày trong studio. Theo cô, phần khó nhất là phải luôn xuất hiện trong bộ dạng dễ thương và vui vẻ trong nhiều giờ liền, 7 ngày/tuần.
Lu Mingming luôn phải tỏ ra vui vẻ mỗi lần livestream.
Có những streamer chia sẻ rằng họ cảm thấy khó khăn trong việc nghĩ ra ý tưởng mới và cuộc sống của họ rất tẻ nhạt khi chỉ suốt ngày quanh quẩn trong studio. Ngay cả Yu, ngôi sao livestream và ông chủ của một công ty đôi khi cũng nghi ngờ về cuộc sống của mình.
Anh chia sẻ: “Trong quá khứ, kể cả lúc không có tiền, tôi vẫn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn nhưng giờ đây, tôi phải thận trọng đến từng lời nói”. Lời khuyên của Yu cho những người mới trở thành streamer là “tập trung phát triển khả năng của mình thay vì làm ‘trò lố’ để nổi tiếng nhanh nhất có thể”.
Theo genk
Nhân viên Apex Legends: Streamer Trung Quốc cũng ngang nhiên bật hack
Prog - Veka bày tỏ, phần lớn các hacker Trung Quốc là những kẻ chế tạo, rao bán công cụ hack, thậm chí cả các streamer nước này cũng ngang nhiên bật hack.
Như đã đưa tin trước đây, một nhân viên người Trung Quốc của Apex Legends đã phải công khai chia sẻ trên Weibo (một trang mạng xã hội tương tự như Facebook, được dùng phổ biến tại Trung Quốc) về tình hình hack/cheat của game thủ Trung Quốc. Prog-Veka đã thẳng thắn chỉ ra rằng trong Apex Legends "game thủ Trung Quốc thì ít mà "hack thủ" thì nhiều", hơn nữa phần lớn hacker trong game đều đến từ Trung Quốc.
Sau đó không lâu, Prog - Veka lại phải tiếp tục than phiền vì tình trạng hack/cheat của server Châu Á, đồng thời bày tỏ sự việc này đã đi vượt khỏi tầm kiểm soát của công ty... chỉ còn một biện pháp duy nhất để giải quyết là phát hành chính thức tựa game ở khu vực Trung Quốc Đại Lục, sau đó kết hợp với nhà phát hành sử dụng luật pháp để hạn chế vấn nạn này. Hacker Trung Quốc tuy nhiều nhưng chủ yếu chỉ hoạt động ở những game nước ngoài chưa được các nhà phát triển Trung Quốc mua lại bản quyền, những tựa game được phát triển và phát hành bởi các hãng game trong nước thường được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Có thể thấy ví dụ rõ nhất với PUBG, trong khi PUBG PC đi đâu cũng thấy hack thì PUBG Mobile được phát triển và phát hành bởi ông lớn Tencent lại thường "vắng bóng quân thù", tuy không thể đảm bảo là không tồn tại hacker nhưng hiển nhiên ít hơn hẳn trong game gốc. Chính vì thế giao quyền phát hành tại Trung Quốc cho những hãng game ở nước sở tại có thể coi là phương pháp hữu dụng nhất để kìm chân các hacker nước này.
Prog - Veka cũng tiến hành phân tích tình trạng hiện nay của game thủ Trung Quốc cũng như server Châu Á: Đầu tiên, tuy rằng hacker chiếm một lượng lớn nhưng bên cạnh đó phần lớn vẫn là những người chơi bình thường vô tội. Thứ hai, một lượng lớn các hacker là người chế tạo hay buôn bán các phần mềm hack, ứng dụng thứ ba, những người này công khai "PR" rao bán sản phẩm của mình trong game, ngoài ra còn một bộ phận là các streamer. Thứ ba, Apex Legends chưa phát hành chính thức tại Trung Quốc Đại Lục, trước đây khi PUBG được ủy quyền cho nhà phát hành Trung Quốc thì đã giải quyết được vấn nạn gian lận này ở một mức độ nhất định.
Theo gamehub
Tencent siết chặt luật quản lý các streamer Trung Quốc - một số tựa game như PUBG có thể bị cấm stream Hơi căng cho các streamer Trung Quốc rồi. Gã khổng lồ game Trung Quốc, Tencent đã thực hiện một số quy tắc mới để chi phối hành vi của các streamer. Theo một báo cáo của công ty chuyên về thị trường trò chơi châu Á Niko Partners, các quy tắc đã được thay đổi để giám sát chặt chẽ đối với những...