Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/11: Cơ hội tiến lên 1.000 điểm
Bộ chỉ báo MACD và RSI đang hướng lên, cho thấy đà tăng điểm đang khá mạnh. Chỉ số có cơ hội tiến lên thử thách ngưỡng kháng cực tâm lý quanh 1.000 điểm trong những phiên tới.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 23/11.
CTCK Bảo Việt – BVSC
Trên đồ thị tuần, chỉ số tiếp tục hướng lên và tiến sát tới vùng giá cao nhất của năm 2020, tính tới thời điểm hiện tại.
VN-Index vẫn đang di chuyển trong kênh giá song song hình thành từ đầu tháng 4 tới nay, trong khi các chỉ báo xu hướng vẫn duy trì trạng thái tích cực và các chỉ báo động lượng đã tiếp tục hướng lên.
Diễn biến này cho thấy, chỉ số vẫn còn động lực tăng điểm trong ngắn hạn và hướng tới thử thách những vùng giá cao hơn.
Trên đồ thị ngày, xu hướng tăng điểm đang cho thấy diễn biến tích cực, khi các đường trung bình động ngắn vẫn hướng lên và nằm trên các đường trung bình động dài hơn, trong khi các chỉ báo xu hướng vẫn đang duy trì trạng thái tích cực.
Tuy nhiên, nhóm chỉ báo động lượng đồng loạt bước vào trạng thái quá mua, trong bối cảnh chỉ số chạm vào ngưỡng kháng cự mạnh 990 điểm, nơi có sự hội tụ của dải BB trên và cận trên của kênh giá song song đi lên hình thành từ cuối tháng 07 tới nay.
Diễn biến này có thể đang cảnh báo trước về sự xuất hiện của một nhịp hồi phục ngắn của chỉ số trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm.
Chỉ số được dự báo sẽ đối mặt với áp lực rung lắc trong những phiên giao dịch đầu tuần tới khi tiếp cận vùng giá 990-1.000 điểm. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đánh giá tích cực đối với xu hướng ngắn hạn của chỉ số với đích đến kỳ vọng .1020-1.030 điểm.
Video đang HOT
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK Phú Hưng – PHS
VN-Index có phiên ngày 20/11 tăng điểm thứ tư liên tiếp. Khối lượng duy trì trên mức bình quân 10 và 20 phiên hàm ý dòng tiền đang gia nhập thị trường tích cực.
Không những vậy, chỉ số tiếp tục đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA5,10,20 giữ trạng thái phân kỳ dương tích cực, cho thấy xu hướng phục hồi của chỉ số đang tiếp diễn.
Thêm vào đó, bộ chỉ báo MACD và RSI đang hướng lên, cho thấy đà tăng điểm đang khá mạnh. Chỉ số có cơ hội tiến lên thử thách ngưỡng kháng cực tâm lý quanh 1.000 điểm trong những phiên tới.
HNX-Index tiếp tục tăng điểm và khối lượng gia tăng, cùng với MA5,10,20 ở trạng thái phân kỳ dương tích cực, cho thấy chỉ số có thể vẫn giữ được xu hướng phục hồi. Trong trường hợp tích cực, chỉ số vẫn có cơ hội hướng lên thử thách ngưỡng tâm lý 150 điểm.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index . Nguồn: VCBS.
Chứng khoán ngày 13/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 13/11.
Mở vị thế cho HBC quanh ngưỡng 11.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): HBC đang hồi phục từ ngưỡng giá 10.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên hôm nay, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 11.000 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 14.000-15.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 10.000 đồng/cp.
Khuyến nghị mua CII với giá 24.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) công bố phát hành thành công 394 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 5 năm cho các cổ đông hiện hữu (Trái phiếu A), tương ứng với 33% tổng lượng trái phiếu dự kiến phân phối. Các trái phiếu chuyển đổi này có lãi suất 11%/năm.
Sau đợt phát hành này, CII sẽ phát hành thêm 1,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm kèm chứng quyền (Trái phiếu B) thông qua phát hành công khai khi điều kiện để phát hành Trái phiếu B là nếu khi CII không thể phát hành thành công tối thiểu 800 tỷ đồng Trái phiếu A.
VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 24.900 đồng/cp.
Chọn cổ phiếu nào phiên 13/11?
Khuyến nghị khả quan cho DGC với giá mục tiêu 47.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 10/11/2020, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) đã nhận được giấy phép khai thác khoáng sản cho Khai trường 25, DGC sẽ lần đầu tiên tự khai thác quặng apatit tại đây.
Dù thông tin này không bất ngờ vì ban lãnh đạo đã phát biểu chắc chắn về giấy phép cho khai trường này trong vòng 1 năm nay, nhưng việc có giấy phép hôm 10/11 giúp DGC có thể chính thức bắt đầu vào khai thác ngay.
VCSC đã tính đến đóng góp của Khai trường 25 trong định giá hiện tại. Hiện dự phóng Khai trường 25 sẽ giúp cắt giảm trung bình 6% YoY chi phí quặng apatit trong năm 2021.
Con số này tương đương với mức cải thiện khoảng 1,6 điểm phần trăm trong biên lợi nhuận gộp chung của DGC (biên lợi nhuận gộp chung dự phóng năm 2020 là 23,5%).
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan cho DGC với giá mục tiêu 47.500 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 6,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,7%.
Khuyến nghị khả quan cho PHR với giá mục tiêu 64.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) công bố Nghị quyết HĐQT bao gồm mục tiêu lợi nhuận quý 4/2020 và một số nội dung chính đã được thông qua.
Theo Nghị quyết này, công ty mẹ PHR đặt mục tiêu ghi nhận tổng thu nhập (bao gồm doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác) đạt 1,25 nghìn tỷ đồng và thu nhập ròng đạt 382 tỷ đồng trong quý 4/2020.
Dù PHR chưa công bố kế hoạch hợp nhất, chúng tôi cho rằng các mục tiêu của công ty là cao hơn dự báo của VCSC, chủ yếu nhờ mảng cao su tự nhiên có diễn biến kinh doanh tích cực hơn.
Kế hoạch quý 4/2020 này cũng tương ứng với việc PHR sẽ nhận được khoản bồi thường còn lại trị giá khoảng 309 tỷ đồng đến từ chuyển đổi đất cao su sang KCN Nam Tân Uyên 2 Mở Rộng (NTU3) trong quý 4/2020, phù hợp với kỳ vọng hiện tại.
Ngoài ra, PHR đã trình đề xuất cho tập đoàn mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam (HOSR: GVR) - để được phê duyệt chủ trương trở thành chủ đầu tư trực tiếp của các dự án khu công nghiệp, dân cư và dịch vụ Hội Nghĩa và Bình Mỹ, phù hợp với kỳ vọng cho rằng PHR sẽ sở hữu 100% các KCN Hội Nghĩa và Bình Mỹ.
Bên cạnh đó, PHR bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới, bao gồm đầu tư điện mặt trời và xử lý chất thải. Theo ban lãnh đạo, PHR đã đầu tư dự án điện mặt trời áp mái để cung cấp điện cho các nhà máy của công ty; vốn XDCB yêu cầu cho các khoản đầu tư này là không đáng kể.
Đối với kế hoạch năm 2021, PHR chỉ công bố kế hoạch liên quan đến mảng cao su tự nhiên, với sản lượng chế biến đạt 21.600 tấn trong năm 2021 (-21% so với mục tiêu năm 2020) và giá bán trung bình (ASP) đạt 33 triệu đồng/tấn ( 2% so với mục tiêu năm 2020).
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan cho PHR với giá mục tiêu 64.700 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 11,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,5%.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/10 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/10 của các công ty chứng khoán. Có thể mở vị thế cổ phiếu FPT tại quanh ngưỡng giá 53.0 CTCK BIDV (BSC) Cổ phiếu FPT của CTCP FPT đang tạo nhịp tăng giá sau khi tích lũy trung hạn tại ngưỡng giá 50.0....