Góc nhìn kỹ thuật phiên 26/11: Khả năng tăng trở lại là khá cao
Các chỉ báo kỹ thuật chưa cho tín hiệu đảo chiều rõ ràng, tuy nhiên, nếu VN-Index tiếp tục trụ vững tại vùng giá này, khả năng đảo chiều tăng trở lại là khá cao.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 26/11.
CTCK FPT – FPTS
Đà giảm của VN-Index đã tạm thời bị ngắt nhịp trong phiên giao dịch ngày 25/11. Chốt phiên, chỉ số tăng nhẹ 1.87 điểm lên đứng ở mức 595.7 điểm.
Tín hiệu tích cực được ghi nhận theo diễn biến hồi phục này là việc VN-Index chạm vùng hỗ trợ 590 điểm và bật tăng trở lại. Diễn biến này cho thấy cầu giá thấp vẫn hiện diện trong vùng hỗ trợ, nâng đỡ xu hướng và kèm theo đó là nguy cơ xảy ra bán tháo đã tạm thời được đẩy lùi.
Trên đồ thị, thân nến của VN-Index phiên 25/11 có dạng hammer hàm ý về khả năng chiều hướng giảm dần của VN-Index từ phiên 16/11 đến nay có thể sẽ đảo chiều. Tuy nhiên, do đà tăng của chỉ số không có sự đồng thuận của khối lượng giao dịch, nên tín hiệu đảo chiều này vẫn cần chờ thêm dấu hiệu xác nhận.
Cụ thể, VN-Index sẽ cần tiếp tục duy trì đà tăng và nhanh chóng tái lập được mốc 605 điểm (MA 20) bởi khi đó chỉ số sẽ phá vỡ kịch bản của kênh xu hướng giảm đang bao quát dao động của VN-Index từ đầu tháng 11/2015 đến nay.
Áp lực giảm mạnh đã kéo chỉ số xuyên qua cận dưới của dải bollinger nên khả năng xuất hiện nhịp hồi phục cũng được nâng cao. Phiên 25/11, mốc 590 điểm tạo bởi SMA 100 và Fibo Retracement 61,8% (hoàn bù cho nhịp giảm 640 xuống 511 điểm) đã thể hiện vai trò ngưỡng hỗ trợ mạnh đối với xu hướng ngắn hạn.
Tuy vậy, vẫn cần phải thận trọng nếu đà giảm tái diễn trong phiên kế tiếp do các chỉ báo có độ tin cậy lớn như MACD, RSI, ADX vẫn tiếp tục duy trì cảnh báo về xu hướng giá xuống.
CTCK MB – MBS
Video đang HOT
Về mặt kỹ thuật, sau phiên đảo chiều tăng điểm 25/11, các chỉ số đã kiểm nghiệm thành công mức hỗ trợ 590 điểm với VN-Index và 81 điểm với HNX-Index. Thanh khoản tích cực cho thấy thị trường vẫn đang duy trì được xu hướng tăng trung hạn.
Dòng tiền đang luân chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có thanh khoản cao và chưa tăng giá nhiều trong thời gian vừa qua. Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục để tận dụng nhịp hồi phục của thị trường, có thể thực hiện các giao dịch ngắn hạn với nhóm cổ phiểu vừa và nhỏ có thanh khoản cao.
CTCK BIDV – BSC
VN-Index đang phản ứng khá tích cực tại vùng hỗ trợ 590 điểm, dù vậy nếu chỉ số không thể vượt qua ngưỡng tâm lý 600 điểm thì có thể sẽ kích hoạt đợt bán mạnh tiếp theo và sớm đe dọa vùng hỗ trợ này. Mặt khác, khối ngoại tiếp tục bán ra và giá trị margin đang duy trì ở mức cao vẫn là thông tin không tích cực cho VN-Index trong quá trình kiểm tra lại vùng kháng cự.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS
VN-Index bật tăng rất tốt sau khi chạm cận dưới của kênh giá xuống (tương đương vùng 588-590 điểm). Chỉ số này cũng phản ứng tốt với vùng hỗ trợ trung hạn của các đường SMA50 và SMA100. Các chỉ báo kỹ thuật chưa cho tín hiệu đảo chiều rõ ràng, tuy nhiên nếu VN-Index tiếp tục trụ vững tại vùng giá này, khả năng đảo chiều tăng trở lại là khá cao. Trường hợp ngược lại, nếu tiếp tục xu hướng giảm, VN-Index sẽ test lại SMA200 tương đương vùng 580 – 585 điểm.
HNX-Index cũng có diễn biến tăng điểm về cuối phiên, tiếp tục tạo thành bóng nến khá dài bên dưới vùng hỗ trợ 81 điểm, bật tăng lên trên đường trendline tăng điểm trung hạn. Đây cũng là phiên thứ 3 liên tiếp chỉ số này duy trì bên trên đường SMA20 với thanh khoản tích cực. Xung lực tăng do vậy đang duy trì ở mức tốt, tuy nhiên HNX-Index đang đối mặt với mốc kháng cực tạo bởi đường SMA200 tương đương mốc 82.5 điểm. Rung lắc có thể sẽ xảy ra tại vùng giá này.
CTCK Bảo Việt – BVSC
VN-Index hồi phục khá tích cực sau khi chớm phá xuống dưới đường SMA50, kèm theo đó là sự lan tỏa nhanh trở lại của độ rộng tăng điểm. Thanh khoản tuy giảm nhẹ so với những phiên trước, nhưng vẫn duy trì ở trên mức khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất. Diễn biến này không những giúp đường giá đóng cửa trên nhóm MA trung hạn (SMA100 và SMA50), mà còn khiến cho tâm lý thận trọng của nhà đầu tư phần nào được gạt bỏ để thay thế bằng tâm lý hưng phấn, kỳ vọng về khả năng kết thúc điều chỉnh của chỉ số.
Như đã đề cập trước đó, việc đường ADX đảo chiều tăng điểm tại ngưỡng 25 trước sự giao cắt của 2 đường DI (đường -DI cắt lên đường DI), khiến chỉ số đối mặt với nguy cơ giảm mạnh nếu mốc điểm thấp nhất trong phiên 24/11 (tương ứng với ngưỡng quanh 590 điểm) bị xuyên thủng. Do đó, phản ứng hồi phục của đường giá phiên 25/11 đã phần nào giảm thiểu được rủi ro sụt giảm mạnh của chỉ số trong ngắn hạn.
Mặt khác, cây nến trắng có bóng dưới nằm trong vùng hỗ trợ được tạo bởi nhóm MA trung hạn xuất hiện tại thời điểm các chỉ báo dao động (William%R và STO) đã giao cắt trở lại đường tín hiệu, đồng thời vượt lên trên vùng quá bán. Tín hiệu này được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số nối dài đà hồi phục trong những phiên còn lại của tuần.
Mặc dù vậy, vẫn cần quan sát thêm những tín hiệu trong một vài phiên giao dịch kế tiếp để có thể khẳng định độ bền vững của nhịp phục hồi này. Đồng thời, để ngỏ kịch bản chỉ số có thể quay lại kiểm tra vùng hỗ trợ 585-590 điểm một lần nữa trong một vài phiên kế tiếp, bởi đường giá vẫn đang chịu sức ép từ nhóm MA ngắn hạn đang án ngữ ngay sát trên trong bối cảnh các chỉ báo kỹ thuật khác (MACD, Momentum…) vẫn chưa có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Vùng kháng cự gần của 2 chỉ số được dự báo nằm tại 605-610 điểm đối với VNI-Index tương ứng 82,5-83 điểm đối với HNX-Index. Đây được xem là điểm bán trading giảm tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đang nắm giữ.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 20/11: Cảnh báo xấu
Sự đồng thuận tại cùng một thời điểm của khá nhiều các chỉ báo có độ tin cậy cao là một cảnh báo xấu đối với các hoạt động giao dịch trong các phiên tới.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 20/11.
CTCK FPT - FPTS
VN-Index đã rơi xuống dưới đường trung bình động ngắn hạn MA22 sau phiên 19/11 và mở ra khả năng sớm kiểm nghiệm mức đáy tạm 595 điểm trong các phiên tới. Trạng thái các đỉnh và đáy mới liên tục thấp dần kể từ khi chỉ số chạm mức 618 điểm khiến nguy cơ giảm ngắn hạn trở thành một xu thế mới.
Đáng chú ý là cận dưới của Bollinger có dấu hiệu mở rộng mặc dù phiên giảm 19/11 không thực sự mạnh. Ngoài ra, MACD và RSI tiếp tục cho tín hiệu phân kỳ giá xuống rõ rệt hơn so với các phiên trước. Rõ ràng sự đồng thuận tại cùng một thời điểm của khá nhiều các chỉ báo có độ tin cậy cao là một cảnh báo xấu đối với các hoạt động giao dịch trong các phiên tới.
Như vậy, áp lực giảm trong các phiên tới vẫn chưa thay đổi và dựa trên các chỉ báo về xung lực và xu hướng cho thấy thời điểm xuất hiện điểm "đột biến" sẽ xảy ra trong tuần tới. Ở góc độ tiêu cực, chỉ số sẽ xuất hiện nhịp giảm mạnh nếu để mất khu vực hỗ trợ quan trọng tại 600 điểm. Các mục tiêu hỗ trợ sâu hơn theo kịch bản này sẽ lần lượt xuất hiện tại 595 điểm và 575-580 điểm tạo bởi đường MA200 và Fibo 38,2% (hoàn bù nhịp tăng 510-620 điểm vừa qua).
CTCK MB - MBS
Về mặt kỹ thuật, hai chỉ số tiếp tục xu hướng điều chỉnh trong ngắn hạn, mốc hỗ trợ mạnh 600 điểm quan trọng đối với VN-Index vẫn được duy trì. Trong phiên tới, các chỉ số có thể tiếp tục kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 600 điểm đối với VN-Index và 81 điểm đối với HNX-Index. Nhà đầu tư duy trì trạng thái danh mục hiện tại và theo dõi diễn biến thị trường tại các ngưỡng hỗ trợ để có hành động phù hợp.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS
VN-Index tiếp tục suy yếu về sát ngưỡng hỗ trợ 600 điểm. Chỉ số này sau khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 605 điểm, lùi xuống dưới đường MA20 hiện đang tiếp tục điều chỉnh giảm và nguy cơ test lại nhóm các đường MA dài hạn phía dưới tương đương vùng 580-595 điểm là khá cao khi các chỉ báo kỹ thuật đang đồng loạt suy yếu. ADX cũng đang lao dốc mạnh, đường - DI đang có xu hướng cắt lên đường DI cho thấy khả năng đảo chiều xu hướng đang mạnh dần.
HNX-Index điều chỉnh giảm nhẹ trở lại sau 2 phiên tăng nhẹ trước đó. Diễn biến đi ngang trong biên độ hẹp của chỉ số này tiếp tục diễn ra. Các mẫu hình Doji, Spinning top liên tiếp hình thành và chưa có dấu hiệu chấm dứt xu hướng này trong ngắn hạn. Các chỉ báo kỹ thuật cũng đang suy yếu cho tín hiệu tiếp tục điều chỉnh giảm trong biên độ hẹp trong vài phiên tới.
CTCK Bản Việt - VCSC
Hai chỉ số có thể sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng giá 600-605 của VN-Index và 81.0-81.5 của HNX-Index và hai chỉ số sẽ quay lại nhịp tăng ngắn hạn trong phiên giao dịch 20/11. Đồng thời, lực cầu ngắn hạn có thể sẽ gia tăng dần trong các nhịp rung lắc sắp tới khi giá của nhiều cổ phiếu đã giao dịch rơi vào gần vùng quá bán và áp lực giảm mạnh là khó có thể xảy ra. Ngoài ra, đánh giá cao dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa và tập trung ở nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps chưa tăng mạnh.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index với mức cắt lỗ ở mức 600.24 và mức giảm xu hướng ngắn hạn của chỉ số HNX-Index vói mức kháng cự ở mức 82.5 cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên quan tâm đến xu hướng ở từng cổ phiếu và ưu tiên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mở vị thế mua mới.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 25/11: Tiếp tục nhịp giảm Trong trường hợp áp lực bán tăng cường tiếp tục tạo thuận lợi cho kịch bản giảm sâu thì vùng hỗ trợ dưới tạo bởi MA200 và mức Fibo 50.0% tại 575-580 điểm sẽ đóng vai trò như lực đỡ mạnh nhất đối với đà giảm ngắn hạn. Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ...