Góc nhìn khác về tài sản của AVG
Sáng 16/12/2019, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong thương vụ MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG.
Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu năm 2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp, vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Danh sách cổ đông sáng lập gồm: Công ty Viễn thông và truyền hình An viên; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội; Công ty TNHH Sản xuất chương trình nghe nhìn Nhân Văn; Công ty cổ phần Tổ chức biểu diễn Venus.
Đến thời điểm chuyển nhượng cổ phần cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone), cơ cấu cổ đông của AVG chỉ còn 2 pháp nhân, gồm Công ty Viễn thông và truyền thông An Viên và Công ty TNHH Giải pháp tích hợp công nghệ cao, còn lại là các cổ đông cá nhân.
Đầu năm 2015, MobiFone xin phê duyệt chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình bằng cách mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số.
Đến cuối năm 2015, thương vụ MobiFone mua 95% vốn cổ phần của AVG cơ bản hoàn tất và gây chú ý trong dư luận bởi giá trị M&A rất lớn, lên tới 8.900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra thương vụ này và sau khi có kết luận điều tra, hồ sơ tài liệu chuyển tới cơ quan điều tra.
Cơ quan này xác định, trong quá trình thực hiện việc mua cổ phần, nhiều cá nhân ở Bộ Thông tin và Truyền thông, MobiFone, AVG và một số đơn vị khác đã có nhiều sai phạm, gây thiệt hại tài sản lớn của Nhà nước.
AVG được xác định là thua lỗ liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu. Giai đoạn 2010-2015, lỗ lũy kế của AVG là hơn 1.634 tỷ đồng, chiếm 45% vốn điều lệ.
Đến ngày 31/12/2015, con số này nâng lên 1.963 tỷ đồng, chiếm 54% vốn. Tại thời điểm 31/3/2015, AVG có khoản phải thu 78,2 tỷ đồng, nợ phải trả và vay ngắn hạn 818 tỷ đồng, vay và nợ dài hạn 904 tỷ đồng; tổng tài sản trên báo cáo kiểm toán là 6.047,3 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định giá trị tài sản của AVG tính đến ngày 31/3/2015 là 3.103 tỷ đồng, trừ đi tổng nợ phải trả là 1.133 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng còn là 1.970 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên cơ sở này, cơ quan công tố xác định, tổng số thiệt hại từ thương vụ MobiFone mua lại AVG là hơn 6.500 tỷ đồng (bao gồm cả tiền lãi).
Dù kinh doanh kém hiệu quả, nhưng AVG có lợi thế khá đặc biệt so với các hãng truyền hình khác.
Cụ thể, AVG được cấp thí điểm 4 kênh tần số cao từ nhiều năm trước, các kênh này giúp cho tín hiệu truyền hình ổn định, hình ảnh rõ và không bị nhiễu.
Bản cáo trạng không nêu rõ thời điểm AVG được cấp 4 kênh tần số cao, cũng như thời điểm thí điểm kết thúc.
Nhưng cơ quan công tố cho rằng, 4 kênh này phải được đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại Luật Tần số vô tuyến điện.
Thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã không thu hồi các kênh này để thực hiện đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng.
Theo quy định tại Điều 18 – Luật Tần số vô tuyến điện, có 3 phương thức cấp phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là cấp trực tiếp trên cơ sở hồ sơ xin cấp phép, đấu giá và cấp phép thông qua thi tuyển quyền sử dụng.
Đối với các băng tần, kênh tần số có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện thì phải tổ chức đấu giá hoặc thi tuyển.
Quá trình thực hiện dự án mua lại AVG, MobiFone có văn bản kiến nghị cho phép tổng công ty này tiếp tục sử dụng 4 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ kinh doanh truyền hình và viễn thông.
Đáng chú ý, dù Thủ tướng Chính phủ chưa có ý kiến về việc sử dụng các kênh tần số đã cấp, nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn ban hành quyết định phê duyệt dự án.
Bộ này cũng không thu hồi để tổ chức đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng, mà cho phép MobiFone được tiếp tục sử dụng 4 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông.
Cơ quan công tố cho rằng, 4 kênh tần số cao không được quy hoạch phát triển mạng viễn thông di động, nên việc Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép MobiFone được sử dụng các kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty là không đúng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Vay vốn Qũy tín dụng thế nào?
Tôi hiện đang công tác tại Quỹ tín dụng ở tỉnh Thái Bình, xin luật sư cho ý kiến trường hợp chúng tôi đang gặp phải:
Khách hàng A có vay tiền của Quỹ tín dụng chúng tôi, trước khi vay vốn Quỹ tín dụng có làm đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại huyện, thời điểm vay vốn khách hàng chưa có giấy chứng nhận QSD đất(do khu vực nông thôn địa phương chưa có giấy CNQSD đất. Sau đó Khách hàng đó được cấp giấy chứng nhận QSD đất và đem đi vay tại ngân hàng khách. nay khách hàng không có khả năng trả nợ, vậy cho em hỏi Quỹ tín dụng có thể làm thủ tục thanh lý tài sản thế chấp được không
Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 21/2019/ TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân
21. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 37. Hoạt động cho vay
1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
4. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đãng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.
Về quản lý hoạt động cho vay tại Điều 38. Quản lý hoạt động cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân phải ban hành quy chế nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
1. Quy định cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên bao gồm:
a) Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
b) Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);
c) Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;
d) Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
đ) Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
e) Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
g) Lãi suất cho vay, mức cho vay.
2. Quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ các quy định nêu trên thì quỹ tín dụng cho vay trên cơ sở mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Quy định cụ thể về việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Theo điều 168 Luật Đất Đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận nên việc cho vay có thế chấp như bạn nêu là không đáp ứng đúng quy định pháp luật.
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân, Hà Nội
Theo Vietnamnet.vn
"Gỡ khó" xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi Để đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình chuyển đổi, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc thù của khu vực đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định về chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần (CTCP) thay thế Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg đã bổ sung các quy định mới về xác...