Góc nhìn giao dịch chứng khoán tuần mới: Đầu tư “theo trend” vẫn khá thịnh
Theo các chuyên gia, giá cổ phiếu ở thời điểm này vẫn bị chi phối bởi các yếu tố thị trường nhiều hơn là tài chính doanh nghiệp.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng
Nguyên nhân chính theo tôi thấy là dòng tiền rất yếu và nhiều nhà đầu tư có vẻ canh giá cao bán hơn là mua vào vùng giá thấp. Quan sát 1 tháng qua có hiện tượng này khi thanh khoản giảm dần đều tới mức gần như cạn kiệt. Đặc biệt cả khi giá tăng mà thanh khoản vẫn giảm và mỗi khi giá chạm vào những vùng kháng cự thì thanh khoản chỉ cẩn tăng nhẹ, người bán mạnh tay hơn một chút là giá giảm lại ngay.
Dĩ nhiên tâm lý nhà đầu tư vẫn được hỗ trợ hoặc tác động từ các thị trường quốc tế và cả giá vàng liên tục tăng những ngày qua. Tuy vậy, mức độ tương quan không còn quá mạnh như trước khi có nhiều thời điểm xu hướng 2 thị trường trong nước và quốc tế có những ngày trái chiều nhau.
Do đó, theo tôi trong tuần giao dịch mới TTCK sẽ không có gì thay đổi nhiều, vẫn giao dịch yếu và xu hướng đi ngang. Nếu thị trường có tăng lên các vùng kháng cự ngắn nhiều khả năng sẽ bị điều chỉnh trong bối cảnh dòng tiền chưa có nhiều cải thiện, tâm lý giao dịch còn e dè và dòng tiền lớn khác vẫn tập trung ở vàng, trái phiếu (số liệu từ HNX cho thấy phát hành TPCP, TPDN đều có tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối bất chấp lãi suất TPCP thấp nhất nhiều năm).
Ông Phan Dũng Khánh
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Dầu khí (PSI)
Kể từ khi VN-Index hồi phục trở lại từ mốc 824 điểm phiên 30/06 đến nay cho thấy 2 điều. (i) VN-Index đã không giảm sâu dưới ngưỡng 824 điểm (ii) giai đoạn hồi phục gồm 7 phiên (6 phiên tăng điểm và 2 phiên giảm điểm) – Có thể nói đây là giai đoạn hồi phục trong xu hướng điều chỉnh lớn của thị trường kèm theo thanh khoản giảm sút.
Dòng tiền vẫn phân hóa kết hợp với việc nhiều cổ phiếu lớn nhỏ vẫn tăng giảm điểm mạnh đan xen. Áp lực chốt lời kèm theo diễn biến tiêu cực của nhiều TTCK thế giới cũng khiến phiên thứ 6 trở thành phiên điều chỉnh sau 5 phiên tăng liên tiếp.
Điều chỉnh kỹ thuật là cần thiết không chỉ bởi vì diễn biến giảm điểm phiên cuối tuần mà bởi thị trường khó có thể tăng mạnh vượt qua mốc 880 – 900 điểm ngay. Mốc kháng cự tâm lý 870 880 điểm là vùng điều chỉnh khi áp lực chốt lời gia tăng.
VN-Index vẫn có thể hồi phục tiếp hướng tới mốc 880 – 900 điểm trong tuần tới nhưng nhiều khả năng các phiên tăng giảm đan xen vẫn sẽ diễn ra. Nói cách khác, thị trường vẫn nên có 1 nhịp tăng điểm nhẹ nữa trong tuần tới.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Chỉ số VN-Index đã giảm 0,6% trong phiên cuối cùng của tuần, tương tự các TTCK Châu Á khác khi nhà đầu tư thận trọng do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trên toàn cầu. Với mức giảm này, chỉ số đã kết thúc chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, tuy nhiên, chỉ số VN-Index vẫn tăng 2,8% tính chung cả tuần.
Quan điểm kỹ thuật: Dù đóng cửa trong sắc đỏ, tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn duy trì ở mức Tích cực tại tất cả các chỉ số. Các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn MA5, MA10, MA20 của VN-Index, VN30, HNX-Index, VNMidcap và VNSmallcap vẫn chưa bị vi phạm sau phiên điều chỉnh của thị trường.
Dự báo tuần tới thị trường với đại diện là VN-Index có thể sẽ tăng điểm trở lại từ hỗ trợ MA5 gần nhất tại 870 điểm và hướng lên kiểm định kháng cự là mốc đỉnh tháng 6 và đường MA200 của chỉ số này tại 900-905 điểm.
Tuy vậy, nếu ngưỡng hỗ trợ 870 điểm bị vi phạm, VN-Index có thể sẽ tiếp tục thoái lui để kiểm định hỗ trợ ngắn hạn mạnh hơn của đường MA10, MA20 tại 855-860 điểm dù kịch bản này đang có xác suất xảy ra thấp hơn.
Nhà đầu tư lúc này vẫn có ý nghĩ đầu cơ nhiều hơn đầu tư. Có ý kiến cho rằng, giá cổ phiếu ở thời điểm này vẫn bị chi phối bởi các yếu tố thị trường nhiều hơn là tài chính doanh nghiệp. Quan điểm của các ông/bà?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng
Đúng là các yếu tố thị trường ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư lúc này, việc một vài doanh nghiệp có thông tin đặc biệt hầu như ảnh hưởng rất ít, thậm chí không ảnh hưởng hoặc chỉ có tác động đến cổ phiếu trên trong ngắn hạn vài phiên mà thôi.
Do vậy, đầu tư “theo trend” đang khá thịnh lúc này, nghĩa là nhà đầu tư có xu hướng tập trung vào các thông tin vĩ mô, yếu tố thị trường hơn là các thông tin cá biệt tác động trong phạm vi hẹp.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Dầu khí (PSI)
Những người ưa thích giao dịch ngắn hạn vẫn có lý khi giao dịch ngắn ở các cổ phiếu mạnh. Trong khi các nhà đầu tư với quan điểm dài hơi lại đang nắm giữ ở những cổ phiếu triển vọng xét dưới góc độ cơ bản.
Có lẽ yếu tố cơ bản, những cổ phiếu có câu chuyện riêng hay có cổ phiếu có chất xúc tác mới khiến giao dịch trở nên sôi động hơn như DBC, VGC, MHC, HSG, HPG… yếu tố thị trường cũng không phải quá quan trọng khi không thể giải thích tại sao 1 số cổ phiếu vẫn hút khách trong khi số khác lại không.
Tôi vẫn đánh giá cao yếu tố nội tại của doanh nghiệp là điều khiến các nhà đầu tư hoặc đầu cơ ngắn hạn quan tâm hơn là yếu tố thị trường.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Video đang HOT
Do thị trường trong ngắn hạn vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro không dự đoán trước được( như vaccin covid 19 vẫn chưa có chính thức, số ca nhiễm ở một số quốc gia vẫn tăng lên, yếu tố thiên tai , lũ lụt ở 1 số nước…, yếu tố địa chính trị nhiều bất ổn…), nên tâm lý đầu cơ sẽ hiện hữu cũng như trong tháng 7, ngoài thông tin về tài chính các doanh nghiệp về kết quả kinh doanh 6 tháng không nhiều bất ngờ nên yếu tố tăng giảm thị trường phản ánh tâm lý ngắn hạn, theo thị trường nhiều hơn.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh
Việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công sớm hơn dự kiến trong năm 2020, đặc biệt là tại các dự án lớn đã giúp thị trường sớm có các đợt sóng “Đầu tư công” trong thời gian qua. Trên thực tế , trong giai đoạn nửa đầu năm, tốc độ giải ngân đầu tư công mới chiếm một phần nhỏ trong dự toán, trong đó tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong nước thông qua Kho bạc Nhà nước mới đạt 28% kế hoạch. Các ông/bà có góc nhìn như thế nào về khả năng tạo “sóng” trở lại nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu như xi măng, sắt, thép… trong ngắn hạn?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng
Dù là nhóm nào đi nữa cũng sẽ đi theo xu hướng thị trường chung (như câu 3). Bởi thế sóng “đầu tư công” kéo được thị trường thì cổ phiếu những nhóm trên mới được hưởng lợi (có thể có sự tăng trưởng nhiều hơn mức trung bình thị trường).
Bên cạnh đó cần lưu ý, đây là yếu tố mang tính chất lâu dài, bởi thế nếu nhóm ngành trên khó có thể lệch pha, còn một khi lệch pha đồng nghĩa với xu hướng chung xấu, và yếu tố trên hầu như không có tác động đáng kể đến nhóm.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Dầu khí (PSI)
Cho dù giai đoạn mà đại dịch Covid 19 đang tác động mạnh đến nhiều nước trên thế giới kết hợp với việc Việt Nam kiểm soát dịch tốt, kinh tế Việt Nam cũng khó có thể quay trở lại phục hồi mạnh ngay mà cần thêm thời gian.
Các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế hay thúc đẩy hoạt động giải ngân ngân sách nhà nước, gia tăng đẩy mạnh các dự án có vốn đầu tư quốc gia… về lý thuyết đẩy mạnh đầu tư công cũng sẽ khiến các dự án, công trình trọng điểm cũng sẽ được ưu tiên phát triển, được sự hỗ trợ của nhà nước nhưng trên thực tế tốc độ giải ngân diễn ra khá chậm.
Ông Lê Đức Khánh
Tác động của chiến dịch “đẩy mạnh đầu tư công” chưa có thể tác động mạnh ngay đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng và vật liệu, tài nguyên cơ bản như xi măng, sắt, thép, xây dựng dân dựng – trái lại, kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp này cũng có những kết quả trái chiều.
Có lẽ khả năng tạo sóng ngắn hạn có lẽ chỉ đến với các doanh nghiệp đầu ngành, các doanh nghiệp lớn có lợi thế vượt trội như HPG, HSG, CTD, FCN, BMP, HT1….
Tôi không tin nhiều vào câu chuyện ngành mà tin hơn vào những cổ phiếu có lợi thế trong ngành và cơ hội đến từ sự khởi sắc qua số liệu kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể.
Nếu thị trường trong kịch bản lạc quan hồi phục tốt từ tháng 7 cho đến cuối năm thì khả năng tăng điểm trên diện rộng ở nhiều nhóm cổ phiếu là dễ xẩy ra – còn không trong trường hợp tệ hơn thì vẫn chỉ những cổ phiếu hàng đầu những cổ phiếu chất lượng mới thu hút được dòng tiền.
Vậy nhà đầu tư nên chọn chiến thuật nào để hạn chế rủi ro, theo các ông/bà?
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Dầu khí (PSI)
Có lẽ lựa chọn chiến thuật nào sẽ tùy thuộc vào trình độ cũng như kinh nghiệm của các nhà đầu tư cá nhân và kể cả các nhà đầu tư tổ chức.
‘Một danh mục cổ phiếu được ví như vườn cây hoa và quả – Mỗi loại sẽ có cơ hội nở vào 1 thời điểm trong năm hoặc có những cây không ra quả” – Hãy linh hoạt xây dựng 1 danh mục cổ phiếu mà chúng ta cũng có thể giao dịch ngắn cũng như có những cổ phiếu nắm giữ dài hạn.
Nếu có thể giao dịch ngắn hạn tận dụng tốt ở những cổ phiếu mạnh tăng giá nhanh có lẽ cũng là lựa chọn tốt. Ngược lại, nếu không có khả năng lướt sóng ngắn hạn thì hãi chọn ra 1 số cổ phiếu có triển vọng lớn để nắm giữ với tầm nhìn 3 – 6 tháng trở lên cũng là giải pháp hợp lý hạn chế rủi ro cũng như đem lại hiệu quả cao.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì các vị thế mua thăm dò ở thời điểm hiện tại.
Bàn tròn giao dịch chứng khoán tuần mới: Vẫn còn nhiều nhóm cổ phiếu tiềm năng
Theo các chuyên gia chức khoán, nhóm chứng khoán, vật liệu xây dựng là những nhóm cổ phiếu có nhiều tiềm năng, cùng với đó là các nhóm thủy sản, ngân hàng, thực phẩm...
Thị tr ường đã có dấu hiệu chùng xuống, cùng với thanh khoản cũng giảm trong tuần qua phần nào báo hiệu tâm lý cẩn trọng của nhà đầu t ư tr ước dấu hiệu của làn sóng Covid-19 đợt hai đang gia t ăng tại một số n ước nh ư Mỹ, ức, Trung Quốc. iều này có tiếp diễn trong tuần tới, theo các ông/bà?
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta
Tôi cho rằng, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với xu hướng hiện tại và dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng hoàn toàn quay trở lại thị trường. Điểm tích cực trong tuần qua là dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps cho thấy tính ch ất đầu cơ gia tăng trở lại thị trường. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức giảm, cho nên tôi nghiêng về kịch bản thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong biên độ hẹp trong tuần tới.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn tại các chỉ số không có sự thay đổi nhiều.Cụ thể, tín hiệu của VN-Index, VN30 và HNX-Index duy trì ở mức Tiêu cực trong khi tín hiệu của VNMidcap và VNSmallcap vẫn duy trì ở mức Tích cực, nhưng với một dấu hiệu suy yếu chưa được xóa bỏ.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh
Theo đó, chỉ số VN-Index có thể sẽ cần kiểm định lại hỗ trợ ngắn hạn tại 848 điểm phía dưới hoặc sâu hơn là hỗ trợ mạnh MA50, MA100 tại 828-835 điểm. Ngược lại, nếu VN-Index có thể vượt lên trên kháng cự MA20 tại 872 điểm, xu hướng ngắn hạn sẽ được cải thiện.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Tình hình Covid-19 chuyển biến xấu ở một số nước, đặc biệt là ở Mỹ, tiếp tục sẽ là yếu tố sẽ được nhà đầu tư theo dõi sát trong tuần tới. Lo lắng về số ca nhiễm gia tăng có thể khiến một số bang trì hoãn kế hoạch tái mở cửa, qua đó cản trở đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Ở trong nước, chuỗi phục hồi kéo dài của thị trường thời gian vừa qua khiến nhiều giá cổ phiếu tăng mạnh, nhiều trường hợp về sát vùng giá trước dịch bệnh Covid-19, khiến triển vọng tìm kiếm lợi nhuận không còn quá hấp dẫn với mức rủi ro đang gia tăng tại thời điểm hiện tại.
Bởi vậy, tôi cho rằng áp lực chốt lời, thoát vị thế sẽ gia tăng, đẩy chỉ số quay xuống vùng hỗ trợ quanh 830 - 835 và không loại trừ rủi ro tiếp tục phá đáy xuống các vùng sâu hơn ở 79x và 77x.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Thị trường đã tăng hơn 2 tháng qua kể từ đáy 650 điểm và ngưỡng 900 điểm cho thấy đây là mức cản mạnh trong nhịp tăng vừa qua. Tuần vừa qua thị trường giảm 1,91% qua đó ghi nhận tuần sụt giảm thứ 2 trong 3 tuần gần đây.
Về kỹ thuật, thị trường đã có đỉnh ngắn hạn cả về chỉ số và thanh khoản do vậy nhìn theo xu hướng trung và dài hạn thì nhịp điều chỉnh hiện tại là cần thiết và hoàn toàn bình thường.
Trong tuần tới, thị trường có khả năng sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ từ 832 - 836 điểm, nếu vẫn giữ được vùng hỗ trợ này thì xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn như hiện tại với những phiên dao động trong biên độ hẹp và thanh khoản thấp. Ngược lại, trong trường hợp vùng hỗ trợ bị vi phạm thì nhà đầu tư phải hết sức thận trọng.
Một cách tổng quan, ông/bà có góc nhìn nh ư thế nào về xu h ướng thị tr ường trong tháng 7 tới?
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta
Tôi cho rằng thị trường tháng 7 có thể sẽ khả quan hơn so với giai đoạn tháng 6, nhưng dòng tiền có thể sẽ phân hóa mạnh, đặc biệt chủ yếu tập trung ở các nhóm cổ phiếu dẫn dắt của thị trường như nhóm ngân hàng, bất động sản, dịch vụ tài chính và dòng sản xuất thực phẩm.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Sau giai đoạn phục hồi với sức lan tỏa tốt thời gian vừa qua, tôi cho rằng, thị trường có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nhẹ với tình trạng phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm cổ phiếu trong tháng 7.
Sự thay đổi tâm lý của thị trường có thể sẽ đến từ những chuyển biến tiêu cực của các yếu tố ngoại biên bao gồm làn sóng Covid-19 đợt hai sớm quay trở lại ở một số nước, bất ổn xã hội, tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không như kỳ vọng trong khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng...
Khi tâm lý hưng phấn không còn được duy trì, thị trường có thể chứng kiến sự rút lui của dòng tiền ngắn hạn mang tính đầu cơ. Cùng với đó, dòng tiền cũng sẽ phân hóa, xáo trộn hơn khi mùa kết quả kinh doanh quý II đang đến gần.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Với việc Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới tiếp tục đưa ra các chương trình kích thích lớn chưa từng có trong nỗ lực giữ cho các nền kinh tế hoạt động sẽ là yếu tố hỗ trợ cho xu hướng tăng của thị trường chứng khoán trong xu hướng trung và dài hạn.
Trong ngắn hạn, trước dấu hiệu của làn sóng covid-19 đợt 2 gia tăng, xu hướng của thị trường lại càng khó dự báo, có thể xu hướng hồi phục sẽ quay lại sớm hơn dự kiến nhưng cũng có thể trượt dốc dài hơn.
Ông Ngô Quốc Hưng
Lúc này, giới đầu tư rất nhạy cảm với các biện pháp nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương, trong 2 tuần gần đây khi bảng cân đối tài sản của Fed có dấu hiệu chững đà tăng, chứng khoán Mỹ cũng lập đỉnh ngắn hạn và dòng vốn đầu tư dịch chuyển sang kênh trái phiếu. Mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết cùng các dữ liệu vĩ mô sẽ bắt đầu trong tháng 7, nhìn chung thị trường sẽ chịu tác động hơn là hỗ trợ từ các thông tin cơ bản.
Tuy vậy, trong những tháng gần đây, thị trường vẫn tăng điểm bất chấp các dữ liệu kinh tế đầy u ám. Đối với thị trường trong nước, nhịp điều chỉnh đang diễn ra là do sự sụt giảm của thanh khoản, nhà đầu tư trở nên thận trọng và chưa vội quay trở lại, do vậy để có thể lôi kéo dòng tiền đứng ngoài trở lại thì thị trường hoặc sẽ phải có mức chiếu khấu đủ hấp dẫn hoặc từ tốn đi lên chậm rãi.
Với bối cảnh hiện tại, có lẻ kịch bản sidewaydown trong nửa đầu tháng 7 có khả năng hơn trước khi thị trường kết thúc điều chỉnh và vào sóng tăng mới.
Các doanh nghiệp cũng bắt đầu b ước vào đợt công bố báo cáo tài chính quý II, do đó sự phân hoá sẽ diễn ra mạnh h ơn theo kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp ngành nào có nhiều cõ hội h ơn, theo ông/bà?
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta
Tôi cho rằng nhóm ngành sản xuất thực phẩm, ngân hàng, hóa chất, kim loại (tôn, thép) và chứng khoán sẽ là những nhóm ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng như trong quý I/2020.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Bức tranh kết quả kinh doanh quý II của thị trường chung được dự báo tiếp tục kém khởi sắc, phản ánh sự gián đoạn của hoạt động sản xuất - kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội, cùng với sự suy giảm nhu cầu hàng hóa trong và ngoài nước.
Ông Lê Anh Tùng
Tuy nhiên, một số nhóm ngành có thể sẽ trở thành "điểm sáng" quý II với lợi nhuận tích cực hơn so với kỳ vọng, tiêu biểu như: 1) nhóm cổ phiếu chứng khoán nhờ sự "đột biến" trong thanh khoản kéo theo dư nợ margin tăng cao và nhờ sự hồi phục của VN-Index đã giúp cải thiện danh mục tự doanh; 2) nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng nhờ việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của chính phủ.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Nhìn chung, đợt công bố báo cáo tài chính quý II sẽ ít có khả năng tạo sóng vì đây là quý được đánh giá là điểm trũng nhất trong năm. Theo đó, nhà đầu tư sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có triển vọng trong 2 đến 3 quý tới.
Nhóm doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn có thể có như: nhóm hưởng lợi từ đầu tư công, nhóm thực phẩm, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng....
Có quá sớm để lựa chọn giải ngân chuẩn bị cho tích lũy cho giai đoạn nửa cuối nãm. Nếu có, theo các ông/bà, nhóm cổ phiếu nào có nhiều tiềm n ăng?
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta
Tất nhiên hiện nay vẫn còn quá sớm để cho rằng thị trường đã kết thúc đà giảm ngắn hạn, nhưng tôi cho rằng nếu thị trường tiếp tục đi ngang trong tuần tới thì nhiều khả năng kịch bản "sideways" và "up" sẽ được xác lập trong tháng 7.
Ông Nguyễn Thế Minh
Đồng thời, xu hướng trung hạn vẫn duy trì đà tăng cho nên các nhà đầu tư trung hạn vẫn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu. Nhóm ngành tôi vẫn ưa thích như sản xuất thực phẩm, ngân hàng, hóa chất, kim loại và chứng khoán.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Về chọn lọc cổ phiếu, đối với nhà đầu tư ngắn hạn lướt sóng hay nhà đầu tư tăng trưởng, xác lập vị thế quan sát vì trong tháng 7, có khoảng trống thông tin thị trường. Đối với nhà đầu tư giá trị, cơ hội chọn mua những cổ phiếu với giá hợp lý, chú ý đến những nhóm cổ phiếu có câu chuyện MA, chuyển sàn, những cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Với yếu tố rủi ro ngoại biên gia tăng, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong thời gian tới sẽ trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy, tôi cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng thu hẹp danh mục và chỉ tập trung vào những cổ phiếu với nền hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn dịch bệnh như nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng thiết yếu, y tế...
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể tìm đến những mã nhận được yếu tố hỗ trợ mạnh trong năm nay, tiêu biểu như: 1) nhóm cổ phiếu xây dựng hạ tầng, thép, xi măng với câu chuyện đầu tư công; 2) nhóm cổ phiếu thủy sản, dệt may với EVFTA; 3) nhóm ngành năng lượng với việc nhu cầu năng lượng ở mức cao.
Ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS
Thị trường vẫn dõi theo diễn biến của đại dịch Covid-19, đàm phán thương mại Mỹ - Trung, các gói kích thích của ngân hàng trung ương, bầu cử ở Mỹ....do vậy dòng tiền sẽ tiếp tục vào nhanh nhưng rút nhanh.
Bên cạnh đó, mức biến động của thị trường vẫn rất lớn (theo cả 2 chiều lên và xuống), chiến lược giải ngân tích lũy cho giai đoạn nửa cuối năm có thể gặp nhiều rủi ro. Trong 3 tháng vừa qua, thị trường tăng hơn 2 tháng nhưng nhịp điều chỉnh kể từ 11/6 cho tới nay cũng có thể xóa sạch thành quả tăng trước đó.
Do vậy, nhà đầu tư vẫn phải bám vào dòng tiền để có phương án giải ngân phù hợp các kịch bản của thị trường, các nhóm cổ phiếu tiềm năng có thể chú ý như đã liệt kê ở trên.
Hụt vụ 1,5 tỷ USD, DN bà Nguyễn Thanh Phượng đối mặt 1 năm 'bỏ đi' Đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp mất cơ hội lớn, lên tới cả tỷ USD. Nó khiến nhiều doanh nghiệp mất phương hướng. Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đối mặt với một năm "bỏ đi". CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC (VCI) của chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng cho biết, khả năng doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch lợi...