Góc nhìn giao dịch chứng khoán tuần mới: Chọn chiến lược đầu tư nào để bảo vệ thành quả?
Theo một số chuyên gia chứng khoán, khi thị trường tăng có phần “ nóng” và nhiều mã đã vào vùng quá mua thì chiến lược hợp lý là bán chốt lời một phần đưa tỷ lệ danh mục về ngưỡng an toàn để đảm bảo quản trị rủi ro.
Tuần vừa qua, sự hồ hởi của dòng tiền giúp VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp, đặc biệt thanh khoản đạt đỉnh điểm. Áp lực bán lớn có tạo thách thức đối với thị trường trong tuần tới không, theo các ông/bà?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam
Thị trường rõ ràng là tích cực khi phá vỡ ngưỡng kháng cự 900 điểm và phá luôn mốc 930 điểm. Sự hào hứng cũng như dòng tiền đổ vào dồn dập đã nâng đỡ thị trường, bất chấp không thật sự có các thông tin tích cực đủ mạnh.
Việc giá tăng nhanh, dốc đứng sẽ dễ khiến lực bán chốt lời mạnh hơn và lực mua sẽ bị hạn chế bớt phần nào. Tuy vậy, trong ngắn hạn điều này chưa thật sự đe dọa thị trường nhưng trung hạn nếu không có nhịp điều chỉnh cần thiết, không có thêm những thông tin, yếu tố tích cực từ trong đến ngoài nước thì lịch sử đã chứng minh những dốc thẳng đứng dễ tạo ra hiện tượng “lên thang bộ, xuống thang máy” nhưng sẽ chưa phải trong lúc này.
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc bộ phận phân tích Khối khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam
Tôi cho rằng đà tăng ngắn hạn của thị trường đang gặp nhiều khó khăn khi chỉ phụ thuộc vào một vài nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho nên tôi nghiêng về kịch bản thị trường có thể sẽ điều chỉnh trong tuần tới.
Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)
Ông Dương Hoàng Linh
Chỉ số tuần qua vẫn giữ được đà tăng điểm chủ yếu do việc kéo các cổ phiếu trụ, tuy nhiên thị trường đã và đang bước vào vùng rất nhạy cảm đối với đa số các nhóm/ngành còn lại, đồng thời số lượng cổ phiếu giảm điểm đa phần chiếm ưu thế chủ đạo.
Áp lực bán chốt lời đã gia tăng đáng kể trên diện rộng, thậm chí xuất hiện 1 số cổ phiếu chứng kiến mức độ điều chỉnh rất sâu (DBC, CTD..). Theo tôi áp lực bán này trong tuần tới vẫn còn rất lớn do vậy điều này tiềm ẩn một nhịp điều chỉnh mạnh và rõ rệt hơn có thể sẽ tới bất cứ thời điểm nào.
Dù thị trường tăng nhưng số lượng cổ phiếu “sắc đỏ” cũng chiếm một tỷ trọng cao. Có đáng lo ngại về hiện tượng ” xanh vỏ, đỏ lòng” không, theo quan sát của các ông/bà?
Video đang HOT
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam
Hiện tượng này về ngắn hạn không quá nguy hiểm với thị trường nhưng cho thấy chủ yếu chỉ có các cổ phiếu lớn, bluechip tăng điểm mà thôi. Trong quá khứ thì xu hướng này nếu tiếp tục duy trì thì về trung hạn thị trường sẽ gặp sự điều chỉnh mạnh vì hiện tượng này hay được ví là “tăng ảo”, thiếu yếu tố bền vững.
Ông Nguyễn Thế Minh -Giám đốc bộ phận phân tích Khối khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam
Ông Nguyễn Thế Minh
Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” xảy ra trong vài phiên gần đây cho thấy thị trường rất có thể sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cũng sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt tâm lý nhà đầu tư thường sẽ không tham gia vào thị trường trong giai đoạn này.
Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)
Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” còn được đẩy lên cao trào ở 1 số thời điểm (đặc biệt phiên đầu tuần) và liên tục xuất hiện, tuy nhiên đó cũng là diễn biến thường thấy khi mà dòng tiền ngắn hạn chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để tìm kiếm cơ hội.
Đó không phải là yếu tố thực sự đáng lo ngại, điều đáng ngại vào lúc này là thị trường đã xuất hiện nhiều hơn các cổ phiếu giảm sâu, điều có thể khiến tâm lý thận trọng trở nên lớn dần và có thể tạo xu hướng tiêu cực trong ngắn hạn.
Nhóm cổ phiếu dòng bank vẫn có sức hút lớn với thị trường và đóng góp vào sự gia tăng tính thanh khoản trong những phiên gầy đây (Phiên cuối tuần, TCB dẫn đầu thanh khoản thị trường). Ngân hàng vẫn đang là nhóm được quan tâm nhất trong thời gian này, chiếm tỷ trọng lớn trong đà tăng của thị trường. Sau đà tăng mạnh như vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng còn “đủ nhiệt” để trở thành nhóm dẫn sóng chính, cải thiện tâm lý thị trường không?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam
Theo quan sát xu hướng dòng tiền thì nhóm này vẫn đang được quan tâm bởi các nhà đầu tư, vẫn hút được dòng tiền khá tốt nên xu hướng này vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, thời gian có thể sẽ không còn dài nữa vì mức độ tăng rất nhanh khiến nhiều nhà đầu tư còn nói là cổ phiếu bluechip mà chạy như penny. Do đó xu hướng này có thể sẽ chậm dần lại.
Đặc biệt, khi chỉ có nhóm này tăng sẽ khiến hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” mạnh hơn nên trong ngắn hạn thì ít ảnh hưởng nhưng nếu kéo dài sẽ khó mà duy trì được sự tích cực trong trung và dài hạn.
Ông Phan Dũng Khánh
Ông Nguyễn Thế Minh -Giám đốc bộ phận phân tích Khối khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhóm có vốn hóa lớn và tác động chính đến thị trường trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chỉ số đại diện nhóm Ngân hàng đang tiến về gần vùng đỉnh cũ đầu năm 2020 cho nên tôi cho rằng nhóm cổ phiếu này có thể sẽ điều chỉnh ngắn hạn và tác động tiêu cực lên thị trường chung trong ngắn hạn.
Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)
Việc nhà đầu tư ngắn hạn mạnh dạn đổ tiền vào nhóm này là điều dễ hiểu bởi tính thanh khoản cao và thuộc ngành mà đa số doanh nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt trong một năm khó khăn do dịch bệnh của nền kinh tế.
Nếu thị trường còn giữ được xu hướng tăng (ít nhất là về mặt chỉ số) thì giao dịch tại nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn hứa hẹn sẽ sôi động, nhưng có lẽ sẽ tăng luân phiên giữ nhịp chứ khó giữ được trạng thái tăng đồng loạt như thời gian qua.
Chỉ số vẫn tiếp tục vận động trong kênh giá lên, tuy nhiên hiện tại đã xuất hiện rất nhiều cổ phiếu bước vào vùng quá mua, do đó, áp lực chốt lời ngày càng mạnh. Ông/bà chọn chiến lược đầu tư như thế nào để có thể quản trị rủi ro để bảo vệ thành quả trong giai đoạn này?
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam
Những mã đang có sẵn thì nên duy trì, tránh mua mới (đặc biệt với các cổ phiếu đã tăng quá mạnh, trong thời gian dài) trừ một số trường hợp cổ phiếu này hút được dòng tiền, đang theo “trend” thì có thể đầu tư ngắn hạn. Bên cạnh đó cần phải đặt cho danh mục một ngưỡng “thoát hàng” để đề phòng những trường hợp xấu, bất ngờ.
Ông Nguyễn Thế Minh -Giám đốc bộ phận phân tích Khối khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam
Tôi cho rằng chiến lược phù hợp trong giai đoạn này là nên cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm dần tỷ trọng cổ phiếu, nhất là bán hạ lượng margin hiện nay khi tôi nhận thấy rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng.
Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS)
Khi thị trường tăng có phần “nóng” và nhiều mã đã vào vùng quá mua thì chiến lược hợp lý là bán chốt lời một phần đưa tỷ lệ danh mục về ngưỡng an toàn để đảm bảo quản trị rủi ro.
Nhà đầu tư nên chọn thời điểm thị trường điều chỉnh xong, ổn định thì có thể giải ngân mua lại sau. Ngoài ra, nên ưu tiên các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt mà giá chưa tăng nhiều để đón đầu báo cáo kết quả kinh doanh quý III. Tránh mua đuổi tai các mã tăng nóng mang nhiều yếu tố đầu cơ cao.
Nếu “nghiện” lướt sóng, nhớ lưu ý chiến lược mua/bán gối đầu T để phòng rủi ro thị trường đảo chiều bất ngờ!
Giá dầu âm giữa đại dịch Covid-19, cú sốc hay "tấm đệm" cho kinh tế thế giới?
Giá dầu giảm sâu giữa lúc dịch Covid-19 diễn ra có thể trở thành bước đệm giúp phục hồi kinh tế toàn cầu, hay đem lại gánh nặng?
Giữa bối cảnh nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu đang suy giảm do các lệnh phong tỏa tại nhiều nước trên thế giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, giá dầu thô đã lao dốc, thậm chí có lúc rơi xuống mức âm và các cơ sở lưu trữ luôn trong tình trạng quá tải.
Con dao hai lưỡi
Dầu giá thấp giúp giảm chi phí vận chuyển và sản xuất, hỗ trợ túi tiền của người tiêu dùng toàn cầu và về cơ bản nới lỏng các điều kiện tài chính. Mặt khác có thể phá hủy cách thị trường chứng khoán và doanh thu của các nước xuất khẩu dầu. Vậy đâu sẽ là kịch bản cho các nền kinh tế hiện nay?
Giao lộ vắng tanh tại Los Angeles sau lệnh phong tỏa tại Mỹ
Theo CrossBorder Capital, nhìn chung giá dầu giảm sâu cùng với gói kích thích từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng T.Ư khác trên thế giới đã nới lỏng mạnh mẽ các điều kiện đầu tư, theo chỉ số thanh khoản mà hãng thống kê. Michael Howell, giám đốc điều hành CrossBorder Capital, ước tính mức kích thích của Fed đã tăng thêm 10 điểm vào chỉ số này vào tháng trước. Nhưng tác động của giá dầu giảm thậm chí còn có thể lớn hơn - cứ sau 10% giảm của giá các hợp đồng dầu tương lai sẽ giúp chỉ số này tăng chỉ số 3-4 điểm, đồng nghĩa mức giảm sâu của dầu ước tính ở 60% -70% trong năm nay có thể tạo tác động mạnh gấp đôi các động thái của FED trong tháng 3, Howell nói.
Nhìn về mặt tiêu cực, giá dầu giảm sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính thông qua việc giảm vốn chủ sở hữu, lợi suất trái phiếu doanh nghiệp cao hơn và chi tiêu vốn của ngành năng lượng giảm. Nhưng hiệu ứng thắt chặt đó đã được giảm thiểu một phần bởi các gói kích thích tài chính và tiền tệ. Và sự tăng trưởng trong chỉ số thanh khoản, theo ông Howell là một điềm tốt cho nền kinh tế, chỉ số này thường dẫn trước đà tăng cho Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) từ 3-6 tháng. Theo đó, mô hình chữ V - lộ trình hồi phục nhanh sau khi rơi xuống "đáy" của nền kinh tế là viễn cảnh hoàn toàn khả thi.
Áp lực giảm phát?
Theo Morgan Stanley, khác với những đợt giá dầu giảm sâu trước đây là hiện nay Mỹ nổi lên như một nhà xuất khẩu dầu thô lớn, với doanh thu dầu khí chiếm 0,5% GDP hàng năm và 4% lượng đầu tư kinh doanh. Như vậy giá dầu thấp không còn đem lại tác động tích cực rõ ràng với nền kinh tế lớn nhất thế giới - thực tế việc giảm 50% dầu sẽ làm giảm 25 điểm cơ bản của GDP của Mỹ, các nhà phân tích của Morgan Stanley ước tính trong tháng 3.
Tuy nhiên xét về mặt tích cực, chỉ với mức giảm 40% của giá xăng bán lẻ sẽ giải phóng 125 tỷ USD thu nhập khả dụng cho người dân Mỹ trên cơ sở hàng năm - tương đương 0,6% GDP, cũng theo Morgan Stanley. Do đó, trong ngắn hạn, giá dầu giảm sẽ tác động tiêu cực với kinh tế Mỹ nhưng về lâu dài thì người tiêu dùng nước này sẽ được hưởng lợi trong sự phục hồi chậm rãi.
Tất cả những điều lạc quan này sẽ khó đến với những nhà sản xuất dầu mỏ lớn như Ả Rập Saudi và Nga. Mặt khác, các nước đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ sẽ được hưởng giá nhập khẩu thấp hơn và giảm bớt áp lực lạm phát.
Mối lo ngại khác là giá dầu lao dốc sẽ làm phức tạp cuộc chiến ngăn giảm phát trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lạm phát kỳ vọng khu vực Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ giảm 10 và 5 điểm cơ bản trong hai tuần qua, mặc dù biên độ giảm của giá dầu rõ ràng lớn hơn, nhờ các gói kích thích.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia có cách riêng để tận dụng giá dầu giảm sâu. Ví dụ như Australia từ lâu đã có một trong những kho dự trữ xăng dầu khẩn cấp "nghèo nàn" nhất trong số các quốc gia phát triển, khiến nước này dễ bị tổn thương khi tình hình căng thẳng diễn ra ở các điểm nóng như Eo biển Hormuz. Do đó nước này đã quyết sẽ chi 94 triệu AUD (59 triệu USD) để bắt đầu phát triển một kho dự trữ dầu chiến lược, dự kiến được thiết lập tại Mỹ, tận dụng thời điểm giá dầu giảm. Giới chức Australia khẳng định, đây là "cơ hội duy nhất" để bắt đầu dự trữ nhiên liệu, khi giá dầu liên tiếp chạm các mức thấp nhất trong lịch sử.
Cổ phiếu dầu khí tăng mạnh ngược chiều diễn biến giá dầu Nhiều cổ phiếu dầu khí vẫn tăng mạnh như PSN, OIL, BSR, PVS, PVD... dù cho giá dầu xuống 0 đồng đang là tâm điểm của sự chú ý. Kết phiên 23/4, chỉ số VN-Index tăng 4,99 điểm (0,65%) lên 773,91 điểm; HNX-Index tăng 0,16% lên 106,97 điểm và UPCoM-Index tăng 0,51% lên 51,74 điểm. HPG tăng mạnh nhất nhóm VN30 phiên 23/4,...