Góc nhìn đánh giá lại quy mô nền kinh tế (Bài 2): Những cảnh báo tác động
GDP tăng 25,4% sau đánh giá lại, lo ngại trong khi nguồn thu không đổi, dư địa chi tiêu, vay nợ sẽ nới rộng.
Kết quả đánh giá lại sẽ không có ý nghĩa nhiều với quá khứ và hiện tại. Bởi những số liệu này đã diễn ra trong quá khứ, nền kinh tế đã diễn ra như vậy rồi.
Song, nếu để xem xét, nghiên cứu những tác động đến tương lai mới là điều cần quan tâm và đáng quan ngại. Bởi chỉ tiêu GDP là căn cứ, là cơ sở để tính một số chỉ tiêu quan trọng: Nợ công, nợ nước ngoài, đầu tư công, thâm hụt ngân sách trên GDP, …
Việc đánh giá lại nền kinh tế phải đi kèm với việc điều chỉnh các giới hạn chỉ tiêu căn cứ theo GDP. Như vậy, các chỉ tiêu kinh tế dựa trên GDP sẽ có sự thay đổi về hình thức theo nghĩa tích cực hơn. Khi mẫu số tăng lên, các chỉ tiêu điều hành dựa trên GDP sẽ giảm xuống tương ứng.
Nợ công hiện ở ngưỡng 58,4% GDP sẽ về dưới 50% khi quy mô nền kinh tế được đánh giá lại. Tương tự, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP sẽ giảm dưới 40%, đầu tư công trên GDP cũng giảm xuống 23-24% so với mức 30% hiện tại.
Những con số này về mặt hình thức sẽ tốt hơn để có thể nới rộng hơn dư địa chi tiêu, đầu tư và vay nợ. Vấn đề này có 2 mặt, nếu việc chi tiêu, đầu tư là có hiệu quả nền kinh tế sẽ được hưởng lợi. Nhưng nếu tăng chi tiêu, tăng vay nợ nhưng không hiệu quả, sẽ là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế.
Sẽ là rủi ro nếu Quốc hội giữ nguyên các chỉ tiêu phát triển kinh tế cũ trên nền tảng của GDP mới. Như trước đây, Quốc hội duyệt cho Chính phủ được thâm hụt ngân sách bằng 3,6% GDP, nếu quy mô GDP tăng lên mà Quốc hội không thay đổi chỉ tiêu 3,6% thì dư địa cho việc chi tiêu hơn sẽ được nới rộng. Nền tảng của việc đầu tư, chi tiêu, trả nợ phải căn cứ vào tổng các nguồn thu từ nền kinh tế.
Nhưng việc đánh giá lại quy mô GDP không có nghĩa nguồn thu sẽ tăng lên.
Video đang HOT
Theo giải thích của Tổng cục Thống kê về lý do GDP sau đánh giá lại tăng cao, có việc bổ sung 76.000 doanh nghiệp, những đơn vị trước đây chưa được tính toán vào quy mô nền kinh tế.
Nhưng trên thực tế việc bổ sung quy mô của những doanh nghiệp này không có nghĩa lúc trước họ vô hình, mà họ vẫn đang hiện hữu. Họ vẫn hoạt động hợp pháp, vẫn đăng ký kinh doanh, đóng thuế đầy đủ nhưng do cơ quan thống kê bỏ sót.
Khi tính thêm vào GDP, không có nghĩa những doanh nghiệp này sẽ làm tăng nguồn thu. Đánh giá lại GDP, thu nhập bình quân đầu người tăng về mặt con số nhưng thực chất không cải thiện điều kiện sống…
Việc đánh giá lại GDP lần này rất cao, tuy đã được Tổng cục thống kê giải thích, nhưng có điều làm cho mọi người vẫn phân tâm, chưa thật tin vào số liệu đã đánh giá. Vì mới đây năm 2013 đánh giá lại GDP chỉ tăng 9%, là mức khá cao so với các nước, lần đánh gía này ( 25,4%) lại cao hơn gần gấp 3 lần so với lần trước.
Điều mà mọi người đang quan tâm là ngoài quy mô, tốc độ của GDP, cần đánh giá về chất lương của GDP.
Tuy cơ quan Thống kê có nêu sơ qua một số tác động khi đánh giá lại GDP có đề cập đến các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng, nhưng chưa được làm rõ mà chỉ nói được cải thiện nhưng mức thay đổi không lớn.
Một câu hỏi đang đặt ra là tại sao số liệu hàng năm Tổng cục thống kê công bố thường GDP năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vào loại cao của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thực trạng hiện hữu nền kinh tế Việt nam vẫn bị tụt hậu.
PGS, TS Ngô Trí Long – Chuyên gia Kinh tế
Theo Enternews.vn
Bộ Tài chính Mỹ công bố mức thâm hụt ngân sách kỷ lục trong 7 năm
Trong tài khóa 2019, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên tới 984 tỷ USD, chiếm 4,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ.
Đồng USD tại một ngân hàng ở Washington, DC, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Tài chính Mỹ ngày 25/10 cho biết Chính phủ nước này đã kết thúc tài khóa 2019 với khoản thâm hụt ngân sách lớn nhất trong 7 năm qua do các khoản thu từ thuế không đủ bù đắp kinh phí trả nợ công và chi tiêu gia tăng.
Theo bộ trên, các số liệu phản ánh tài khóa đầy đủ thứ hai dưới thời Tổng thống Donald Trump được đưa ra vào thời điểm nước Mỹ tiến hành các biện pháp tăng thuế, cùng với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 50 năm qua.
Trong tài khóa 2019, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên tới 984 tỷ USD, chiếm 4,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ.
Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của tài khóa 2018 là 779 tỷ USD, tương đương 3,8% GDP. Tổng thu từ thuế tăng 4%, song tổng mức chi tiêu tăng 8,2%.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đạt mức đỉnh là 1.400 tỷ USD vào năm 2009 khi chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama tiến hành các biện pháp khẩn cấp để củng cố hệ thống ngân hàng quốc gia nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và kích thích nền kinh tế trên đà suy thoái.
Thâm hụt ngân sách hàng năm giảm xuống mức 585 tỷ USD vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Obama và các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Quốc hội đã chỉ trích ông Obama vì không làm giảm mức thâm hụt ngân sách thêm nữa.
Kể từ đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã gia tăng một phần do việc cải tổ hệ thống thuế của đảng Cộng hòa, vốn làm giảm mạnh trong ngắn hạn các khoản thu từ thuế doanh nghiệp, và tăng chi tiêu quân sự.
Cuối tài khóa 2019, các khoản trả thuế doanh nghiệp tăng 5%.
Thuế hải quan, vốn chịu tác động của cuộc chiến tranh thương mại do Tổng thống Trump phát động nhằm vào Trung Quốc và các nước khác đã tăng 70% bình quân hàng năm.
Kinh phí dành cho các chương trình chi tiêu quốc phòng, y tế và an sinh xã hội cũng gia tăng.
Hiện nay, dân số Mỹ đang già hóa và các nhà kinh tế cảnh báo rằng chi phí bắt buộc dành cho an sinh xã hội và y tế cũng như các chương trình hưu trí liên bang cho người cao tuổi sẽ không bền vững.
Trước đó trong năm 2019, Quốc hội Mỹ đã thông qua một thỏa thuân ngân sách trong hai năm nhằm tăng ngân sách liên bang cho các chương trình quốc phòng và đối nội khác.
Thâm hụt ngân sách gia tăng nảy sinh từ việc trả lãi cho các khoản nợ công. Các khoản vay tiếp tục gia tăng trong năm 2019.
Tháng Chín vừa qua, Chính phủ Mỹ đã ghi nhận mức thặng dư ngân sách 83 tỷ USD, giảm 31% so với tháng 9/2018, trong khi đó, tổng chi là 291 tỷ USD và tổng thu từ thuế là 374 tỷ USD, tương ứng với các mức tăng 30% và 9% so với cùng kỳ năm 2018./.
Theo Phạm Ngọc Ánh (TTXVN/Vietnam )
Tránh "con sâu làm rầu nồi canh" Thời điểm đầu năm 2016, nợ công suýt chạm trần cho phép (63,7% GDP) và tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011 - 2015 lên tới 18% (gấp ba lần mức tăng trưởng kinh tế 5,91%). Vậy mà bằng các giải pháp quyết liệt, trong 3 năm từ 2016 - 2018, tốc độ tăng nợ công "hãm phanh", chỉ còn 9,6%, giảm...