Góc nhìn CTCK: Thị trường xác lập nhịp chỉnh ngắn hạn, VN-Index có thể về 990 điểm
TVSI cho rằng, thị trường trong ngắn hạn xác nhận một nhịp điều chỉnh và dự báo sẽ cần một vùng cân bằng mới quanh mốc 990 – 1.000 điểm.
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên điều chỉnh thực sự có sức nặng khi VN-Index giảm gần 45 điểm (-4,11%), mạnh nhất trong gần 6 tháng kể từ ngày 13/6. Sắc đỏ ngập tràn trên thị trường, nhiều nhóm ngành đều quay đầu giảm điểm.
Thanh khoản tăng đột biến với giá trị khớp lệnh trên HoSE lên đến hơn 21.730 tỷ đồng, cao hơn 21% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch trên HoSE bao gồm thỏa thuận đạt mức 23.533 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD). Giao dịch khối ngoại trở thành điểm sáng khi họ mua ròng với tổng giá trị hơn 817 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Hầu hết các công ty chứng khoán đều giữ quan điểm trung lập về thị trường, khi đà tăng vẫn chưa thể xác lập hoàn toàn và dự báo nhiều khả năng sẽ có rung lắc trong những phiên tới.
Những phiên rung lắc sẽ xảy ra
Video đang HOT
Theo BSC, phiên hôm nay ghi nhận đà giảm điểm từ lúc mở cửa. Sau một lần bật nhẹ khi chạm đến ngưỡng hỗ trợ 1.070, chỉ số tiếp tục bị áp lực chốt lời đẩy xuống. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 17/19 ngành giảm điểm, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành Bán lẻ. Chứng khoán BSC giữ quan điểm trung lập, cho rằng trong những phiên tới chỉ số VN-Index có thể sẽ có những phiên rung lắc trong vùng 1.050 đến 1.070 điểm.
Thị trường có thể tiếp tục điều chỉnh
Chứng khoán SHS thì cho rằng sau một giai đoạn bùng nổ, chỉ số VN-Index đã xác nhận thoát được trạng thái Downtrend trung hạn và đang vận động trong vùng hồi phục nhưng chưa xác nhận uptrend. Dự báo chỉ số sàn HoSE sẽ diễn biến với biên độ rộng 1.000 điểm – 1.150 điểm trong thời gian tới và dao động sẽ chặt chẽ dần. SHS cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng trong giao dịch.
Sau phiên điều chỉnh hôm nay, thị trường có thể có những phiên điều chỉnh tiếp theo nhưng sẽ sớm trở lại xu hướng tăng trong thời gian tới để hướng tới ngưỡng kháng cự 1.150 điểm. Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn đợt điều chỉnh này là cơ hội để mua vào cổ phiếu.
Còn đối với nhà đầu tư trung, dài hạn đợt điều chỉnh sẽ là cơ hội gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu, mục tiêu giải ngân nên hướng tới nắm giữ trung hạn và lựa chọn các cổ phiếu có nền tảng cơ bản và đà tăng trưởng tốt bị bán quá đà trong giai đoạn sụt giảm vừa qua.
Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn rõ ràng hơn
Trong khi đó, Chứng khoán VCBS đánh giá rủi ro điều chỉnh ngắn hạn đã xuất hiện rõ ràng hơn. Tuy nhiên, xác suất VN Index bước ngay vào nhịp giảm tương đó thấp. VN-Index có thể chịu sự rung lắc, chốt lời trong nhịp phục hồi và điều này theo VCBS là hoàn toàn bình thường. Công ty chứng khoán khuyến nghị các nhà tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý, có thể bán lướt sóng với những cổ phiếu đã bắt đáy thành công và mua lại trong những phiên rung lắc mạnh.
Nhà đầu tư nên thận trọng
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trước áp lực cản gần vùng 1.100 điểm của VN-Index, thị trường đã quay đầu giảm điểm sau nhịp tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nhịp giảm tương đối mạnh với thanh khoản cao, cho thấy áp lực chốt lời dâng cao và mức giảm hiện tại của thị trường đang vượt quá mức độ thăm dò cung cầu. Với áp lực chốt lời vẫn đang hiện hữu, VDSC dự báo thị trường sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ 1.020 – 1.030 điểm nhưng có thể hồi phục trở lại để kiểm tra lại cung cầu trong thời gian tới. Do vậy, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư nên chậm lại và thận trọng trước tín hiệu rủi ro của thị trường. Đồng thời, nhà đầu tư có thể cân nhắc những đợt hồi phục trong thời gian tới để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Thị trường đã xác nhận một nhịp chỉnh mạnh ngắn hạn
Theo Chứng khoán Tân Việt (TVSI), VN-Index kết phiên giảm mạnh đi kèm khối lượng cao nhất 50 phiên, cộng thêm việc đóng cửa ở mức thấp nhất ngày cho thấy áp lực bán rất mạnh và chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, đây vẫn chủ yếu là do lực chốt lời thông thường khi thị trường vận động trong vùng kháng cự mạnh. TVSI cho rằng, thị trường trong ngắn hạn xác nhận một nhịp điều chỉnh và dự báo sẽ cần một vùng cân bằng mới khi ngưỡng hỗ trợ đỉnh tháng 10 đã bị xuyên thủng. Với áp lực chốt lời mạnh như hiện tại và đặc biệt là ở nhóm vốn hóa lớn rổ VN30, nhịp điều chỉnh của VN-Index dự báo chưa thể kết thúc ngay được. Vùng cân bằng kỳ vọng với chỉ số sẽ được thiết lập tại quanh mốc 990 – 1.000 điểm. Gần nhất trong phiên 7/12 áp lực giảm dự báo sẽ tiếp diễn khi phiên hôm nay thị trường kết phiên không mấy khả quan với giá thấp nhất ngày.
NovaGroup bị bán giải chấp 40 triệu cổ phiếu NVL ngay trong phiên thị giá tăng trần với thanh khoản thoả thuận kỷ lục
Những tưởng phiên 30/11 ghi nhận thoả thuận đột biến tại cổ phiếu NVL là do hoạt động thoái vốn chủ động của NovaGroup, song lượng không nhỏ cổ phần bị bán lại đến từ việc "bị ép".
CTCP NovaGroup vừa thông báo đã bán ra hơn 40 triệu cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland). Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong phiên 30/11. Theo văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE), NovaGroup cho biết đây là giao dịch công ty chứng khoán bán giải chấp.
Sau giao dịch tổ chức này đã giảm sở hữu tại Novaland xuống còn gần 671 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 34,41% và vẫn là cổ đông lớn nhất của Novaland.
Đáng chú ý, phiên NovaGroup bị giải chấp 30/11 ghi nhận thanh khoản bùng nổ của cổ phiếu NVL. Khối lượng giao dịch thoả thuận kỷ lục gần 72 triệu đơn vị, cộng thêm hơn 23 triệu cổ phiếu giao dịch trên kênh khớp lệnh, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 2.100 tỷ đồng. Giá cổ phiếu NVL cũng kết phiên tăng kịch trần phiên thứ hai liên tiếp lên 23.350 đồng/cp.
Vừa mới trong phiên 22/11, NovaGroup đã thông báo đã bán ra hơn 12,7 triệu cổ phiếu NVL, song công ty cũng không đề cập đến mục đích giao dịch và trước đó cũng không có thông báo đăng ký bán. Do đó không loại trừ khả năng đây cũng là hoạt động bán giải chấp bởi các công ty chứng khoán.
Thực tế, trước khi các báo cáo giao dịch bán ra trên được công bố, NovaGroup đã có động thái bất ngờ khi đăng ký bán 150 triệu cổ phiếu NVL. Phương thức giao dịch là thỏa thuận cho các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính và thời gian dự kiến giao dịch chính là từ ngày 30/11 đến 29/12/2022.
Như vậy, những tưởng phiên 30/11 ghi nhận thoả thuận đột biến tại cổ phiếu NVL là do hoạt động thoái vốn chủ động của NovaGroup, song lượng không nhỏ cổ phần bị bán lại đến từ việc "bị ép". Đồng thời, sau chuỗi giảm sàn mất thanh khoản, cổ phiếu NVL vừa có thanh khoản thì các công ty chứng khoán đã ngay lập tức thực hiện việc bán giải chấp để đảm bảo tỷ lệ tài khoản ở mức an toàn.
Trở lại diễn biến cổ phiếu NVL, thị giá sau khi có quãng phục hồi vài phiên đã quay trở lại đà giảm, giảm sàn liên tiếp phiên 5 và 6/12, hiện đã rơi về mức 20.600 đồng/cp. Như vậy chỉ cần thêm 1 phiên giảm sàn thì giá NVL sẽ thủng đáy và ghi nhận mức giá thấp nhất trong lịch sử niêm yết. Vốn hóa Novaland hiện chỉ vào khoảng 40.200 tỷ đồng, chưa tới 1/4 so với đỉnh đạt được đầu tháng 7 năm ngoái.
Liên quan tới hoạt động của Novaland, theo thông tin mới nhất vừa công bố, Novaland đã mua lại trái phiếu NVLH2122015 trước hạn với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, ngày phát hành 24/12/2021, ngày đáo hạn 24/12/2022. Ngày thực hiện việc mua lại trước hạn là 2/12/2022.
Trước đó, ngày 7/10, Novaland cũng mua lại hơn 86 tỷ đồng của lô trái phiếu NVLH2123013 với tổng giá trị phát hành hơn 430 tỷ đồng. Sau khi mua lại, khối lượng còn lại của lô trái phiếu là hơn 344 tỷ đồng.
Mới đây, Chủ tịch đương nhiệm Novaland là ông Bùi Xuân Huy đã có thư gửi khách hàng. "Chúng tôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và đang cùng với cổ đông, đối tác nước ngoài, đội ngũ chuyên gia hàng đầu (Ernst & Young, KPMG, Công ty Luật YKVN) làm việc ngày đêm để giúp NVL rà soát, cân đối lại dòng tiền để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các dự án trọng điểm đang triển khai như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và các dự án bất động sản trung tâm Tp.HCM".
Một trong những thay đổi đáng chú ý được đưa ra là ông Bùi Thành Nhơn sẽ trở lại với cương vị là Chủ tịch HĐQT. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi cơ Hội đồng quản trị, điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 và bầu lại thành viên HĐQT.
Trước đó, trong thông báo tới cổ đông ngày 22/11, Novaland cũng đã khẳng định các tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác. Các hoạt động phát hành trái phiếu của Novaland đều tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Để đảm bảo năng lực tài chính và chuẩn bị cho các dự án sắp tới, Novaland đã tích cực làm việc với các đối tác tài chính trong nước và quốc tế. Tập đoàn tiếp tục nhận được những cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính từ các đối tác.
Vì sao nhà đầu tư nên chọn ít nhất 1 cổ phiếu ESG trong danh mục đầu tư? Các doanh nghiệp thực hành tốt ESG không còn bị đánh giá mơ hồ về giá trị mà được hiện thực hóa bằng những khoản đầu tư đáng giá. Ông Đặng Trần Phục - Nhà sáng lập Công ty tư vấn đầu tư vận dụng mô hình tích sản cổ phiếu AZFin Sau cú sốc bắt đầu từ tháng 4 - thời điểm...