Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Thời điểm sàng lọc cổ phiếu
Việc đầu tư theo tình trạng “vàng thau lẫn lộn” như những phiên gần đây khiến một số chuyên gia chứng khoán đưa ra cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn từ nhiều nhóm cổ phiếu.
Tuần qua, thị trường biến động theo đúng theo hình sin với biến độ khá lớn. Điểm tích cực là thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao và tiếp tục xác lập kỷ lục mới (hơn 14.000 tỷ đồng/phiên trên HOSE trong phiên 17/12). Biến động thất thường liệu có tiếp diễn trong tuần tới, theo các ông/bà?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Tôi cho rằng thị trường đang ở trong xu hướng tăng rõ nét nên khả năng hấp thụ áp lực phân phối khá tốt và các nhịp điều chỉnh chỉ diễn ra với cường độ yếu.
Trong tuần tới, chỉ số nhiều khả năng vẫn sẽ mở rộng đà tăng nhưng tôi lưu ý đến rủi ro có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh gối đầu sau khi chỉ số thiết lập đỉnh mới, đặc biệt trong bối cảnh VN-Index đã trải qua nhịp tăng nóng kéo dài với 1 số chỉ báo xung lực đã duy trì khá lâu trên vùng quá mua; và không loại trừ có thêm diễn biến mới từ vụ thao túng tiền tệ.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng
Trong ngắn hạn lực thị trường vẫn còn rất mạnh, dòng tiền dồi dào nên việc thị trường có giảm chỉ mang tính điều chỉnh chứ chưa thể làm thay đổi xu hướng đang quá hào hứng hiện nay.
Tuy vậy với mức giá ngày càng cao, nhiều cổ phiếu tăng bằng lần thì cần nhiều tiền hơn nữa để thị trường có thể lên tiếp. Vì vậy sự giật cục nhất định là có thể với những phiên tăng giảm xen kẽ như chúng ta đã chứng kiến.
Ông Ngô Quốc Hưng – chuyên gia cao cấp chiến lược thị trường CTCK MBS
Biến động trong tuần vừa qua có cường độ lớn trong suốt 2 tháng gần đây và kết quả là thị trường chỉ điều chỉnh để tăng cao hơn. Với mức biến động khá lớn như vậy cộng với thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao và tiếp tục xác lập kỷ lục mới, cho thấy thị trường ngày càng mạnh bất chấp áp lực chốt lời.
Ông Ngô Quốc Hưng
Về xu hướng thị trường: Chỉ số chứng khoán toàn cầu (MSCI ACWI Index) hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại và đang tăng trưởng 13,6% so với thời điểm đầu năm, xu hướng của các thị trường chứng khoán trên thế giới là vượt đỉnh lịch sử và thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Về định giá: Thị trường trong nước hiện đang có có mức hồi phục mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng hơn 11% so với thời điểm đầu năm trong khi thị trường như Thái Lan, Indonesia, Philippine, Singapore… vẫn chưa về thời điểm đầu năm. Tuy vậy, hiện mức P/E forward của thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn hơn so với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á và các thị trường Emerging.
Về dòng tiền: giới đầu tư toàn cầu đang đổ mạnh tiền vào thị trường châu Á nhờ đồng USD yếu, cú huých đến từ vắc xin, đồng thời họ cũng đặt cược rằng đây sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh nhất khi thế giới gượng dậy từ đại dịch Covid-19.
Ở thị trường trong nước, tuy khối ngoại vẫn bán ròng cổ phiếu nhưng dòng tiền qua kênh ETF đã chuyển từ bán ròng sang mua ròng, tuần vừa qua các quỹ ETF đã hút ròng được hơn 48 triệu USD qua đó lượng vốn này đã vào ròng hơn 100 triệu USD kể từ đầu năm.
Nhìn chung, thị trường đang trong một bigtrend nhờ dòng tiền liên tiếp lập mức kỷ lục mới và rất khó xác định đâu là đỉnh của dòng tiền
Nhóm ngân hàng hiện vẫn là nhóm ngành thu hút dòng tiền mạnh nhất trên thị trường với tổng giá trị giao dịch mỗi phiên chiếm đến 25% tổng giá trị thị trường và vẫn đóng vai trò dẫn dắt chính có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng chung. Việc lựa chọn cổ phiếu vẫn được khuyên nên đi theo nhóm blue-chips hoặc nhóm cổ phiếu vẫn có hoạt động kinh doanh ổn định nhưng chưa tăng điểm nhiều. Còn quan điểm của các ông/bà?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Thị trường xác nhận đỉnh mới cũng đồng nghĩa với áp lực chốt lời và rủi ro đảo chiều cũng gia tăng tương ứng. Tại thời điểm này, tôi cho rằng, nhà đầu tư nên thực hiện cơ cấu lại danh mục, sàng lọc nắm giữ những cổ phiếu vốn hóa lớn, có nền tảng cơ bản tốt, hoạt động kinh doanh ổn định để bảo vệ danh mục tốt hơn thay vì chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận ở những cổ phiếu vừa và nhỏ nhưng đi kèm với rủi ro cao.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng
Với những cổ phiếu đã tăng điểm mạnh, tính bằng lần thậm chí nhiều cổ phiếu đang ở mức cao nhất lịch sử thì nhà đầu tư nên hạn chế nắm giữ lâu dài mà chỉ nên giữ thêm một thời gian ngắn nữa và thời điểm này nên tìm kiếm những nhóm tiềm năng sau hậu dịch khi mà các vaccine lần lượt được đưa ra. Những nhóm này chưa tăng nhiều thậm chí giảm (như vận tải, năng lượng, du lịch…) là lúc cần quan sát để cân nhắc thời điểm xuống tiền.
Video đang HOT
Ông Phan Dũng Khánh
Ông Ngô Quốc Hưng – chuyên gia cao cấp chiến lược thị trường CTCK MBS
Nhìn về định giá, thị trường hiện tại không còn rẻ, tuy vậy cổ phiếu tiếp tục tăng nhờ sức mạnh của dòng tiền. Trên bình diện thế giới, môi trường tiền tệ nới lỏng một lần nữa được củng cố sau khi các NHTW lớn trên thế giới như Fed, NHTW Anh, Thụy Sỹ, Nhật Bản đều quyết định giữ nguyên chính sách hiện tại đồng thời nhấn mạnh lập trường chính sách nới lỏng của họ nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế qua cuộc khủng hoảng.
Trên cơ sở đó, những tiến triển vắc-xin cũng như kỳ vọng về gói hỗ trợ tài khóa Mỹ đã giúp các thị trường cổ phiếu toàn cầu hồi phục trong tuần vừa qua, với chỉ số MSCI All country World index một lần nữa quay lại vùng đỉnh kỷ lục cao nhất trong lịch sử.
Ở thị trường trong nước, nhà đầu tư vẫn lựa chọn nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao, nơi dòng tiền có sự tập trung với tỷ trọng lớn như nhóm cổ phiếu ngân hàng, xây dựng và vật liệu xây dựng, bất động sản, chứng khoán… Nhìn chung, yếu tố thanh khoản hoặc dòng tiền đang được giới đầu tư chú trọng lựa chọn hơn là các yếu tố cơ bản.
Trong một diễn biến khác. Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán đã bắt đầu “chạy” từ tháng 11, nhưng chỉ tập trung vào các mã lớn như HCM, SSI… Dù vậy, đà tăng đã lan tỏa đến các mã chứng khoán nhỏ như SBS, HBS… dù hoạt động kinh doanh tại các CTCK chưa thực sự được cải thiện. Việc đầu tư theo tình trạng “vàng thau lẫn lộn” như những phiên gần đây liệu có tiềm ẩn nhiều rủi ro?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Kỳ vọng vào kết quả kinh doanh tốt cùng với việc thanh khoản duy trì ở mức cao gần đây đã thu hút dòng tiền mạnh mẽ vào nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán. Tuy vậy, tôi cho rằng chỉ có một số công ty chứng khoán có ưu thế lớn về thị phần, khách hàng cá nhân, mới có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận rõ nét trong khi phần còn lại có thể không có nhiều khác biệt.
Bởi vậy, nhà đầu tư nên tránh mua đuổi ở những cổ phiếu công ty chứng khoán quy mô nhỏ đã tăng “nóng” thời gian vừa qua bởi rủi ro tiềm ẩn đánh giá lại những cổ phiếu này theo kết quả kinh doanh thời gian tới.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng
Điều này cho thấy sự phân hóa ngày càng rõ nét hơn và có thể sắp tới sẽ chuyển sang diện rộng khi mà giá cổ phiếu và thị trường ngày càng lên cao sẽ làm nhiều dòng tiền hụt hơi nếu đầu tư quá dàn trải mà sẽ phải tập trung vào từng nhóm nhỏ hơn, những mã tiềm năng hơn.
Nghĩa là có khả năng không chỉ riêng ngành chứng khoán mà các ngành khác cũng sẽ có những dấu hiệu này sắp tới và đến lúc thị trường cũng như thế. Đây sẽ là rủi ro trong tương lai có thể không quá xa khi mà nhiều cổ phiếu ở mức đình của đỉnh, tiềm năng tăng giá trở nên kém hơn thì đây là một dấu hiệu cho thấy khả năng như thế sắp tới.
Ông Ngô Quốc Hưng – chuyên gia cao cấp chiến lược thị trường CTCK MBS
Khi cổ phiếu tăng trên diện rộng hoặc một nhóm cổ phiếu đồng loạt tăng giá, khả năng kiếm lời như nhau ở các mã khác nhau thì yếu tố rủi ro trở nên bị xem nhẹ. Tuy vậy, cũng nên phân biệt cổ phiếu “chạy” từ yếu tố nào (cơ bản, dòng tiền hay “ game”). Trong đầu tư, yếu tố rủi ro là không tránh khỏi nhưng cũng cần phân loại rủi ro đến từ đâu để có kịch bản ứng phó.
Trong tình trạng nhà đầu tư trên thị trường vẫn tiếp tục bị chia rẽ bởi quan điểm dự đoán xu hướng thị trường khi mỗi bên đều có những lý lẽ khá thuyết phục để đưa đến quyết định tiếp tục giải ngân hay bán và chờ cơ hội mới. Đâu là chiến lược phù hợp, theo quan điểm của ông/bà?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Ông Lê Anh Tùng
Tôi cho rằng xu hướng tăng của thị trường vẫn tiếp tục được duy trì và chưa có quá nhiều dấu hiệu cảnh báo đáng chú ý. Bởi vậy, nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục trung hạn và có thể mở các vị thế ngắn hạn khi thị trường xuất hiện những nhịp điều chỉnh ngắn.
Tuy nhiên, trong kịch bản thị trường diễn biến tăng nhanh và hướng đến mốc 1.200 trong thời gian tới, tôi cho rằng nhà đầu tư cần thực hiện chốt lời dần danh mục và giảm tỷ trọng nắm giữ về mức trung bình.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng
Chiến lược phù hợp là cả 2 quan điểm trên, với ngắn hạn nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục đầu tư dàn trải vẫn có thể kiếm lợi nhuận tốt. Nhưng về trung dài hạn cần cơ cấu các cổ phiếu, những khoản đầu tư chiến lược, tập trung hơn vào những nhóm cổ phiếu tiềm năng lâu dài (ngược lại với ngắn hạn lúc này) cũng như thận trọng tránh sự hưng phấn quá đà.
Những bài học trong quá khứ về điều này chưa bao giờ sai giống nhưng một câu nói: “Người ta thường quên mất những ngày đau khổ khi đang tận hưởng sự sung sướng”. Khi đó dù thị trường có xấu, quay đầu thì việc kiểm soát tốt rủi ro, tâm lý đầu tư, đã tái cơ cấu lại danh mục đầu tư thì bất kỳ tình huống nào nhà đầu tư cũng có thể xử lý tốt được.
Ông Ngô Quốc Hưng – chuyên gia cao cấp chiến lược thị trường CTCK MBS
Thời điểm hiện tại nên áp dụng chiến lược “cứ kệ cho lợi nhuận chạy” (Let Profit Run) sẽ hiệu quả với phương pháp Trend Following. Các nhịp điều chỉnh có thể cơ cấu danh mục đối với các cổ phiếu có điểm rơi lợi nhuận trong quý 4 hoặc còn tiềm năng tăng trưởng như: Bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, vật liệu xây dựng….
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Cơ hội sẽ đến với nhóm cổ phiếu chứng khoán?
Triển vọng kinh doanh của nhóm công ty chứng khoán khá tích cực trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng điểm tốt cùng hoạt động giao dịch diễn ra sôi động sẽ tạo cơ hội cho nhóm cổ phiếu này khởi sắc.
Dù thị trường có trải qua vài nhịp rung lắc nhưng sức mạnh của dòng tiền đã giúp các chỉ số giữ vững đà tăng trong tuần qua, chỉ số VN-Index đã xác lập đỉnh mới trong năm 2020 khi bước sang ngưỡng 1.020 điểm. Trong tuần tới, diễn biến của thị trường sẽ theo xu hướng nào, theo cảm quan của ông/bà?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Chỉ số VN-Index đã duy trì đà tăng bền bỉ và kết thúc tuần ở mức cao nhất trong năm với xung lực được duy trì khá tốt, mở ra cơ hội thử thách lại vùng đỉnh cũ năm 2019, đặc biệt trong bối cảnh TTCK toàn cầu cũng đang diễn biến tích cực. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý tới rủi ro rung lắc và điều chỉnh khi chỉ số tiến gần tới vùng kháng cự 1.030.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Thị trường đã chứng kiến mức tăng ấn tượng trong tuần qua, giúp chỉ số vượt ngưỡng 1,020 điểm. Tuy nhiên, dấu hiệu đáng chú ý là nhóm cổ phiếu đầu cơ đã quay đầu tăng trần trong hai phiên cuối tuần. Trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao, đây là dấu hiệu cho thấy dòng tiền có xu hướng chốt lời ở nhóm cổ phiếu trụ chuyển sang các mã đầu cơ.
Theo quan điểm của tôi, sau giai đoạn tăng giá khá mạnh, xu hướng chốt lời tại các cổ phiếu trụ vẫn sẽ tiếp diễn trong các phiên đầu tuần tới. Sau giai đoạn tích lũy này, chỉ số sẽ có nhiều cơ hội tiến đến các ngưỡng kháng cự cao hơn, với ngưỡng gần nhất tại 1.040 điểm.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT
Theo quan sát của chúng tôi, thị trường chứng khoán lần này đã phản ứng tương đối bình tĩnh với những thông tin của ca lây nhiễm COVID-19 mới tại TP.HCM.
So với 2 lần phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng trước đó vào cuối tháng 1/2020 và cuối tháng 7/2020, thị trường dường như ít bị tác động hơn và chỉ chứng kiến một cú điều chỉnh rất nhẹ, so với 2 lần điều chỉnh mạnh của 2 lần trước đó.
Chúng tôi cho rằng, qua những đợt lây nhiễm COVID-19 trước đây, thị trường dường như đã "quen hơn" với những thông tin liên quan đến COVID-19. Nhà đầu tư cũng đã phản ứng bình tĩnh hơn, không còn cảnh "bán bằng mọi giá" như những lần trước đó.
Có thể nói, tâm lý thị trường hiện nay là tương đối vững vàng và đây là cơ sở để có thể kỳ vọng chỉ số VN-INDEX giữ vững được mốc tâm lý 1.000 điểm trong tháng cuối năm 2020.
So với thời điểm mức đáy cuối tháng 3, thị trường đã hồi phục hơn 50%. Đáng chú ý, thị trường vẫn duy trì được mức thanh khoản tốt và những phiên giao dịch trên 10.000 tỷ đồng trên HOSE đã trở nên bình thường, thậm chí chưa có dấu hiệu căng sức để phải nghi ngờ sự phân phối. Ngoài một số bluechips, nhóm cổ phiếu ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu chùng lại ở phiên cuối tuần. Ở thời điểm hiện tại, thị trường cần những yếu tố nào để giữ được "nhiệt"?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Để duy trì nhịp tăng điểm của thị trường, dòng tiền cần có sự lan tỏa, luân phiên tăng giá giữa các cổ phiếu. Tuy nhiên, ở trong giai đoạn này, tôi cho rằng dư địa tăng thêm trong ngắn hạn sẽ hạn chế phần nào khi nhiều cổ phiếu dẫn dắt đang ở trong vùng quá mua, dẫn tới áp lực chốt lời có thể xảy ra trong một số phiên. Nhịp điều chỉnh ngắn đan xen là cần thiết để xu hướng tăng trở nên bền vững hơn.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Ông Đào Tuấn Trung
Hiện nay, với việc tốc độ tăng trưởng huy động vốn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, nhất là lãi suất huy động đang duy trì ở mức thấp, nhiều ngân hàng đã quyết định tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi. Hành động này khiến dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Trên thực tế, số lượng các tài khoản được mở mới trong tháng 11 đạt kỷ lục 41.080; tăng 4.734 đơn vị so với tháng 10.
Về kinh tế, việc giải ngân đầu tư công tiếp tục ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực. Theo Tổng Cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11 ước đạt 54.500 tỷ đồng; tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 11 tháng, tổng vốn đầu tư công đạt 79,3% so với kế hoạch năm.
Bên cạnh đó, Việt Nam ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng ước đạt 489,1 tỷ USD; tăng 3,5% so với cùng kỳ cùng mức xuất siêu kỷ lục 20 tỷ USD lũy kế từ đầu năm. Việc thu hút 26,4 tỷ USD vốn FDI tính đến ngày 20/11/2020 cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.
Ngoài ra, việc chỉ số CPI tiếp tục được kiểm soát tốt trong tháng 11 cũng mở ra thêm nhiều dư địa cho Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế.
TTCK tăng cùng với thanh khoản tích cực đang giúp nhiều CTCK dự kiến ghi nhận lợi nhuận tốt trong quý cuối năm. Dù vậy, nhiều cổ phiếu CTCK chưa "chạy" kịp theo thị trường. Ông/bà đánh giá như thế nào về cơ hội đối với nhóm này ở thời điểm hiện tại?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Tôi đánh giá triển vọng kinh doanh của nhóm cổ phiếu CTCK khá tích cực trong bối cảnh TTCK tăng điểm tốt cùng hoạt động giao dịch diễn ra sôi động trong thời gian vừa qua. Với việc dòng tiền trên thị trường đang luân chuyển khá tốt, tôi kì vọng nhóm CTCK sẽ sớm được nhắm đến trong thời gian tới.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Hiện tại, các cổ phiếu chứng khoán đang trong giai đoạn khá thuận lợi để tiến hành đầu tư. Việc nhiều cổ phiếu chưa "chạy" theo thị trường đến từ việc dòng tiền đang bị thu hút bởi các cổ phiếu có vốn hóa lớn và có ảnh hưởng mạnh đến chỉ số. Tuy nhiên, với xu hướng chốt lời bắt đầu xuất hiện trong hai phiên cuối tuần trước, tôi kỳ vọng dòng tiền tiếp tục có sự luân chuyển và tìm đến các cổ phiếu chứng khoán.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT
Trong giai đoạn cuối năm, chúng tôi đánh giá cao ngành bán lẻ và thực phẩm do đây là nhóm ngành được hưởng lợi từ yếu tố mùa vụ và xu hướng phục hồi mạnh của tiêu dùng trong nước trong thời gian qua.
Bênh cạnh đó, trong bối cảnh xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian gần đây, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với những ngành như thép, vật liệu xây dựng, xuất khẩu tôm và xuất khẩu đồ gỗ. Đây là những ngành được kỳ vọng duy trì xuất khẩu tích cực trong thời gian tới.
Cuối cùng, triển vọng lợi nhuận của ngành chứng khoán trong quý 4 là "rất sáng" trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán phục hồi mạnh trong thời gian qua và thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao trên 9.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 10 và tháng 11.
Hiện tại mức định giá P/E của VN-Index là khoảng 16,4 lần. Mức này cao hơn mức trung bình từ năm 2010 đến nay (14,36 lần) nhưng cũng chỉ tương đương mức trung bình từ năm 2018 đến nay. Điều này cho thấy chứng khoán hiện tại vẫn "chưa đắt", nhưng cũng "không rẻ". Quan điểm của ông/bà?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Ông Lê Anh Tùng
Tôi cho rằng định giá cơ bản của thị trường, xét theo tiêu chí P/E, hiện đang ở vùng hợp lý khi đã phần nào đã phản ánh kì vọng của nhà đầu tư vào sự hồi phục của nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hậu Covid-19.
Với triển vọng tích cực trong thời gian tới (vaccine sớm được phân phối rộng rãi, kinh tế hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021, cùng với dòng tiền mới tiếp tục đổ vào thị trường), chỉ số P/E vẫn có thể duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Việc P/E thị trường đang khá sát ngưỡng P/E năm 2018 cho thấy vẫn xuất hiện các cơ hội đầu tư trên thị trường, nhưng đòi hỏi các nhà đầu tư phải chọn lọc để tối ưu hóa lợi nhuận. Việc này rất khác so với giai đoạn P/E thị trường xuống rất thấp như giai đoạn đầu tháng 4 khi nhà đầu tư chỉ cần mua vào cổ phiếu là chắc chắn thu được lợi nhuận đáng kể.
Nếu chọn tiếp tục giải ngân, nhóm cổ phiếu nào là lựa chọn của ông/bà? Hoặc một chiến lược khác?
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Trong giai đoạn thị trường ở vùng đỉnh của năm 2020, chiến lược giao dịch sẽ cần phải có sự linh hoạt cao. Nhà đầu tư nên sàng lọc các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt để tiếp tục nắm giữ và có thể thực hiện chốt lời ngắn hạn những cổ phiếu cơ bản không quá tốt nhưng đã tăng nhanh thời gian vừa qua. Việc giải ngân cổ phiếu mới vẫn có thể diễn ra, nhưng cần tập trung ở những cổ phiếu vẫn đang trong nhịp tích lũy hay những cổ phiếu có "câu chuyện riêng".
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì thanh khoản cao, cùng với việc nhiều cổ phiếu tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua giúp danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán tiếp tục tăng mạnh. Điều này giúp kết quả kinh doanh quý 4 của các công ty chứng khoán được kỳ vọng tiếp tục duy trì kết quả ấn tượng. Một số cổ phiếu đáng quan tâm trong nhóm này là SSI, HCM, VCI, VND...
Hẹp cửa phát hành trái phiếu, doanh nghiệp rục rịch quay lại kênh tín dụng truyền thống Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa có báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 11/2020. Cụ thể, theo tính toán của công ty này, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 11 đã tăng 37,9% so với tháng trước. Tuy nhiên, tổng giá trị phát hành vẫn ở mức thấp trong năm và...