Góc nhìn chuyên gia: Nhà đầu tư không nên “FOMO”, có thể chốt lời một phần danh mục
Theo ông Nguyễn Anh Khoa, nhà đầu tư nên xác định rõ các điểm cắt lỗ và chốt lời, tuân thủ kỷ luật và hạn chế sử dụng đòn bẩy để đề phòng những biến động bất thường có thể xuất hiện.
Từ trái sang phải ông Nguyễn Anh Khoa, ông Đinh Quang Hinh
Thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài mạch phục hồi, tuần 28/11-2/12 ghi nhận mức tăng tới 108,55 điểm lên 1.080,1. Tâm lý tích cực của nhà đầu tư cá nhân trong nước được củng cố khi khối ngoại đã mua ròng gần 20 nghìn tỷ từ đầu tháng 11 đến nay. Khối ngoại với sự tham gia của Fubon ETF đã có tuần mua ròng kỉ lục trên sàn HOSE trong năm 2022 với giá trị đạt 9.181 tỷ đồng.
Dù đã hồi mạnh gần đây, P/E trailing của VN-Index vẫn ở mức 11,x tương đương vùng đáy các giai đoạn khủng hoảng trong quá khứ. Nhiều Bluechips hiện đang giao dịch quanh giá trị sổ sách, thậm chí một số cái tên còn có P/B dưới 1 lần.
Vậy diễn biến thị trường tuần tới sẽ thế nào, chúng tôi đã có trao đổi với một số chuyên gia tài chính về góc nhìn trong tuần giao dịch 5/12-9/12.
Xu hướng mua ròng của khối ngoại chưa chấm dứt, VN-Index tiếp tục diễn biến tích cực trong tuần tiếp theo
Theo quan sát của ông Nguyễn Anh Khoa – Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Agriseco, việc chỉ số chính hồi phục nhanh trong các tuần gần đây có sự hỗ trợ từ dòng tiền khối ngoại. Số liệu của FiinGroup cho biết khối ngoại đã tham gia mua ròng gần 20.000 tỷ đồng trong 4 tuần gần nhất, tập trung vào các cổ phiếu trong nhóm VN30. Điều này giúp tâm lý thị trường bình ổn trở lại sau quãng thời gian xuất hiện tình trạng bán giải chấp chéo xuất hiện và giúp kích thích phần nào dòng tiền của khối nhà đầu tư nội, thể hiện qua việc khối tổ chức trong nước và tự doanh đã mua ròng khoảng 2.800 tỷ trong 4 tuần qua.
Do đó, ông Khoa dự báo đà hồi phục của thị trường vẫn có thể tiếp diễn trong những tuần đầu tháng 12 do xu hướng mua ròng của khối ngoại vẫn chưa dừng lại. Bên cạnh đó, định giá thị trường cũng đã về mức khá hấp dẫn để có thể tích luỹ cổ phiếu trong trung-dài hạn và hiện tại các chỉ báo kỹ thuật về xu hướng ngắn hạn và trung hạn đều đã đảo chiều tăng giá.
Video đang HOT
Quan sát đồ thị kỹ thuật , VN-Index đã hình thành mô hình cây nến Hammer xanh rút chân từ vùng 875-900 điểm và đóng cửa cao nhất tháng, cùng với thanh khoản cao hơn trung bình 3 tháng cho thấy lực cầu áp đảo và đã hấp thụ gần như toàn bộ lực bán trước đó. Một điểm đáng chú ý là mặc dù chỉ số đã hồi phục mạnh từ đáy, song lực cầu vẫn tiếp tục xuất hiện, thể hiện qua khối lượng giao dịch liên tục vượt mức 1 tỷ cổ phiếu và đưa chỉ số lấy lại xu hướng tăng giá ngắn hạn và trung hạn.
Như vậy, vị chuyên gia từ Agriseco cho rằng diễn biến chỉ số trong tháng 12 sẽ có xu hướng tích cực trong các tuần đầu của tháng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên lưu ý một số rủi ro thị trường vẫn còn hiện hữu như mặt bằng lãi suất đang duy trì ở mức cao dẫn tới sự dịch chuyển dòng vốn sang các kênh đầu tư có tính an toàn cao hơn.
Ngoài ra, một số sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng tới thị trường như thời điểm FED công bố lãi suất điều hành (rạng sáng 15/12), đáo hạn hợp đồng phái sinh (15/12) hay các quỹ ETF tiến hành chốt danh mục Quý 4 (16/12). Đồng thời, áp lực chốt lời có thể xuất hiện khi chỉ số tiến tới các vùng điểm số cao hơn trong thời gian ngắn. Vì vậy, ông Khoa dự báo VN-Index sẽ dao động trong vùng 975-1.160 điểm trong tháng 12.
Trên quan điểm của vị chuyên gia, nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp hồi phục của VN-Index để cơ cấu danh mục, ưu tiên nắm giữ các mã đang được thu hút dòng tiền khối ngoại . Bên cạnh đó có thể tiếp tục nắm giữ và mua vào tại các nhịp điều chỉnh của thị trường đối với các cổ phiếu đầu ngành đã giảm sâu từ vùng đỉnh.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nên xác định rõ các điểm cắt lỗ và chốt lời trước khi giao dịch, tuân thủ kỷ luật và hạn chế sử dụng đòn bẩy để đề phòng những biến động bất thường có thể xuất hiện.
Một số nhóm ngành cần được ưu tiên lựa chọn trong tháng 12 bao gồm:
(1) Nhóm cổ phiếu liên quan chủ đề Đầu tư công do kỳ vọng sẽ được đẩy mạnh để tạo động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023.
(2) Nhóm bán lẻ, dịch vụ với kỳ vọng lợi nhuận Quý 4/2022 tăng trưởng mạnh mẽ trên nền tăng trưởng thấp của cùng kỳ năm 2021, đồng thời mùa lễ Tết năm nay tới sớm có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân.
(3) Nhóm phân bón với vụ cao điểm Đông Xuân sắp tới.
(4) Nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong đó ưu tiên vào các ngân hàng quốc doanh do tỷ trọng vốn hóa lớn trong rổ chỉ số và mặt bằng định giá đã về vùng hấp dẫn.
VN-Index hướng tới vùng kháng cự 1.125-1.140 điểm, nhà đầu tư chuyển sang trạng thái sẵn sàng chốt lời
Nhận định về thị trường tuần qua, ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường VNDIRECT đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến một tuần giao dịch bùng nổ về cả điểm số lẫn thanh khoản. Tiếp nối đà hồi phục từ tuần trước, chỉ số VN-Index đã liên tiếp tạo “gap” cũng sự tăng mạnh về giá trong 3 phiên đầu tuần.
Diễn biến tâm lí tích cực của thị trường có thể được lí giải bởi những thông tin tích cực về vĩ mô liên tiếp trong tuần như (1) Chủ tịch Fed đã chính thức xác nhận sẽ làm chậm lại đà tăng lãi suất trong kì hợp sắp tới, (2) Các tín hiệu rõ ràng hơn cho việc Trung Quốc có thể sớm mở cửa trở lại và (3) NHNN chính thức phân bổ lại dư địa tăng trưởng room tín dụng cho một số ngân hàng để hỗ trợ các DN trong thời điểm cuối năm.
Vị chuyên gia tới từ VNDirect cho rằng xu hướng dòng vốn ngoại sẽ vẫn duy trì tích cực trong tuần tới khi tỷ giá trong nước hạ nhiệt và quỹ Fubon ETF tiến hành giải ngân sau khi gọi vốn lần thứ tư. Do đó, ông Hinh kỳ vọng chỉ số VN-Index duy trì xu hướng tăng điểm trong tuần tới và hướng tới vùng kháng cự 1.125-1.140 điểm. Đồng thời, thị trường có thể rung lắc mạnh do hoạt động chốt lời gia tăng ở vùng kháng cự này.
Về chiến lược giao dịch, thị trường đã ghi nhận đà phục hồi mạnh 20% từ đáy, do vậy nhà đầu tư không nên mua đuổi “FOMO” mà chuyển sang trạng thái sẵn sàng chốt lời một phần , hiện thực hóa lợi nhuận khi chỉ số VN-Index hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.125-1.140 điểm. Nhà đầu tư cũng nên duy trì tỷ trọng margin ở mức vừa phải để hạn chế rủi ro danh mục tổng thể.
Đối với giao dịch dài hạn, nhà đầu tư vừa trải qua cơ hội tuyệt vời để xây dựng danh mục đầu tư khi chỉ số VN-Index có 3 tuần giao dịch dưới ngưỡng 1.000 điểm. Sau tuần tăng điểm mạnh vừa rồi, định giá của nhiều cổ phiếu đã không còn quá hấp dẫn, do đó cơ hội giải ngân sẽ chọn lọc hơn so với giai đoạn chỉ số VN-Index ở dưới ngưỡng 1.000 điểm. Thêm vào đó, ông Hinh cho rằng dòng tiền sẽ hướng tới những cổ phiếu cơ bản tốt trong những ngành ngân hàng, chứng khoán, điện, nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công mà đà phục hồi chưa theo kịp đà tăng vừa qua của thị trường.
Top cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 11: Quán quân thuộc về một mã tăng 166%, hàng loạt cổ phiếu bất động sản bứt phá mạnh
Trong bối cảnh thị trường trồi sụt và liên tục "dò đáy", nhiều cái tên "tranh thủ" ngược dòng bứt phá mạnh mẽ với mức tăng khá ấn tượng, thậm chí "tăng bằng lần" chỉ trong 1 tháng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tháng giao dịch tương đối khởi sắc. Sau nửa đầu tháng 11 ghi nhận những rung lắc mạnh, chỉ số VN-Index chạm sát vùng 910 điểm và quay đầu hồi phục, 5 phiên cuối tháng chứng kiến chỉ số chính tăng tốc để về đích tại mức điểm cao nhất tháng nhờ lực cầu bắt đáy được kích hoạt. Kết phiên 30/11, VN-Index đạt 1.048,42 điểm, tương ứng tăng 20,48 điểm (2%). Thậm chí, nếu so với vùng đáy tháng 911,9 điểm (phiên 15/11), chỉ số chính của TTCK Việt Nam đã bật tăng tới gần 137 điểm chỉ trong vòng nửa cuối tháng 11.
Trong bối cảnh thị trường trồi sụt và liên tục "dò đáy" kéo theo hàng loạt cổ phiếu diễn biến không mấy khả quan, nhiều cái tên "tranh thủ" ngược dòng bứt phá mạnh mẽ với mức tăng khá ấn tượng, thậm chí "tăng bằng lần" chỉ trong 1 tháng.
Trên sàn HoSE, dẫn đầu với mức tăng mạnh nhất trong tháng là cổ phiếu TGG của Louis Capital với tỷ lệ 31,73%. Đại diện khác của nhóm tài chính là APG cũng có mức tăng ấn tượng 22,6% so với chốt phiên tháng trước.
Đáng chú ý, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE còn có sự đóng góp đáng kể từ bộ ba họ Vingroup là VIC, VRE và VHM tương ứng mức tăng lần lượt là 26%, 24% và 21%. Tâm điểm của top 10 phải kể tới nhóm cổ phiếu Bất động sản và xây dựng, chiếm tới 7 vị trí. Ngoài ra, STB của Sacombank cũng chiếm vị trí thứ 7, tăng 24% so với chốt phiên cuối tháng 10 và là đại diện duy nhất của nhóm ngân hàng tại bảng xếp hạng.
Chiều ngược lại, PDR của Bất động sản Phát Đạt là cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE (-69%) so với tháng trước. Song song, NVL của Novaland cũng ghi nhận mức giảm mạnh thứ 2 tới gần 67%. Số lượng phiên giảm giá của bộ đôi này lên tới gần 20 phiên giao dịch, trong đó có tới 17 phiên giao dịch cả 2 cái tên này cùng giảm kịch biên độ.
Đồng thời, hàng loạt những cái tên khác thuộc nhóm Bất động sản cũng diễn biến không mấy tích cực HPX (-65%); LEC (-32%);...Top 10 mã cổ phiếu giảm giá mạnh nhất đều có tỷ lệ giảm trên 29%.
Trên sàn HNX , về chiều tăng mạnh, đứng đầu là BDB, một doanh nghiệp bán sách tăng tới 43% chỉ sau 1 tháng. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu Bất động sản Xây dựng vẫn diễn biến khá tích cực với nhiều đại diện tăng mạnh như L14, CEO và L43 với mức tăng tương ứng 41%, 35% và 34,6%. Top tăng mạnh trên sàn HNX đều có mức tăng ấn tượng trên 28%.
Trái lại , cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX gọi tên NRC của Tập đoàn Danh Khôi với mức giảm 51%. Hàng loạt cổ phiếu khác có mức giảm hơn 40% như VC2, SIC, PGN, KKC. Top giảm mạnh nhất trên HNX trong tháng 11 còn có PMP, MST, TKC, NBW, V12 đồng loạt giảm từ 35% đến 39%.
Trên sàn UpCOM , dẫn đầu đà tăng mạnh không chỉ trên sàn UpCOM mà còn trên cả thị trường là cổ phiếu XDH của Đầu tư xây dựng Dân dụng Hà Nội. Từ mức giá 11.900 đồng chốt phiên tháng trước, cổ phiếu này bật tăng 166% lên mức 31.600 đồng/cp chốt tháng 11. Với nhiều phiên tăng trần liên tiếp cùng với biên độ giao dịch trên UpCOM là 15%, XDH dễ dàng ghi nhận mức tăng tính bằng lần trong tháng 11.
Ngoài ra, 2 cổ phiếu khác là DM7 và BMD cũng đứng top tăng mạnh thị trường với mức tăng trên 100%. Cùng nhóm ngành hàng tiêu dùng như DM7, nhiều mã khác hoạt động rất khả quan trong tháng như GTD của Giầy Thượng Đình tăng 88%; BMG của May Bình Minh tăng 77%; VBH của Điện tử Bình Hòa cũng có mức tăng 69%;... Mặt khác, Cấp thoát nước Cần Thơ (mã CTW) cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng với tỷ lệ tăng 89%.
Tại chiều giảm , cổ phiếu SHX dẫn đầu đà giảm với tỷ lệ 67%, theo sau BMN cũng giảm tới 64% so với tháng trước. Những đại diện giảm giá trên UpCOM có mức giảm mạnh nhất toàn sàn trên 46%, nhiều cổ phiếu giảm hơn nửa thị giá còn có PJS, VHH.
Apax Holdings (IBC) của ông Nguyễn Ngọc Thuỷ lên tiếng về việc cổ phiếu liên tục "nằm sàn" Tính đến phiên 2/12, cổ phiếu tiếp tục giảm sàn xuống còn 8.780 đồng/cp, tức bốc hơi gần 52% chỉ sau nửa tháng. Theo thông tin mới cập nhật, CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã IBC) đã có văn bản giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp. Công ty cho rằng giá cổ phiếu IBC giảm trong thời gian...