Góc nhìn chứng khoán tuần mới: Nhóm cổ phiếu nào sẽ có sóng sau kỳ nghỉ lễ?
Mặc dù thanh khoản giảm khá mạnh nhưng trong những phiên gần đây, một số nhóm ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thủy sản, nhựa… có đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Liệu nhóm cổ phiếu nào sẽ được đánh giá cao sau kỳ nghỉ lễ? Cùng Báo Đầu tư Chứng khoán tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục Bàn tròn tuần này.
Tuần giao dịch không mấy tích cực đã làm cho chỉ số VN-Index “bốc hơi” hơn 11 diểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp đi kèm với nhịp vận động nhẹ của thị trường cho thấy tâm lý lo ngại đang chiếm chủ đạo. Trong ngắn hạn, thị trường sẽ vận động theo xu hướng nào, theo các ông/bà?
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Phụ trách nghiên cứu thị trường, CTCK Vietinbank
Dựa trên diễn biến giao dịch có phần tiêu cực của tuần vừa qua, tôi cho rằng chủ yếu vẫn là do tâm lý nhà đầu tư đặc biệt là nhỏ lẻ hiện đang rất bi quan dẫn đến tình trạng một bộ phận chọn cách đứng ngoài không tham gia thị trường trong khi nhiều người khác lại đang hành động một cách hơi thái quá.
Điều này cũng khá dễ hiểu do thị trường hiện đang trong trạng thái giao dịch rất “khó chịu” trong bối cảnh cả bên mua và bên bán đều có dấu hiệu chần chừ, mặc dù bên bán có vẻ vẫn đang chiếm ưu thế nhỉnh hơn.
Ảnh Shutterstock
Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng cùng đồng tình rằng với cơ chế giao dịch như hiện nay thì việc tham gia vào thị trường cơ sở ngắn hạn là vô cùng rủi ro và bất lợi so với chứng khoán phái sinh. Điều này gián tiếp khiến thanh khoản thị trường giảm mạnh.
Về mặt kỹ thuật, VN-Index không vượt qua được ngưỡng 1.000 điểm thì nguy cơ điều chỉnh và hình thành mô hình Vai-Đầu-Vai giảm giá đang lớn dần lên. Kịch bản này hoàn toàn có thể xẩy ra nếu thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì trạng thái yếu như của tuần vừa qua hay thị trường chứng khoán phải đón nhận thêm các thông tin mang tính bất lợi.
Ngoài ra, các chỉ báo xu hướng đều đang đồng thuận cho tín hiệu đi xuống tiêu cực nên rủi ro tiếp tục điều chỉnh là vẫn hiện hữu. Trong kịch bản xấu nhất, chỉ số VN-Index có thể sẽ tìm đến ngưỡng hỗ trợ mạnh trung hạn tại vùng 965 của đường SMA 50.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Điểm nổi bật trong tuần lễ giao dịch vừa qua là chỉ số VN-Index dù giảm nhưng ở mức độ vừa phải và chưa đưa ra dấu hiệu cảnh báo về một xu hướng giảm trung hạn. Vấn đề quan tâm nhất hiện tại chính là thanh khoản đã xuống mức rất thấp và vì vậy không đủ động lực để thúc đẩy thị trường đảo chiều xu hướng.
Ông Nguyễn Hồng Khanh
Hiện tại một số doanh nghiệp đang ra dần báo cáo quý I và thực tế cho thấy những phiên vừa qua dù các doanh nghiệp có báo cáo kinh doanh quý I tăng trưởng khá tốt nhưng giá cổ phiếu vẫn chững lại thậm chí chịu áp lực bán ra mạnh hơn. Điều đó cho thấy, về ngắn hạn nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng hơn khi các các yếu tố vĩ mô như giá xăng, điện đang ngấm vào giá thành nguyên nhiên vật liệu của các doanh nghiệp và sẽ làm ảnh hưởng kết quả kinh doanh trong năm nay.
Video đang HOT
Vì vậy, trong ngắn hạn sắp tới thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh nhiều hơn từ nay đến sau kỳ nghỉ lễ lớn tuy nhiên quan điểm của tôi không quá bi quan về việc này vì việc thị trường điều chỉnh trong ngắn hạn sẽ tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu với mức giá tốt hơn.
Ông Trần Xuân Bách, Phụ trách mảng phân tích thị trường, CTCK BVSC
Tuần tới, tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục có biến động giằng co với các phiên tăng giảm đan xen trong vùng 981-991 điểm vào đầu tuần. Sau đó, các chỉ số được kỳ vọng sẽ có diễn biến tăng điểm tích cực hơn về cuối tuần. Cá nhân tôi vẫn kỳ vọng vào khả năng Vn-Index sẽ sớm quay lại thử thách vùng cản tâm lý 1000 điểm trong ngắn hạn.
Sau một số phiên khởi sắc thì nhóm cổ phiếu dầu khí đang phải đối mặt với áp lực chốt lời. Trong khi đó, dù chưa thể hiện đậm nét nhưng dòng tiền đang hướng sự quan tâm đến các nhóm ngành cụ thể như công nghệ thông tin, dệt may, thủy sản, nhựa và một số cổ phiếu trong nhóm ngành bất động sản để tìm cơ hội. Ở giai đoạn này, ông/bà đánh giá cao nhóm cổ phiếu nào?
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Phụ trách nghiên cứu thị trường, CTCK Vietinbank
Trong thời điểm hiện tại thì có lẽ nhà đầu tư vẫn nên tập trung chú ý đối với nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, ngành nghề được hưởng lợi như dệt may, thủy sản… ; hay có câu chuyện riêng hấp dẫn. Tuy nhiên, ngay tại những nhóm cổ phiếu này cũng đã cho thấy sự phân hóa rất rõ nên nhà đầu tư vẫn cần phải thận trọng và nên có một kế hoạch giao dịch hợp lý.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Trong năm nay hai nhóm ngành thương mại có liên quan đến xuất khẩu là dệt may và thủy sản dự báo tiếp tục khả quan trong một bối cảnh chung hoạt động thương mại đang có sự phân hóa lớn. Các nhóm ngành khác như dầu khí, bất động sản, ngân hàng cũng thu hút được nhiều sự quan tâm nhưng chỉ ở một số cổ phiếu nổi bật trong từng nhóm ngành.
Hiện tại hai nhóm ngành Ngân hàng và bất động sản không có nhiều sự chú ý và hoạt động năm nay có lẽ cũng không quá nổi bật như các năm trước tuy nhiên đây là hai nhóm ngành đang trong quá trình cơ cấu và là cơ hội rất tốt cho nhà đầu tư tích lũy trong dài hạn.
Các nhóm ngành khác phụ thuộc lớn vào từng nhóm cổ phiếu cụ thể vì vậy điều quan trọng nhà đầu tư lựa chọn những doanh nghiệp có nền tảng tài chính lành mạnh, kiểm soát dòng tiền hiệu quả và có lợi thế đặc trăng sẽ ưu tiên đầu tư an toàn hơn.
Ông Trần Xuân Bách, Phụ trách mảng phân tích thị trường, CTCK BVSC
Ông Trần Xuân Bách
Bên cạnh các nhóm ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thủy sản, nhựa và một số cổ phiếu trong nhóm ngành bất động sản… Tôi cho rằng, cổ phiếu ngành dầu khí, ngân hàng và một vài cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 có thể sẽ tăng điểm trở lại để dẫn dắt thị trường vào tuần tới khi giá nhiều cổ phiếu trong các nhóm này đã giảm về các vùng hỗ trợ gần.
Việc hạn chế mua cổ phiếu ở các mức giá cao trong phiên và chỉ mở các vị thế trading tại các vùng hỗ trợ cụ thể của từng cổ phiếu trong các phiên thị trường điều chỉnh liệu có phải là hành động phù hợp trong tuần tới? Hay là một chiến lược khác?
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Phụ trách nghiên cứu thị trường, CTCK Vietinbank
Đây rõ ràng là một chiến lược giao dịch khá khôn ngoan khi không mua đuổi cổ phiếu và chỉ giải ngân tại các vùng giá được hỗ trợ nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ cơ hội hồi phục ngắn hạn hay gia tăng tỷ trọng nắm giữ/hạ giá vốn trung bình. Tôi cho rằng đây là một chiến lược phù hợp cho tình hình thị trường trong giai đoạn này.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Thị trường hiện tại có lẽ phù hợp với các nhà đầu tư ngắn hạn T nhiều hơn do thị trường xu hướng đi ngang và không rõ xu hướng. Nhà đầu tư có thể lựa chọn những cổ phiếu mà mình am hiểu đặc tính giao dịch sẽ lướt sóng hiệu quả hơn là đầu tư mang tính dàn trải.
Các lướt sóng trong ngắn hạn sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận không cao và đòi hỏi sự tuân thủ kỷ luật giao dịch tránh cuốn theo vòng xoáy thị trường là rất quan trọng. Còn chiến lược mua dần tích lũy trung hạn tôi cho rằng cần đợi thêm một thời gian nữa ở những đợt thị trường điều chỉnh sâu hơn sẽ thích hợp hơn.
Ông Trần Xuân Bách, Phụ trách mảng phân tích thị trường, CTCK BVSC
Cá nhân tôi cho rằng, hành động trên vẫn là chiến lược phù hợp trong tuần tới. Ngoài ra, để tận dụng sự luân phiên dịch chuyển của dòng tiền, nhà đầu tư có thể lựa chọn mua trading đón đầu một số nhóm cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy tại các vùng hỗ trợ.
Hải Vân
Theo DTCK
Phiên sáng 3/12: Dòng tiền sôi động, VN-Index bay cao
Dòng tiền nhập cuộc sôi động ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12 giúp sắc xanh lan tỏa và thị trường bay cao. Trong đó, dòng bank cùng các mã lớn hỗ trợ tốt giúp VN-Index tăng vọt tới gần 20 điểm, vượt mốc 945 điểm khi chốt phiên sáng.
Sau tháng điều chỉnh mạnh bởi ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở nên trầm lắng hơn trong tháng 11. Với tâm lý thận trọng khiến dòng tiền tham gia vào các phiên giao dịch khá yếu và các chỉ số thiếu động lực để tăng. Tính chung cả tháng 11, chỉ số VN-Index chỉ tăng gần 12 điểm, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng tại mốc 926,54 điểm.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, nhà đầu tư hiện vẫn khá thận trọng trước các đợt dao động bất thường của chỉ số do sự tác động của thị trường quốc tế suốt mấy tháng vừa qua. Khi thị trường càng khó đoán thì dòng tiền chưa quay lại nhiều do thiếu lòng tin và chờ đợi các tin tức tích cực hỗ trợ có thể kích thích thị trường tăng trưởng.
Tuy nhiên, các diễn biến vĩ mô cuối năm và cả tình hình quốc tế cho thấy thị trường đã có thời gian tích lũy đủ và chuẩn bị một đợt sóng tăng mới với mức độ tăng dần của dòng tiền vào thị trường. Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) nhận định, tháng 12 là thời điểm tốt nhất cho sự bứt phá này và thậm chí là bắt đầu ngay từ những tuần đầu của tháng.
Không nằm ngoài sự mong đợi của giới đầu tư, thị trường bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới và cũng là phiên đầu tiên của tháng cuối cùng trong năm 2018 khá tích cực. Dòng tiền nhập cuộc sôi động giúp sắc xanh lan tỏa, trong đó nhóm cổ phiếu bluechip cũng đua nhau tăng vọt, tạo động lực giúp VN-Index bứt cao ngay trong phiên sáng.
Chốt phiên sáng 3/12, sàn HOSE có tới 211 mã tăng và chỉ 63 mã giảm, chỉ số Vn-Index tăng 19,64 điểm ( 2,12%) lên 946,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 100,92 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.252 tỷ đồng, tăng 31,73% về lượng và 34,82% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 14,93 triệu đơn vị, giá trị 365,39 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30 chỉ còn ROS và SBT đứng dưới mốc tham chiếu, còn lại đều khởi sắc, đáng kể như VNM tăng 2,9% lên 131.700 đồng/CP, GAS tăng 5,6% lên 95.900 đồng/CP, MSN tăng 2,9% lên 82.300 đồng/CP.
Bên cạnh đó phải kể tới sự góp công lớn của nhóm cổ phiếu ngân hàng khi đồng loạt cùng bứt cao như VCB tăng 2,9% lên 57.000 đồng/CP, CTG tăng 3,9% lên 23.900 đồng/Cp, BID tăng 5,7% lên 33.200 đồng/Cp, TCB tăng 3,1% lên đồng/CP, MBB tăng 1,4% lên 21.850 đồng/CP, VPB tăng 4,6% lên 21.750 đồng/CP...
Đây cũng là nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất trong phiên sáng nay với STB dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 6,8 triệu đơn vị; đứng ở vị trí tiếp theo đó là MBB khớp 5,73 triệu đơn vị, CTG khớp 4,56 triệu đơn vị, VPB khớp 2,46 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, đà tăng tiếp tục được duy trì trong phiên giao dịch đầu tuần với diễn biến có phần khởi sắc hơn sau 3 phiên nhích nhẹ vào cuối tuần trước.
Chốt cũng giao dịch, sàn HNX có 55 mã tăng và 37 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,66 điểm ( 1,58%) lên 106,48 điểm. Thanh khoản cũng sôi động hơn với tổng khối lượng giao dịch đạt 24,49 triệu đơn vị, giá trị 386,7 tỷ đồng, tăng 48,33% về lượng và 81,29% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đạt chưa tới 1 triệu đơn vị, giá trị 15,55 tỷ đồng.
Các mã lớn trên sàn HNX cũng là nhân tố chính hỗ trợ đà tăng cho thị trường như ACB tăng 3% lên 30.700 đồng/CP, SHB tăng 1,3% lên 7.600 đồng/CP, PVS tăng 3,1% lên 19.900 đồng/CP, VCG tăng 3,2% lên 19.100 đồng/CP, VGC tăng 1,8% lên 16.700 đồng/CP, VCS tăng 0,4% lên 73.100 đồng/CP, PVB tăng 3,4% lên 18.000 đồng/CP...
Top 5 mã có thanh khoản tốt nhất sàn HNX gồm PVS với 5,67 triệu đơn vị, SHb với 3,18 triệu đơn vị, ACB với 2,69 triệu đơn vị, VCG với 2,61 triệu đơn vị, NVB với hơn 0,9 triệu đơn vị.
Tương tự, trên sàn UPCoM giao dịch cũng khá hứng khởi.
Chốt phiên sáng, sàn UPCoM có 62 mã tăng và 27 mã giảm, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,4 điểm ( 0,77%) lên 52,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,85 triệu đơn vị, giá trị gần 130 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 21,31 tỷ đồng.
Phần lớn các mã chủ chốt đều giao dịch trên mốc tham chiếu như BSR tăng 3,4% lên 15.200 đồng/CP, LPB tăng 3,2% lên 9.700 đồng/CP, POW tăng 1,4% lên 14.900 đồng/CP, VGT tăng 2,5% lên 12.300 đồng/Cp, HVN tăng 1,5% lên 34.200 đồng/Cp, VEA tăng 1,6% lên 38.600 đồng/CP...
Cổ phiếu dầu khí BSR vẫn dẫn đầu về thanh khoản trên sàn với 1,92 triệu đơn vị được giao dịch; tiếp đó là LPB với 1,15 triệu đơn vị. Đây cũng là 2 mã duy nhất có khối lượng giao dịch đạt triệu đơn vị.
T.Thúy
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Chọn chiến lược đầu tư "ném đá dò đường" Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoántrong chuyên mục bàn tròn tuần này, một số chuyên gia cho rằng, trong một thị trường điều chỉnh thì các cổ phiếu từ nhỏ đến lớn cũng khó tránh khỏi việc đi theo xu hướng chung của thị trường. Do vậy, nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư linh hoạt chẳng hạn: "ném...