Góc khuất của công nhân xuất ngoại làm lao động ở Nhật Bản

Theo dõi VGT trên

Sang Nhật Bản theo chương trình đào tạo lao động, nhưng nhiều công nhân Trung Quốc phải làm việc trong điều kiện bị bóc lột và nợ lương.

Tang Xili, 35 tuổi, đến Nhật Bản năm 2013 với hy vọng kiếm đủ tiền trong ba năm để xây một căn nhà mới cho con cái. Nhưng thay vào đó, cuối cùng Tang lại đang ở trong một khu nhà tạm bợ sau khi chấm dứt lao động với người chủ đã nợ cô 3,5 triệu yen (31.000 USD) tiền lương chưa thanh toán.

Người phụ nữ đến từ thành phố Nghi Chinh của Trung Quốc nói rằng cô làm việc nhiều giờ trong sáu ngày mỗi tuần, nhưng được trả thấp hơn mức lương tối thiểu làm thêm giờ. Cô cũng không thể đổi công ty vì các điều khoản thị thực.

“Tôi thực sự hối hận vì đã đến Nhật Bản. Tôi sẽ không khuyên bạn bè tới đây để chịu đau khổ”, Tang nói. Cô đang ở trong một khu nhà tạm tại thị trấn Hashima, tỉnh Gifu và chờ đợi được lấy khoản tiền lương chưa thanh toán.

“Nhân công giá rẻ”

Theo Bloomberg, Tang là một trong hơn 180.000 lao động nước ngoài ở Nhật Bản có giấy phép làm việc theo chương trình đào tạo của chính phủ, giúp họ phát triển kỹ năng khi trở về làm việc tại quê hương. Nhưng kế hoạch đã trở thành một kẽ hở để một số công ty Nhật phá vỡ quy định và sử dụng họ như nguồn nhân công giá rẻ.

Chương trình bắt đầu từ năm 1993 và tuyển các học viên cho 72 ngành nghề như nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm và dệt may. Phần lớn các cơ quan trung gian tại Nhật Bản và nước ngoài lựa chọn công nhân phù hợp với từng công ty. 31.320 công ty đã sử dụng chương trình này, tính đến tháng 1/2015.

Góc khuất của công nhân xuất ngoại làm lao động ở Nhật Bản - Hình 1

Tang Xili đang ở trong một khu nhà tạm thời ở thị trấn Hashima. Ảnh: Bloomberg

Tang làm việc cho nhà máy dệt may Takara Seni ở Kagawa. Giám đốc quản lý Yoshihiro Masago từ chối bình luận về trường hợp của Tang, nhưng nói rằng công ty cần lao động nước ngoài. Masago mong muốn Thủ tướng Shinzo Abe có chương trình nhập cư cho lao động nước ngoài làm công việc bán lành nghề với mức lương thấp. Tuy nhiên, ông Abe dường như không thể giải quyết được vấn đề này.

Theo giáo sư luật Kazuteru Tagaya của Đại học Dokkyo, chính quyền của ông Abe không theo đuổi chính sách nhập cư khi phần lớn công chúng sẽ không chấp nhận. Thay vào đó, để giải quyết tình trạng lực lượng lao động đang thu hẹp dần và mức lương tại Nhật Bản, chính quyền đã mở rộng hệ thống nội trú cho thị trường lao động trong nước. Tuy nhiên, cánh cửa này đã kéo theo nhiều cáo buộc lạm dụng lao động trong thời gian qua.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 7/2015, một số công nhân trong chương trình nói rằng họ đã trải qua các điều kiện lao động bóc lột. Trong báo cáo này, Nhật Bản chưa bao giờ xác định một nạn nhân, dù có bằng chứng về việc tịch thu hộ chiếu, giam cầm và gán nợ.

Báo cáo của Mỹ chỉ ra rằng một số người lao động đã trả 10.000 USD để có việc làm và được thuê hợp đồng theo hình thức uỷ quyền tịch thu số tiền hàng nghìn USD nếu họ bỏ đi. Có nhiều báo cáo về các khoản phí, tiền đặt cọc lớn và hợp đồng trừng phạt.

Video đang HOT

Quốc hội Nhật Bản đưa ra dự luật nhằm kéo dài thời gian hoạt động của chương trình từ 3 lên 5 năm và lập cơ quan giám sát để ngăn chặn tình trạng bóc lột người lao động. Theo đó, các cơ quan trong nước phải có giấy phép, trong khi cơ quan giám sát sẽ xem xét lại kế hoạch đào tạo và theo dõi quá trình sử dụng lao động trong chương trình, điều tra cáo buộc lạm dụng. Dự luật cũng nhằm xác định các yếu tố cấu thành tội vi phạm nhân quyền, quyết định xử phạt với những vi phạm này đồng thời hỗ trợ thông tin và tư vấn cho người tham gia.

Giáo sư Tagaya lo ngại rằng nếu không có sự giám sát thích hợp, chương trình mở rộng sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng liên tiếp. Một số công ty sẽ trả tiền cho hãng cung cấp lao động và trừ tiền lương của công nhân.

Giấc mơ không thành hiện thực

Tang đã trả cho cơ quan tuyển dụng tại Trung Quốc hơn 30.000 nhân dân tệ (4.600 USD) để tìm việc làm với cam kết cô sẽ trở về nhà với khoản tiết kiệm 5 triệu yen (44,000 USD). Hàng ngày, cô làm việc từ 7h sáng đến 18h35, được nghỉ một giờ với mức lương 700 yen cho 9 giờ làm việc trong tuần. Lương ngoài giờ và thứ bảy là 400 yen/giờ. Trong một ký túc xá với tối đa 5 người/phòng, họ có có cơ hội kiếm thêm tiền bằng cách làm khoán, đôi khi đến 2h sáng.

Góc khuất của công nhân xuất ngoại làm lao động ở Nhật Bản - Hình 2

Zhang Wenkun chỉ vết sẹo trên tay vì bị thương trong khi làm việc. Ảnh: Bloomberg

Tang nói cô kiếm được khoảng 140.000 yen/tháng sau khi người chủ trừ tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ Internet. Số tiền này gấp đôi lương cô kiếm được khi ở nhà nhưng thời gian làm việc cũng tăng gấp đôi. Ông chủ cấm cô và mọi người sử dụng điện thoại di động, giữ sổ tiết kiệm của họ.

Theo Masago, việc tuyển dụng lao động Trung Quốc với mức lương tối thiểu ngày càng khó, nhưng rất khó để tăng lương do cạnh tranh từ hàng may mặc nhập khẩu giá rẻ.

“Họ nên được phép đến đây như công nhân lao động phổ thông trong một chương trình nhập cư. Họ đến hoàn toàn chỉ vì tiền. Trong khi Nhật Bản thì thiếu người. Đó là lợi ích chung mà thôi”, Masago nói.

Năm 2014, Bộ Lao động điều tra 3.918 công ty và phát hiện 76% trong số này đã vi phạm luật lao động. Theo đó, mức lương theo giờ được tính 310 yen, thấp hơn hơn một nửa so với lương tối thiểu trung bình, trong khi 120 giờ làm thêm mỗi tháng cao hơn nhiều so với con số 45 giờ theo luật, chưa kể đến việc sử dụng thiết bị không an toàn. Bộ Tư pháp đã cấm 241 cơ quan trung gian và công ty nhận học viên trong thời hạn 5 năm vì vi phạm.

Sau các câu chuyện của người đi trước và mức lương tăng ở Trung Quốc, số lượng người Trung Quốc đến các công ty Nhật đã giảm 14% trong 2,5 năm tính đến tháng 6/2015.

Tại Bắc Kinh, lương trung bình hàng tháng tại thời điểm năm 2014 là 6.463 nhân dân tệ (990 USD), trong khi đó mức lương trung bình tháng ở Nhật Bản cho ngày làm việc 8 tiếng là khoảng 124.800 yen (1.100 USD). Mức sụt giảm 21% của đồng yen so với đồng Nhân dân tệ kể từ cuối năm 2012 đã giảm giá trị tiền lương tại Nhật Bản khi lao động về Trung Quốc.

Tang cùng 8 công nhân Trung Quốc khác ở trong khu nhà tồi tàn ở thị trấn Hashima. Zhang Wenjun, 36 tuổi, đã ở đây nhiều tháng. Anh làm việc cho công ty tái chế chất thải xây dựng Nobe Kogyo và bàn tay từng bị thương vì máy nghiền gỗ. Zhang nói đã nhận được thanh toán bảo hiểm khi tạm nghỉ việc ba tháng để hồi phục. Nhưng khi trở lại làm việc, tay của anh lại bị thương. Công ty đã ném đồ đạc của Zhang ra ngoài và bảo anh đi nơi khác.

“Chương trình này là một thất bại lớn. Nó hoàn toàn vô nghĩa”, Zhang nói.

Ba trong số các đồng nghiệp cũ của Zhang đã biến mất khỏi nơi làm việc. Một trong số đó, Lin Zijun, nói anh chạy trốn vì bị các đồng nghiệp Nhật Bản bắt nạt. Lin đã trả hơn 60.000 nhân dân tệ cho một đơn vị trung gian để đến Nhật Bản.

“Họ đã hủy hoại giấc mơ của tôi. Thực tế hoá ra khắc nghiệt hơn nhiều”, Lin chia sẻ.

Theo ZingNews

Kinh tế khó khăn, lao động Trung Quốc đành về quê ăn Tết sớm

Hàng triệu lao động ngoại tỉnh ở Trung Quốc đổ ra ga về quê ăn Tết sớm nhưng tâm trạng không hề vui vẻ, hân hoan mà thay vào đó là nỗi lo đau đáu về công ăn việc làm trong bối cảnh các công ty, nhà máy nơi họ làm việc đang lâm vào tình trạng khốn đốn.

Theo South China Morning Post, dù còn gần 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán, song hàng triệu người lao động ngoại tỉnh ở Trung Quốc đã lũ lượt đổ về các nhà ga, bến xe để về quê ăn Tết.

Năm nay, lao động Trung Quốc bắt đầu chuyến hành trình về quê ăn Tết sớm hơn mọi năm vì kinh tế nước này suy giảm trong năm qua khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều nhà máy, công ty bị đình trệ, không có đơn hàng để làm.

Kinh tế khó khăn, lao động Trung Quốc đành về quê ăn Tết sớm - Hình 1

Vợ chồng chị Liu Mei ra ga Phật Sơn để lên tàu về quê ăn Tết sớm.

Hòa chung vào dòng người về quê ăn Tết sớm là chị Liu Mei, 38 tuổi và chồng, anh Chu Yangjian quê ở tỉnh Hồ Nam làm việc tại một nhà máy sản xuất đồ nội thất ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông . Năm nay, ông chủ của họ cho phép công nhân nghỉ Tết sớm hơn mọi năm vì công ty không nhận được đủ các đơn đặt hàng và hoạt động sản xuất đang giảm sút trầm trọng.

"Hoạt động kinh doanh không được tốt. Ông chủ đã nợ lương của chúng tôi 2 tháng nay. Nhiều công nhân được cho phép nghỉ Tết sớm", chi Liu chia sẻ tại nhà ga Phật Sơn.

Kinh tế khó khăn, lao động Trung Quốc đành về quê ăn Tết sớm - Hình 2

Anh Luo Cheng (phải) gồng gánh hành lý về quê ăn Tết.

Chị Liu và chồng sẽ mất 12 tiếng đi tàu đề trở về đoàn tụ với các con, nhưng đó không phải là vấn đề với họ. Người mẹ chia sẻ, kể từ khi làm việc xa nhà, vợ chồng chị mới chỉ về thăm con một lần trong năm. Hai con của Liu hiện 9 và 14 tuổi, nằm trong số hàng chục triệu trẻ em có cha mẹ làm ăn xa tại Trung Quốc. "Ngày nào tôi cũng nhớ đến bọn trẻ. Nhưng chẳng còn cách nào khác. Rất khó để tìm được việc ở gần nhà", Liu chia sẻ.

Tuy nhiên, dù được về quê đoàn tụ sớm với các con, chị Liu và chồng vẫn canh cánh nỗi lo về công ăn việc làm. Họ không phải là những người du nhất. Bóng đen suy giảm kinh tế đang bao trùm nhà ga Phật Sơn khi nhiều công nhân nhập cư bất đắc dĩ phải về quê nghỉ Tết sớm vì không có việc để làm.

Luo Cheng, 40 tuổi, và vợ cũng là lao động nhập cư. Họ đều quê ở tỉnh Hồ Nam. Hai vợ chồng quyết định về quê sớm hơn một tuần so với năm 2015.

Kinh tế khó khăn, lao động Trung Quốc đành về quê ăn Tết sớm - Hình 3

Hàng nghìn người chen nhau đợi tàu tại nhà ga Phật Sơn.

Theo Luo, năm nay, công ty giầy của họ ở thành phố Phật Sơn có rất ít đơn đặt hàng. Do đó, công ty muốn cắt giảm lương bằng cách cho phép công nhân về quê sớm.

"Chúng tôi có một con trai 12 tuổi và cháu đang sống cùng ông bà đã 60 tuổi", Luo nói trong khi chạy nhanh để kịp lên tàu. Anh và vợ sẽ mất 8 tiếng để về quê. Họ quyết định không quay trở lại Phật Sơn dù chưa biết sẽ làm gì sau này.

Nhiều lao động ngoại tỉnh khác không được may mắn như Lou. Ban quản lý nhà ga ở thành phố Phật Sơn thông báo hoãn 9 chuyến ngày 23.1, 8 chuyến ngày 24.1 và 5 chuyến ngày hôm sau vì "gió mạnh" do hiện tượng lốc xoáy vùng Cực, gây ra đợt rét bất thường trên khắp cả nước.

Kinh tế khó khăn, lao động Trung Quốc đành về quê ăn Tết sớm - Hình 4

Anh Liu Jianyun, một lao động nhập cư tại nhà ga Phật Sơn.

Liu Jianyun, 32 tuổi, là một trong những công nhân nhập cư kém may mắn khi chuyến tàu về thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam bị hoãn. Anh làm việc ở một xưởng kim loại ở thành phố Phật Sơn suốt 11 năm qua. Liu đã đợi tại ga tàu suốt 6 tiếng để nhân viên hoàn lại tiền và chọn cho anh một chuyến khác. Liu cho biết, anh rất thất vọng vì sự chậm trễ trong các thủ tục tại nhà ga và cũng chỉ trích công ty đường sắt đã hủy chuyến mà không báo trước.

Tết Nguyên đán hàng năm (năm nay bắt đầu vào ngày 8.2) là kỳ nghỉ truyền thống quan trọng nhất ở Trung Quốc và là dịp để các gia đình đoàn tụ. Hàng triệu lao động nhập cư Trung Quốc lũ lượt quay về nhà vào dịp Tết - bằng tàu hỏa, xe buýt, ô tô và xe máy...

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Bitcoin rơi tự do vì tuyên bố của FedBitcoin rơi tự do vì tuyên bố của Fed
06:44:11 20/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Hãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/nămHãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/năm
15:16:34 20/12/2024
Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới UkraineCác nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine
10:27:10 20/12/2024
Nga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trườngNga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trường
09:03:30 20/12/2024
Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường MỹQuyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ
21:53:18 20/12/2024
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
10:47:02 21/12/2024

Tin đang nóng

Thanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCMThanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCM
11:57:46 21/12/2024
CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Vụ Mr Pips Phó Đức Nam: Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảoVụ Mr Pips Phó Đức Nam: Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo
12:24:11 21/12/2024
Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷNữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ
11:23:32 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024
Diễn viên Việt kết hôn lần thứ 5 với bạn trai kém 20 tuổi?Diễn viên Việt kết hôn lần thứ 5 với bạn trai kém 20 tuổi?
11:19:16 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024

Tin mới nhất

Nga công bố video bắt nghi phạm ám sát tướng cấp cao

Nga công bố video bắt nghi phạm ám sát tướng cấp cao

10:45:04 21/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã công bố video ghi lại vụ bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi thực hiện vụ ám sát Trung tướng Igor Kirillov, chỉ huy Lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học thuộc quân đội Nga.
Nga giải thích rõ tuyên bố thách thức "đấu tay đôi" với tên lửa Oreshnik

Nga giải thích rõ tuyên bố thách thức "đấu tay đôi" với tên lửa Oreshnik

10:40:07 21/12/2024
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 20/12 đã lên tiếng giải thích rõ tuyên bố thách thức của Tổng thống Vladimir Putin về cuộc đấu tay đôi với tên lửa siêu thanh Oreshnik mới của Nga.
Quân đội Ukraine dính bê bối mua sắm vũ khí

Quân đội Ukraine dính bê bối mua sắm vũ khí

10:23:01 21/12/2024
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã cố gắng minh bạch hóa tối đa quy trình mua sắm vũ khí và thậm chí còn thành lập 2 cơ quan quản lý vấn đề này.
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

09:50:14 21/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu thần chú của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ Ukraine phải thắng bằng Nga không được thắng thế .
Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

08:53:05 21/12/2024
Lực lượng Ukraine đang phải vật lộn để đối phó với các cuộc tấn công của Nga xung quanh thành phố chiến lược Pokrovsk ở mặt trận phía đông.
Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ

Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ

08:22:14 21/12/2024
Ông Wu nhận định, các báo cáo trên truyền thông rằng các cuộc đàm phán Nga - Syria đang diễn ra cho thấy cả hai bên đều sẵn sàng tìm được tiếng nói chung.
Tổng thống Biden sắp công bố gói viện trợ cuối cùng cho Ukraine

Tổng thống Biden sắp công bố gói viện trợ cuối cùng cho Ukraine

08:06:05 21/12/2024
Trong vài ngày tới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố gói viện trợ cuối cùng trong khuôn khổ Sáng kiến Trợ giúp An ninh Ukraine (USAI) nhằm sử dụng hết số tiền còn lại để mua vũ khí cho Ukraine.
Nga tung quân vây hãm đối thủ ở Donetsk, nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ

Nga tung quân vây hãm đối thủ ở Donetsk, nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ

07:34:06 21/12/2024
Mặt trận Donetsk nóng rực khi quân đội Nga tiếp tục giành thêm lãnh thổ. Một quan chức thân Moscow nói rằng có tình trạng binh sĩ Ukraine đào ngũ hàng loạt ở Kurakhove.
DeepState: Có nhóm lính Ukraine kẹt trong vòng vây khi Uspenovka thất thủ

DeepState: Có nhóm lính Ukraine kẹt trong vòng vây khi Uspenovka thất thủ

07:25:13 21/12/2024
Quân đội Nga đã chiếm Trudovoye và hoàn thành việc kiểm soát phần cuối cùng của túi Uspenovka. Không phải tất cả binh sĩ Ukraine đều có thể thoát khỏi vòng vây, kênh DeepState xác nhận.
Ảnh chụp vô tình từ Google Maps lật tẩy tội ác động trời của người đàn ông

Ảnh chụp vô tình từ Google Maps lật tẩy tội ác động trời của người đàn ông

07:21:11 21/12/2024
Một vụ án mạng bí ẩn về mối tình tay ba vô tình được Google Street View chụp lại trên một con phố ở Tây Ban Nha. Hình ảnh cho thấy người đàn ông đang nhét túi đựng thi thể người phía sau xe.
Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam

Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam

07:18:49 21/12/2024
Đại sứ Pháp Olivier Brochet cho biết Pháp sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam về mặt công nghệ nếu 2 nước hợp tác quân sự và quốc phòng với nhau.
Dự đoán cuộc đối đầu giữa tên lửa Oreshnik từ Nga với THAAD của Mỹ

Dự đoán cuộc đối đầu giữa tên lửa Oreshnik từ Nga với THAAD của Mỹ

07:16:07 21/12/2024
Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có lối thoát, nhiều người lo ngại về giai đoạn mới của cuộc chiến với sự xuất hiện của các vũ khí công nghệ cao.

Có thể bạn quan tâm

"Quốc bảo nhan sắc" thua vụ kiện 4,4 tỷ đồng vì lí do không ngờ

"Quốc bảo nhan sắc" thua vụ kiện 4,4 tỷ đồng vì lí do không ngờ

Sao châu á

17:05:21 21/12/2024
Nữ diễn viên Lee Young Ae theo đuổi vụ kiện chống lại CEO kênh YouTube Open Sympathy TV Jung Cheon Soo từ tháng 10 năm ngoái.
Khởi tố, tạm giam đối tượng hất chất bẩn vào tổ công tác CSGT

Khởi tố, tạm giam đối tượng hất chất bẩn vào tổ công tác CSGT

Pháp luật

16:41:25 21/12/2024
Toàn ngay sau đó đã bị khống chế, bắt giữ bàn giao cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lộc. Kiểm tra nồng độ cồn đối với Toàn cho kết quả 0,185 miligam/1 lít khí thở.
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024

Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024

Sao việt

16:37:38 21/12/2024
Năm 2024, nhiều sao Việt như Phương Lan, Xoài Non, Thảo Nhi Lê, Mai Ngọc, Thanh Hương xác nhận đổ vỡ hôn nhân hoặc chia tay người yêu.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.
Cảnh một cô bé đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch đứng trước cổng trường lúc 8h sáng khiến cả cõi mạng phì cười

Cảnh một cô bé đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch đứng trước cổng trường lúc 8h sáng khiến cả cõi mạng phì cười

Netizen

15:04:05 21/12/2024
Mỗi sáng, khi đồng hồ báo thức vừa kêu, cũng là lúc hàng triệu phụ huynh trên khắp thế giới bước vào một cuộc chiến không cân sức mang tên: Đưa con đi học.
Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Nhạc quốc tế

15:01:51 21/12/2024
Mới đây, trên các diễn đàn Kpop tại Hàn Quốc lan truyền trở lại một đoạn chụp email yêu cầu quyết toán thuế và tin nhắn được cho là liên quan đến cáo buộc gian lận nhạc số của BTS năm 2017.
Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Sáng tạo

14:55:17 21/12/2024
Nội thất cơ bản là cụm từ quen thuộc với những khách hàng chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ chung cư, vậy nội thất cơ bản ở chung cư bao gồm những gì?
Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Nhạc việt

14:54:26 21/12/2024
Danh tiếng đi kèm thị phi, ồn ào đời tư trong khoảng thời gian hoạt động năng nổ đã ít nhiều ảnh hưởng đến tên tuổi của anh chàng.
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Tv show

14:13:31 21/12/2024
Trải qua 3 công diễn, Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió (tên gọi của vị trí ra mắt nhóm nhạc năm nay).