Góc “khai sáng”: Cùi dưa hấu tưởng là vô dụng mà lại có thể biến thành món nộm vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe!
Ăn dưa hấu, đừng vội bỏ phần cùi trắng nhé các chị em ơi!
Có thể bạn chưa biết: Phần cùi trắng mà nhiều người thường bỏ đi khi ăn dưa hấu có rất nhiều công dụng với sức khỏe, và còn có thể chế biến thành món nộm giòn sần sật. Nhai miếng nào, đã miệng miếng nấy!
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách làm nộm từ phần cùi dưa hấu cùng tôm và thịt. Món ăn này đặc biệt phù hợp với các chị em đang ăn kiêng đấy!
Nguyên liệu làm salad cùi dưa hấu
300gr cùi dưa hấu (phần cùi trắng)
1 củ cà rốt, 1 củ hành tây
8-10 con tôm
200gr thịt ba rọi
50gr rau ngò rí, 50gr rau răm, 50gr hành phi, 10gr tỏi băm
2-3 quả chỉ thiên
50gr đậu phộng hoặc lạc rang
Gia vị: Nước mắm, nước cốt chanh, đường
- Bước 1: Sơ chế vỏ dưa và rau củ
Vỏ dưa rửa xạch, lạo vỏ phần vỏ xanh và chỉ lấy phần cùi trắng. Sau đó, cắt phần cùi dưa thành từng miếng nhỏ và dài. Hành tây, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ và bào dạng sợi.
Cách làm salad cùi dưa hấu
Cách làm salad cùi dưa hấu
- Bước 2: Luộc thịt ba rọi
Video đang HOT
Rửa sạch thịt ba rọi và luộc chín. Sau khi vớt thịt ra khỏi nồi luộc, chị em hãy thả miếng thịt vào bát nước đá để thịt săn lại rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cách làm salad cùi dưa hấu
- Bước 3: Hấp/Luộc tôm
Sơ chế tôm bằng cách cắt râu, bỏ phần đầu. Sau đó rửa sạch rồi đem luộc hoặc hấp chín. Nếu muốn giữ được tối đa vị ngọt của thịt tôm, chị em nên hấp. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định nấu canh để ăn cùng món nộm này, luộc tôm lại là lựa chọn thông minh hơn vì bạn có thể tận dụng nước luộc tôm làm nước nấu canh.
Cách làm salad cùi dưa hấu
- Bước 4: Pha nước mắm
Cho vào nồi hoặc chảo : 50mlnước mắm và 3-4 thìa cà phê đường, 5 thìa cà phê nước cốt chanh, 10gr tỏi băm và 2-3 quả ớt chỉ thiên đã băm nhỏ. Sau đó, bật bếp, vừa đun hỗn hợp, vừa khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sền sệt và sôi lăn tăn là được.
Cách làm salad cùi dưa hấu
- Bước 5: Trộn các nguyên liệu với nhau
Cho vỏ dưa hấu, cà rốt , hành tây, rau răm, đậu phộng/lạc rang, hành phi, tôm, thịt ba rọi vào bát, rưới hỗn hợp nước mắm lên và trộn đều.
Cách làm salad cùi dưa hấu
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món nộm vỏ dưa hấu cùng tôm và thịt rồi!
Món ăn có hương vị thanh mát.Vị chua ngọt từ nước mắm kết hợp cùng vỏ dưa giòn sần sật, tôm thịt tươi rói sẽ giúp bạn đỡ ngán sau những món đầy dầu mỡ ngày Tết.
Công dụng của phần cùi trắng ở dưa hấu
1. Hỗ trợ giảm cân
Về bản chất, vỏ dưa hấu khá ít calo, lại bổ sung nhiều chất xơ, thành phần này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, đồng thời thay đổi cảm nhận về thức ăn trong miệng, từ đó chống lại cơn thèm ăn. Do đó, đây là lựa chọn thông minh cho những chị em đang muốn giảm cân. giữ dáng.
Không những vậy, việc tiêu thụ vỏ dưa còn cung cấp thêm các amino axit giúp tiêu hao năng lượng, đốt cháy mỡ thừa. Nếu kiên trì tập luyện kết hợp với dùng vỏ dưa chẳng mấy chốc bạn sẽ mau chóng sở hữu vóc dáng thon gọn như mong đợi.
2. Hạn chế nguy cơ mắc sỏi thận
Trong lớp cùi trắng có rất nhiều kali – Một loại khoáng chất rất hữu ích với sức khỏe của thận. Phần lớn thành phần của dưa hấu (khoảng 92%) đều là nước, do vậy việc tiêu thụ loại quả này sẽ bổ sung nước và chất xơ giúp đào thải độc tố, chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Với hàm lượng nước cao, việc ăn dưa cả vỏ còn làm tăng lượng nước tiểu nhằm đào thải sỏi ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, người bệnh sỏi thận không nên vì vậy mà ăn quá nhiều, mỗi lần chỉ dùng khoảng từ 2 – 3 lát.
3. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Vỏ dưa hấu cũng cung cấp một lượng vitamin C cho cơ thể. Theo đó, dưỡng chất này đóng vai trò kích thích sản sinh tế bào bạch cầu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, Citrulline – Một hợp chất phổ biến trong vỏ dưa – cũng có tác dụng tiêu hủy gốc tự do, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng từ giờ, chị em sẽ tận dụng phần cùi trắng của dưa hấu để chế biến thành những món ăn vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe!
Nếu chưa có nồi chiên không dầu, chị em vẫn có thể làm món gà chiên "không dầu mỡ" chỉ với loại giấy nhỏ mà có võ này!
Không chỉ với món gà chiên, chị em có thể áp dụng bí quyết này với tất cả các món chiên khác để hạn chế tình trạng đồ ăn ngập ngụa trong dầu mỡ sau khi chiên/rán.
Trong hơn 1 năm trở lại đây, nồi chiên không dầu đã dần trở thành dụng cụ chiếm trọn lòng tin yêu của các chị em nhờ công dụng đa năng, cũng như sự "heo-thì" mà chiếc nồi này có thể đem lại cho các món ăn.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa đủ điều kiện để sắm một chiếc nồi chiên không dầu cho căn bếp của mình, chúng tôi sẽ mách bạn 1 bí quyết để chế biến các món chiên/rán như cách thông thường nhưng sẽ hạn chế được tối đa lượng mỡ ngấm vào đồ ăn!
Gà chiên cùng giấy nến!
Để chị em dễ hình dung về các bước làm, chúng ta sẽ "mục sở thị" món gà chiên cùng giấy nến. Giấy nến là loại giấy quen thuộc trong lĩnh vực làm bánh và hoàn toàn không sinh ra các chất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc dầu mỡ.
Những người thợ làm bánh thường lót 1 lớp giấy nến vào khay nướng bánh, các chị em cũng thường sử dụng giấy nến làm giấy lót dưới nồi chiên không dầu khi chế biến các món ăn bằng dụng cụ này.
Chính vì thế, chị em có thể hoàn toàn yên tâm về độ "lành tính" của giấy nến tới sức khỏe.
Không chỉ với món gà chiên, bạn có thể áp dụng bí quyết dùng giấy nến này với tất cả các món chiên khác để hạn chế tình trạng đồ ăn ngập ngụa trong dầu mỡ sau khi chiên/rán.
Nơi bán : Chị em có thể tìm mua giấy nến tại các cửa hàng tạp hóa hoặc đặt mua trên các trang Thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,...
Nguyên liệu làm món gà chiên "không mỡ"
Một cuộn giấy nến
300gr đùi gà
30gr tương ớt
30ml giấm
500ml dầu ăn
Tỏi băm, hành lá cắt nhuyễn
Mật ong, muối, tiêu
Giấy nến
Cách làm
- Bước 1: Làm sốt ướp gà
Để gà chiên được thấm vị hơn, trước khi chiên, bạn phải ướp gà trước.
Để làm hỗn hợp xốt ướp gà, bạn cho 30gr tương ớt, 30ml giấm gạo, 30gr mật ong cùng tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu vào trong một cái tô rồi trộn đều cho các nguyên liệu hoà quyện vào nhau.
Trước khi thực hiện ướp thịt, chị em đừng quên rửa thật sạch và thái thịt thành từng miếng nhỏ nhé!
Cho gà vào tô xốt ướp đã thực hiện ở trên và đảo đều tay để thịt gà thấm đẫm gia vị. Thực hiện ướp gà trong 20 phút.
- Bước 2: Chiên gà
Sau khi ướp xong, chị em hãy dùng giấy nếnđể gói thịt gà. Bạn chỉ cần khéo léo gói miếng gà cùng ít hành lá vào trong giấy nến như cách gói chả giò là được.
Sau đó, thả gà đã được bọc giấy nến vào chảo và chiên như bình thường.
Thành phẩm: Mặc dù chiên trong chảo ngập dầu nhưng miếng gà không hề ngấm dầu mỡ. Đặc biệt, gà còn ngấm gia vị, thịt gà thì mềm, mọng nước chứ không hề bị khô.
Miếng gà chiên lên có được màu nâu óng ánh đẹp mắt, thơm nức mũi vì những gia vị ướp thấm trong gà và được ủ trong giấy nến không bị hoà loãng ra khi chiên.
Với mẹo nhỏ này, hy vọng chị em sẽ chế biến được những món ăn đúng sở thích mà vẫn đảm bảo độ "heo-thì" cho bản thân và cả gia đình.
Cùi dưa hấu ngâm mắm Cùi dưa giòn, mặn ngọt đậm đà, thơm vị tỏi ớt, thoang thoảng mùi dưa hấu, dùng với cơm hoặc cháo trắng rất ngon. Nguyên liệu: - Cùi dưa hấu (phần trắng): 1 kg - Tỏi - Ớt: 2 quả (nếu không ăn cay được có thể thay bằng ớt sừng) - Đường cát trắng - Nước mắm ngon - Nước lọc -...