Góc chia sẻ: Hướng dẫn cách chọn mua trái cây nhập khẩu theo mã số, không phải trái cây cứ có mã là an toàn
Dựa vào mã số dán trên trái cây, bạn có thể lựa chọn được những loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.
Sẽ có nhiều người khi lựa chọn trái cây chỉ quan tâm nhiều đến giá cả cũng như chất lượng của loại định mua thông qua việc lựa chọn trực tiếp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý hơn đến mã số dán trên từng loại hoa quả. Đây chính là chỉ số chứa nhiều thông tin, giúp bạn phân biệt được lượng hóa chất có trong trái cây cũng như tình trạng xuất xứ, nguồn gốc của từng loại.
Hầu hết ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị, trái cây nhập khẩu được bán đều có đầy đủ tem mác với chỉ số rõ ràng. Bạn có thể chú ý kỹ một chút ở tem mác này để biết được thông tin về loại trái cây mà mình mua như nhà cung cấp, nơi nhập khẩu, trái cây trồng với quy trình nào, có biến đổi gen hay không, nhập khẩu từ nước nào…
Những dãy số in trên tem dán ở mỗi loại trái cây được gọi là mã số PLU (Price Look Up Code). Mã code PLU được công bố và kiểm soát bởi Hiệp hội quốc tế về tiêu chuẩn sản phẩm. Đây là tổ chức toàn cầu phân phối mã code cho tất cả các sản phẩm trái cây lưu thông trên toàn thế giới. Mã số thường có từ 4 đến 5 số. Nhờ mã số này bạn có thể biết được cách thức trồng loại quả tại các nước khác nhau.
Trái cây có in 4 chữ số
Với tem nhãn in 4 chữ số thường bắt đầu bằng số 3 hoặc 4. Đây được xem là ký hiệu các loại trái cây được trồng theo phương pháp của nửa cuối thế kỷ 20, có sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón nhân tạo…
Dòng mã số bắt đầu bằng số 3 là ký hiệu trái cây được xử lý theo công nghệ bức xạ ion hóa. Công nghệ sử dụng nguồn năng lượng ion để xử lý thực phẩm giúp vô hiệu hóa khả năng sinh sản của vi sinh vật, kể cả dạng sinh dưỡng, bào tử, kí sinh trùng, siêu vi trùng… nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.
Với loại trái cây có dán tem bắt đầu bằng số 3, bạn cần rửa kỹ khi ăn và tuyệt đối không ăn vỏ hay sử dụng vỏ để chế biến món ăn. Một số loại trái cây có dán tem bắt đầu bằng số 3 thường được nhiều người lựa chọn bởi độ tươi, bắt mắt, giá cả khá mềm. Ví dụ Kiwi có giá 80- 150 nghìn đồng/1kg, táo 60 – 80 nghìn đồng/1kg, nho có giá 50 – 70 nghìn đồng/1kg, lê Nam Phi: 80 – 120 nghìn đồng/1kg.
Với trái cây có mã số bắt đầu bằng số 4 được trồng bằng phương thức canh tác truyền thống, có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ… nhưng theo liều lượng chuẩn. Ví dụ Kiwi có giá 200 – 250 nghìn đồng/1kg, táo 90 – 150 nghìn đồng/1kg, nho có giá 120 – 150 nghìn đồng/1kg, lê Nam Phi: 150 – 180 nghìn đồng/1kg.
Khi mua loại trái cây này về cũng cần sơ chế kỹ bằng nước sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
Trái cây có in 5 chữ số
Loại mã số có 5 chữ số, thường bắt đầu bằng số 8 là loại trái cây biến đổi gen.
Video đang HOT
Thông thường, nếu dãy số bắt đầu bằng số 8, bạn nên cân nhắc trước khi mua vì đây là sản phẩm sử dụng công nghệ biến đổi gen… giúp trái cây có kích thước to hơn, màu sắc hấp dẫn hơn. Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định sản phẩm biến đổi gen ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều luồng ý kiến về vấn đề này. Có nhiều người cho rằng thực phẩm biến đổi gen giàu chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm truyền thống. Trong khi một bộ phận khác lại cho rằng, trái cây biến đổi gen làm tăng nguy cơ dị ứng, kháng kháng sinh và có thể gây độc cho cơ thể… Tuy nhiên, là người tiêu dùng, bạn nên cân nhắc và không nên coi thường những nguy cơ tiềm ẩn từ loại thực phẩm này.
Các loại trái cây biến đổi gen thường có giá rẻ hơn một chút so với trái cây có tem dán bắt đầu từ số 4.
Trái cây hữu cơ
Dãy số bắt đầu bằng số 9 được khuyên nên mua bởi đây là loại trái cây hữu cơ, được trồng từ hạt giống truyền thống. Người trồng sử dụng phân bón hữu cơ được ủ mục từ xác động vật, phân động vật hay phân trộn từ các cây cỏ mục nát.
Phương thức canh tác an toàn khi trồng cây trên đất sạch, diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc biện pháp sinh học khác. Giá của loại trái cây này cũng thường cao gấp 3 – 5 lần so với trái cây thông thường. Ví dụ Ví dụ Kiwi có giá 300 – 350 nghìn đồng/1kg, táo 230 – 280 nghìn đồng/1kg, nho có giá 250 – 350 nghìn đồng/1kg, lê Nam Phi: 250 – 350 nghìn đồng/1kg.
Trái cây hữu cơ cần tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế. Cụ thể như:
Úc: NASAA
Liên minh Châu Âu: EU – Eco
Ấn Độ: NPOP (Chương trình quốc gia về sản xuất hữu cơ)
Indonesia: BIOCert do Bộ Nông Nghiệp Indonesia cấp
Nhật Bản: JAS
Hoa Kỳ: Chương trình Hữu cơ Quốc gia NOP
Bên cạnh việc chú ý đến mã số PLU trên mỗi loại trái cây, tem còn có in xuất xứ như New Zealand, USA, Japan… để bạn dễ dàng biết được loại mình mua được trồng ở đâu.
Với những loại trái cây không có nhãn mác hoặc nhãn được in không rõ ràng, bạn nên cân nhắc trước khi mua bởi chất lượng có thể không được kiểm định. Nếu sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Helino
7 loại quả hay bị chọn sai nếu dựa vào màu sắc vỏ ngoài
Rất nhiều người chọn trái cây có hình thức bên ngoài đẹp mắt, về nhà mới phát hiện ra quả còn xanh hoặc đã quá chín.
Việc lựa chọn hoa quả cũng cần kỹ lưỡng như việc lựa chọn thực phẩm hằng ngày. Thông thường khi lựa chọn hoa quả, người tiêu dùng thường nhìn vào vẻ bề ngoài cũng như màu sắc của vỏ để phán đoán chất lượng quả. Tuy nhiên có những loại quả nếu chỉ dựa vào mắc sắc, chúng ta rất dễ bị chọn nhầm về chất lượng.
Dưới đây là mẹo chọn trái cây ngon nhất của các chuyên gia đã được Bright Side tập hợp lại.
1. Lựu
Một quả lựu ngon vỏ phải có màu đỏ đến đỏ sẫm, không có các mảng tối màu. Khi chín chúng luôn nặng hơn quả xanh. Vì vậy khi mua hãy cầm thử các quả lựu và phán đoán độ chín qua trọng lượng của chúng.
Một quả lựu ngon sẽ không có những mảng tối màu, và đài hoa sẽ chín đều theo màu vỏ. Ảnh: Brightside
Ngoài ra quan sát phần đài hoa, nếu chúng còn xanh tức quả chưa chín và ngược lại. Và hãy cẩn trọng với những quả lựu quá mềm vì chúng đã trải qua quá trình đông lạnh.
2. Bơ
Đừng nghĩ rằng quả bơ nào khi chín cũng có màu nâu sẫm. Bơ chín có vỏ màu nâu hoặc xanh tùy giống, có giống khi chín quả bơ có màu xanh đậm, hoặc xanh nhạt có hoặc không có đốm vàng như bơ 034. Do đó, không thể dựa vào màu sắc để biết bơ chín hay còn non.
Cách tốt nhất chính là lắc quả bơ, nếu nghe tiếng hột bên trong thì đó là quả bơ đã chín. Khi ấn tay vào quả bơ chín, sẽ có cảm giác mềm vừa phải, có độ đàn hồi. Phần thịt dưới cuống bơ có màu vàng nâu. Khi đó, bơ vừa chín tới và ăn rất ngon.
3. Dứa
Thực tế thì quả dứa có lá hơi ngả nâu, hơi héo một chút sẽ ngon và ngọt hơn. Bạn nên chọn quả dứa có màu sắc đồng đều và không bị đốm nhé.
Nhìn vào cuống lá có thể phân biệt được độ chín của dứa. Ảnh: Brightside
Dứa chín sẽ có lá xanh nhưng hơi héo ở phần đầu. Nếu phần lá còn xanh nguyên thì quả dứa đó chưa đạt độ chín.
4. Xoài
Màu sắc vàng, xanh hay đỏ không thể nói lên độ chín của xoài, bởi độ chín còn phụ thuộc vào giống của chúng. Do đó khi mua xoài, người tiêu dùng hãy quan sát, nếu thấy xoài mềm, có mùi thơm đặc trưng, có vài đốm thẫm màu trên thân là xoài đã chín. Nên chọn quả xoài còn phần cuống gắn chặt vào thân, đó là quả xoài chín tự nhiên và tươi ngon.
5. Đu đủ
Khi mua đu đủ, chúng ta thường có xu hướng lựa chọn quả nhẫn nhụi, không bị đốm hay sứt mẻ. Tuy nhiên trừ các vết bị thối, hoặc hư hỏng dễ nhận thấy bằng mắt thường thì những đốm tối màu nho nhỏ trên vỏ ngoài đu đủ không ảnh hưởng gì đến hương vị của chúng. Thậm chí đủ đủ có những đốm nâu nho nhỏ ngoài vỏ còn ngọt hơn đu đủ có màu vàng nhạt. Nếu đốm càng to thì quả đã chín quá mức, do đó cần sử dụng ngay nếu không sẽ dễ bị hư hỏng.
Nên chọn đu đủ có màu vàng hoặc cam đồng nhất, hơi mềm.
6. Bưởi
Thực tế bưởi chín có hai màu xanh và vàng, tùy giống, do đó khi chọn hãy chú ý tới giống loài của chúng. Màu sắc, hình dáng bưởi không nói lên độ xanh- chín của loại quả này. Vì thế khi mua bưởi, hãy cố gắng cảm nhận bằng trọng lượng, một quả bưởi nhiều nước, chắc thịt sẽ cầm nặng tay hơn quả nhiều cùi, ít nước.
7. Chanh dây
Nếu bạn chỉ dựa vào đặc điểm khi chín có màu nâu sậm và da nhăn nheo để mua chanh dây thì hoàn toàn thiếu sót. Vì có những loại chanh dây khi chín có màu vàng, nhưng đặc điểm chung là chúng có bề ngoài vỏ nhăn nheo.
Chanh dây còn xanh thì sẽ có màu vỏ xanh, láng bóng. Khi mua hãy chọn quả chắc tay để được nhiều nước, một quả chanh dây chín có đường kính khoảng 8cm thường nặng khoảng 50gram.
Theo Nguyên Hà (Pháp luật TP HCM)
Nông dân nuôi, trồng: Cần xóa tình trạng "rau 2 luống, lợn 2 chuồng" Chiều 29/5, tại Hà Nội diễn ra hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng (chương trình 526) giữa Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2017-2020. Nâng cao nhận thức...