Góc bí mật cựu điệp viên CIA tiết lộ tin động trời
Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, cựu nhân viên CIA và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden đã cung cấp cho báo chí các tài liệu của một chương trình bí mật mang tên “PRISM” về việc Nghị viện Mỹ cho phép các cơ quan đặc biệt tiếp cận các dữ liệu về người sử dụng internet và điện thoại di động và một số thông tin động trời khác về chiến tranh mạng của tình báo Mỹ. Nhiều vấn đề đã được đăng tải chi tiết xin không nhắc lại ở đây. Bài viết này chỉ xin đề cập đến 2 khía cạnh: E.Snowden là ai và điều gì sẽ chờ đợi anh ta trong tương lai?
Động cơ
Có thể tin được việc Snowden công khai các tài liệu tuyệt mật như trên chắc chắn không phải vì tiền . Theo E.Snowden thì lương anh ta là 200.000 đola 1năm và đang sống rất thoải mái tại Hawai với một cô bạn gái xinh đẹp. Lý do để anh ta quyết định công bố các chương trình mật của Cơ quan an ninh là vì không chấp nhận sự vi phạm quyền bất khả xâm phạm trong cuộc sống riêng tư và tự do ngôn luận.
“Tôi không muốn sống trong môt thế giới mà tất cả những gì tôi làm và tôi nói ở mọi nơi đều bị ghi lại ” và “tôi không thể chấp nhận việc chính phủ Mỹ vi phạm bí mật đời tư, quyền tự do sử dụng Internet và các quyền tự do cơ bản khác của con người trên khắp thế giới”.
E. Snowden là ai?
Theo những thông tin có được thì E.Snowden sinh tại bang Bắc Karolina, có một thời gian sống cùng gia đình tại bang Mariland, cách trụ sở của Cơ quan an ninh quốc gia ở Fort- Mid không x. Học tại trường trung học nhưng không tốt lắm và theo lời anh ta tự nhận với báo “The Guardian” thì đã không thể có được tấm bằng tốt nghiệp phổ thông mà chỉ nhận được chứng chỉ là đã có kiến thức phổ thông trung học. (Đây cũng là một vấn đề gây tò mò cho nhiều chuyên gia là tại sao một nhân vật có sức học như vây và chỉ là một nhân viên kỹ thuật bình thường lại có được những thông tin tuyệt mật như vậy, có ai đó đứng đàng sau chăng , nhưng đó lại là một chủ đề khác)
Năm 2003, E.Snowden nhập ngũ, tuy nhiên lần này cũng không mấy thành công. Thất vọng về con đường binh nghiệp và sau một lần luyện tập bị gẫy cả hai chân, anh đã rời bỏ quân ngũ. Sau đó , Snowden vào làm việc tại Cơ quan an ninh quốc gia,- mới đầu chỉ làm một chân bảo vệ cho một cơ sở bí mật tại Trường đại học tổng hợp Mariland.
Tiếp theo, con đường công danh của E. Snowden đột ngột trở nên hanh thông khi được CIA tuyển dụng và đến năm 2007 đã làm việc tại Cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ ở Genevơ với nhiệm vụ là đảm bảo an ninh mạng cho cơ quan này.
Năm 2009, Snowden chấm dứt công việc tại cơ quan tình báo và chuyển sang làm việc cho một số công ty tư vấn tư nhân chuyên làm dịch vụ theo hợp đồng với Cơ quan an ninh quốc gia ở một số nội dung công việc như kiểm tra hệ thống an ninh hay phân tích kỹ thuật một khối lượng lớn các dữ liệu.
Công ty cuối cùng mà Snowden cộng tác trước khi xảy ra vụ việc là hãng Booz Allen Hamilton, – theo một số nguồn tin thì anh này đã làm việc ở đây vài tháng trước khi đào tẩu . Ngày 20 tháng 5, Snowden đã copy toàn bộ các tài liệu cần thiết , thông báo với xếp là sẽ vắng mặt vài tuần và đáp máy bay đi Hồng Công và diễn biến sự việc sau đó ra sao thì như bạn đọc đã biết.
Cựu nhân viên CIA E.Snowden
Điều gì sẽ chờ đợi E.Snowden
Điều gì sẽ xảy ra với Snowden và hình phạt nào đang chờ đợi anh ta? Hiện khó xác định nhưng chỉ có một điều chắc chắn là sẽ không mấy tốt đẹp như chính Snowden thừa nhận trong một phát biểu mới đây. Theo logich thông thường, trong tình huống của E. Snowden, – có thế có 3 kịch bản phát triển sự kiện.
Video đang HOT
Kịch bản một
Đên thời điểm này, theo lời Snowden thì anh ta vẫn ở Hồng Công (điều này là tương đối chắc chắn vì mới hôm qua 12/06 còn trả lời phỏng vấn tại đây ) và đang dự định xin tỵ nạn ở bất kỳ nước nào “tin vào tự do ngôn luận”.
Anh ta cũng đã bày tỏ đến ý định xin tỵ nạn ở Ai-xlen. Hầu như tất cả các nhà phân tích đều thống nhất ở một điểm : việc Snowden chọn Hồng Công làm điểm đến đầu tiên là một quyết định không sáng suôt, thậm chí là ngu ngốc.
Lý do là tuy Hồng Công trên danh nghĩa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc nhưng vùng lãnh thổ này có quyền tự trị rất lớn. Giữa Hồng Công và Mỹ có một thỏa thuận riêng về dẫn độ tội phạm. Nếu Mỹ đòi dẫn độ Snowden thì anh này chỉ có một cơ hội duy nhất để tránh việc dẫn độ là chứng minh được rằng nếu về Mỹ anh ta sẽ bị săn đuổi vì các quan điểm chính trị ( điều này khó xảy ra).
Bắc Kinh cũng có thể trực tiếp can thiệp vào quá trình này bằng một phương pháp duy nhất- phủ quyết quyết định dẫn độ Snowden về Mỹ của Hồng Công. Nhưng chắc là Bắc Kinh sẽ không muốn làm tổn hại đến quan hệ với Mỹ, nhất là ngay sau chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình, trong bối cảnh cả hai bên đều đang cáo buộc lẫn nhau về các vụ tấn công mạng và đều cam kết giải quyết vấn đề này.
Có một thuận lợi cho Snowden là tuy ở Hồng Công hầu như không tồn tại khái niệm tỵ nạn chính trị nhưng những người muốn xin được tỵ nạn chính trị ở nước này được phép sống trên lãnh thổ Hồng Công cho đến khi có một nước nào đó chấp nhận anh ta.
Còn muốn xin tỵ nạn ở nước nào đó, Ai-xlen chẳng hạn, thì trước tiên anh ta phải có mặt ở lãnh thổ nước đó và liệu Snowden có thể bằng cách nào đó đến được Ai – xlen hay không thì là cả một vấn đề. Còn nếu không, có thể giải quyết khó khăn này theo cách của người sáng lập WikiLeaks Anssage, – tức là xin vào ẩn náu lại sứ quán nước đó ở Hồng Công (khu vực đại sứ quán của một nước nào đó chính là lãnh thổ của nước đó tại nước ngoài) . Thật không may cho Snowden là Ai – xlen không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Hồng Công.
Hiện mới chỉ có Nga đánh tiếng là sẵn sàng xem xét vấn đề cho Snowden tỵ nạn chính trị nếu như anh này đề nghị và Nga cũng là nước có cơ quan đại diện ngoại giao tại Hồng Công. Đây là một thuận lợi lớn cho Snowden nếu muốn tỵ nạn ở Nga và nếu trong tình thế không lối thoát thì đây là một phương án khá ưu việt. Tuy nhiên, không biết là “cựu” nhân viên CIA và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ này có xếp Nga vào danh sách các nước ” tin vào quyền tự do ngôn luận hay không” .
Kịch bản hai
Hiện chính quyền Mỹ chưa có một quyết định chính thức nào về Snowden. Tuy nhiên, giám đốc CIA đã tuyên bố là hành động của Snowden đã gây ra những ” tổn hại không thể bù đắp cho an ninh Mỹ”, đại đa số các nghị sỹ đều lên án Snowden và ủng hộ việc làm của các cơ quan tình báo Mỹ . Nghị sỹ đảng cộng hòa Peter King đã kêu gọi tiến hành điều tra và dẫn độ ngay lập tức Snowden về Mỹ.
Như vậy thì khả năng chính quyền Mỹ yêu cầu dẫn độ và truy tố anh này là tương đối cao . Nếu bị đưa về Mỹ, rất có thể Snowden sẽ lặp lại số phận của binh nhì Bradly Manning. B. Manning bị buộc tội là vào tháng 5 năm 2010 đã cung cấp cho WiliLeaks hàng nghìn tài liệu quân sự và ngoại giao mật và đang đối mặt trước án tù chung thân với tội danh tiết lộ các tài liệu mật.
Quả thật là hai nhân vật này có khá nhiều điểm chung: cả hai đều rất trẻ (B.Manning hiện giờ 25 tuổi), cả hai đều gia nhập lực lượng vũ trang sau vụ khủng bố 11 tháng 9 và cả hai đều hành động không phải vì tiền .
Tuy nhiên, có một sự khác biệt có thể có lợi cho Snowden. Snowden chỉ tiết lộ cho báo chí những tài liệu không gây hại cho các cá nhân riêng rẽ nào đó và điều đó dễ nhận được sự thông cảm của dư luận xã hội Mỹ trong khi B. Manning thì làm ngược lại – cung cấp tất tần tật những gì có trong tay mà không để ý đến việc liệu việc làm của mình có thể làm cho người nào đó bị ảnh hưởng hay không .
Snowden có thể tính tới khả năng dựa vào sự ủng hộ của dư luận xã hội vì trước đó đã có tiền lệ – đó là trường hợp Thomas Drake, cựu nhân viên cao cấp của Cơ quan an ninh quốc gia, đã bị cơ quan này đuổi việc vào năm 2008.
Ông này bị cáo buộc làm rò rỉ các thông tin về việc các nhân viên của cơ quan tình báo theo dõi các công dân Mỹ dưới thời tổng thổng Mỹ G. Bush. Th. Drake đã thoát án tù 35 năm, có lẽ phần lớn là nhờ dư luận Mỹ ủng hộ . Vào năm 2011- lúc này tồng thống đã là B.Obama, tòa đã rút lại hầu hết lời buộc tội cho ông này hưởng án treo.
Trong trường hợp Snowden, để có thể có được kết cục như Drake, chắc chắn phải nhờ vào sự ủng hộ của xã hội Mỹ giống như đối với Th.Drake. Cho đến ngày 13/6 theo kết qủa một cuộc thăm dò dư luận xã hội Mỹ tiến hành trong 2 ngày 11 và 12 tháng 6 thì có 23% số người được hỏi cho rằng Snowden là kẻ phản bội, 33 % coi anh ta là người yêu nước và 46 % không có chính kiến.
Ngoài ra, đã một số cơ quan bảo vệ quyền con người lên tiếng bảo vệ Snowden như Liên minh bảo vệ quyền tự do của công dân Mỹ (ACLU) và một số công dân khác. Chính Thomas Drake (như đã nói ở trên) đã gọi Snowden là con người “dũng cảm khác thường”. Ngoài ra , Snowden cũng đã nhận được sự đồng cảm của gần 30.000 người trên trang web “We The People”. Nếu trong vòng 1 tháng mà trang web này thu thập được 100.000 chữ ký của những người ủng hộ Snowden thì theo luật Mỹ, chính phủ phải xem xét đề nghị trên.
Kịch bản ba
Tổng biên tập tạp chí “The Atlantic” Steve Clemon có kể rằng ông đã tình cờ nghe được đoạn trao đổi của một số nhân viên cơ quan đặc biệt Mỹ tại sân bay Dalles ở Washington. Dường như những người này đã nói rằng người cung cấp tin (lúc này chưa ai biết đó là Snowden) và phóng viên của tờ The Guardian cho đăng tin đó là Glenn Greenwld ” cần phải biến đi”, – theo tiếng lóng nghề nghiệp thì nghĩa của từ “biến đi” chắc nhiều người hiểu .
Thực ra cũng khó tin là việc bàn các biện pháp ngăn chặn ” quá cứng rắn ” đối với một nhân vật nào đó giữa các nhân viên cơ quan tình báo lại có thể diễn ra nơi thanh thiên bạch nhật . Tuy nhiên, nếu chúng ta nhớ lại cái chết bí ẩn của điệp viên Ixrael B. Zygier trong tù ngày 25/12/2010 thì cũng khó mà loại trừ hoàn toàn kịch bản này.
Cũng có thể, Snowden nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề và đã quyết định hành động trước. Trưa ngày 10 tháng 6, anh đã trả phòng tại khách sạn The Mira ở Hồng Công và đã tự biến mất.
Theo vietbao
Scandal chính trị xuyên Đại Tây Dương
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, vừa tiết lộ với Washington Post và The Guardian về chương trình PRISM cho phép truy cập email, các file, chat hay những câu chuyện trên các trang tìm kiếm như Google, Facebook, Microsoft... Điều quan trọng (theo tiết lộ của Edward Snowden) là Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cục điều tra Liên bang (FBI)
Không chỉ ở Mỹ, nhiều nước EU cũng sử dụng chương trình PRISM để theo dõi các hoạt động trên internet của công dân nước họ. Tiết lộ động trời này làm cả thế giới dậy sóng. Dư luận đặt câu hỏi: Ở những nước được coi là văn minh như Mỹ và EU, luôn tự cho mình cái quyền được phán xét về "nhân quyền" với các quốc gia khác lại vi phạm thô bạo quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ thế sao?
Tổng thống Mỹ không khỏi đau đầu trước cú sốc mang tên Edward Snowden
Tại châu Âu, EU yêu cầu Mỹ tỏ thái độ rõ ràng về việc tôn trọng quyền cơ bản trong bảo vệ thông tin cá nhân của các công dân EU. Ngày 10/6, Ngoại trưởng Anh William Hague đã phải điều trần trước Quốc hội về chuyện này. Theo The Independent (Anh), ông Hague xác nhận có đồng ý cho MI6 và Cơ quan Tình báo thông tin của nước này truy cập hàng trăm hồ sơ mỗi năm, nhưng là hoạt động hoàn toàn trong khuôn khổ của luật pháp. Tại Đức, cơ quan tình báo nước này cũng đang chuẩn bị phải điều trần trước Quốc hội xung quanh việc sử dụng chương trình PRISM. Theo tiết lộ của Edward Snowden trên tờ The Guardian thì Đức cũng là một trong số các quốc gia EU tích cực tham gia chương trình PRISM.
Cú sốc Edward Snowden
Cách đây chưa lâu, chuyện Bộ Tư pháp Mỹ thu giữ dữ liệu điện thoại của 20 phóng viên và biên tập viên hãng tin AP trong 2 tháng đã gây bất bình trong dư luận Mỹ. Làn sóng phản đối chính quyền vi phạm quyền riêng tư chưa kịp lắng xuống thì cú sốc mang tên Edward Snowden như một đòn quyết định đánh sập uy tín của nước Mỹ - nơi được coi là "thánh đường của tự do".
Tại châu Âu, EU yêu cầu Mỹ tỏ thái độ rõ ràng về việc tôn trọng quyền cơ bản trong bảo vệ thông tin cá nhân của các công dân EU. Ngày 10/6, Ngoại trưởng Anh William Hague đã phải điều trần trước Quốc hội về chuyện này. Theo The Independent (Anh), ông Hague xác nhận có đồng ý cho MI6 và Cơ quan Tình báo thông tin của nước này truy cập hàng trăm hồ sơ mỗi năm, nhưng là hoạt động hoàn toàn trong khuôn khổ của luật pháp. Tại Đức, cơ quan tình báo nước này cũng đang chuẩn bị phải điều trần trước Quốc hội xung quanh việc sử dụng chương trình PRISM. Theo tiết lộ của Edward Snowden trên tờ The Guardian thì Đức cũng là một trong số các quốc gia EU tích cực tham gia chương trình PRISM.
Edward Snowden là ai và tại sao anh ta lại cung cấp những bí mật động trời cho báo giới?
Cựu nhân viên CIA 29 tuổi) có mặt tại Hongkong, khẳng định anh không trốn tránh công lý mà "ở đây để tiếp tục phanh phui tội phạm". Edward Snowden trốn sang đặc khu hành chính của Trung Quốc hôm 20/5, trước khi tờ Guardian đăng tải bài viết về việc NSA giám sát những cuộc điện đàm và sử dụng internet của người dân. Tuy nhiên, theo các nguồn tin, ngày 9/6, Edward Snowden đã biến mất khỏi khách sạn Mira, nơi anh từng sống trước đó. Edward Snowden đi đâu? Câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Trong khi đó, Julian Assange - ông chủ của website Wikileaks lừng lẫy một thời đã khuyên Edward Snowden nên xin tị nạn chính trị ở Nga hay ở Mỹ -Latinh. Trước đó, ông D.Peskov - phát ngôn viên của Tổng thống Nga V.Putin cho biết, Nga sẵn sàng xem xét việc cấp tị nạn chính trị cho Edward Snowden nếu có đơn đề nghị.
Người hùng hay kẻ phản bội
Trong buổi tham quan kênh truyền hình Russia Today, bình luận về "cú sốc Edward Snowden", V.Putin khẳng định: "Nhìn chung những phương pháp như vậy là cần thiết. Vấn đề ở chỗ chúng phải được kiểm soát bởi xã hội...
Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, kể cả ở xã hội văn minh cần phải sử dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Nếu điều này được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, được điều chỉnh bởi những quy tắc ứng xử của các dịch vụ đặc biệt thì tốt, bằng không thì khó có thể chấp nhận được".
Dư luận Mỹ đánh giá hành động của Edward Snowden rất khác nhau. Trong bối cảnh nước Mỹ đang phải gồng mình chống lại chủ nghĩa khủng bố trên chính nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama kêu gọi người dân nên "cân bằng giữa quyền riêng tư và an ninh của đất nước". Đa số các nghị sĩ Mỹ cho rằng Edward Snowden đã hủy hoại hệ thống an ninh quốc gia và tất nhiên phạm tội phản quốc. Nghị sĩ John Boehner khẳng định: "Anh ta là kẻ phản quốc. Vụ tiết lộ thông tin này gây rủi ro cho người dân Mỹ. Nó cho các đối phương của chúng ta biết năng lực của chúng ta như thế nào và là vụ phạm luật lớn". Nghị sĩ đảng Cộng hòa Peter King nói: "Nếu Edward Snowden thực sự làm rò rỉ thông tin của các cơ quan an ninh, chính quyền Mỹ phải truy tố anh ta theo mức nghiêm khắc nhất của pháp luật và triển khai công tác dẫn độ càng nhanh càng tốt".
Tuy nhiên, không ít các nhà hoạt động xã hội lên tiếng bênh vực Edward Snowden. Ông Jim Walsh- chuyên viên an ninh của đại học công nghệ MIT cho rằng: "Muốn dung hòa giữa an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dân - điều mà mọi người Mỹ đều mong muốn, các cơ quan an ninh phải chứng tỏ điều này là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không ai đã làm như vậy".
Ngày 10/6, báo Washington Post và Viện nghiên cứu Pew đưa ra kết quả thăm dò cho thấy có 56% người Mỹ được hỏi cho rằng chương trình PRISM là "chấp nhận được", 41% khẳng định "không thể chấp nhận". Trong khi giới chức Mỹ đang ráo riết đòi dẫn độ Edward Snowden về Mỹ để xử tội thì bản kiến nghị đòi ân xá cho anh đã thu thập được trên 30 ngàn chữ ký.
Cú sốc mang tên Edward Snowden đang đánh thẳng vào uy tín của nước Mỹ và cụ thể là chính quyền của Tổng thống Barack Obama.
Theo vietbao
Thủ tướng yêu cầu tăng cường xử phạt vi phạm giao thông Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông tập trung kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông như chạy quá tốc độ quy định đi sai phần đường, làn đường chở quá tải và số người quy...