Góa phụ Italy mắc kẹt trong nhà cùng thi thể chồng nhiễm Covid-19
Một phụ nữ bị mắc kẹt trong nhà cùng thi thể chồng nhiễm Covid-19 do các quy định ngặt nghèo về kiểm dịch hiện tại ở Italy.
Người chồng của bà này bị xác định nhiễm Covid-19 trước đó và qua đời hôm 9/3.
“Bà ấy vẫn ở trong nhà cùng thi thể chồng và chúng tôi không thể đưa thi thể ra ngoài trước sáng 11/3“, ông Giancarlo Canepa, Thị trưởng thành phố Borghetto Santo Spirito cho hay.
Theo quy định kiểm tra cách ly, không ai được phép tiếp cận thi thể bệnh nhân.
“Thật không may, chúng tôi phải tuân thủ quy định”, ông Canepa cho hay.
Italy hiện là ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Ông này nói thêm rằng bệnh nhân từ chối tới bệnh viện điều trị dẫn tới tình trạng khó xử hiện tại.
Những người hàng xóm tỏ ra thương cảm trước tình cảnh của người phụ nữ nhưng không ai tới gần vì tuân thủ quy định.
“Hiện giờ, bà ấy đang phải ở một mình với thi thể chồng. Không ai được phép tới gần và an ủi bà ấy. Chúng tôi hy vọng mọi chuyện sẽ sớm được giải quyết”, một người hàng xóm cho hay.
IVG.IT cho biết, người phụ nữ phải chạy ra ban công kêu khóc xin được giúp đỡ trong khi các thành viên khác của gia đình tỏ ra tuyệt vọng.
Italy hiện là ổ dịch lớn nhất châu Âu với hơn 10.000 ca nhiễm Covid-19 và 631 người thiệt mạng.
Giới chức Italy hôm 9/3 ban bố lệnh phong tỏa cả nước để ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Theo đó, tất cả các sự kiện tụ tập đông người nơi công cộng, các rạp hát, rạp chiếu phim, các sự kiện thể thao, đám cưới, đám tang cùng toàn bộ trường học từ nhà trẻ cho đến Đại học tại Italy sẽ bị cấm và đóng cửa cho đến ngày 3/4.
Toàn bộ lãnh thổ với dân số 60 triệu dân của Italy sẽ phải hạn chế di chuyển trừ những trường hợp cực kỳ khẩn cấp. Người dân được kêu gọi ở nhà.
“Quyết định đúng đắn nhất bây giờ là ở lại trong nhà. Italy sẽ không còn vùng đỏ, vùng số 1 hay vùng số 2 nào khác mà toàn bộ bán đảo Italy giờ đây sẽ trở thành một vùng được bảo vệ”, Thủ tướng Giuseppe Conte nhấn mạnh trong bài phát biểu trên truyền hình.
Video: Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19?
SONG HY (Nguồn: CNN)
Theo vtc.vn
Số ca nhiễm vượt 9.000, Italy mở rộng phong tỏa ra cả nước
Italy thông báo mở rộng phong tỏa đối với di chuyển cá nhân và các hoạt động tụ tập công cộng ra cả nước khi số ca nhiễm nước này tăng nhanh lên 9.172 trường hợp.
Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 9/3 mở rộng các biện pháp đối phó virus corona trên toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà và cấm mọi hoạt động tụ tập nơi công cộng cùng với tất cả trận đấu trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia Serie A.
Đất nước này đã ghi nhận hơn 9.172 ca nhiễm và 463 ca tử vong - chiếm hơn một nửa ca tử vong của toàn châu Âu - và các con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh.
Các biện pháp chưa từng có tiền lệ được áp dụng trên toàn quốc, tác động đến hơn 60 triệu người - quy mô tương đương với tâm điểm dịch tỉnh Hồ Bắc bị Trung Quốc phong tỏa.
Cảnh sát Italy tại chốt chặn ở Valsamoggia giữa hai tỉnh được phong tỏa là Modena và Bologna hôm 9/3. Ảnh: Getty.
"Từ bỏ một số điều vì đất nước Italy"
"Tôi sẽ ký một sắc lệnh, với nội dung được tóm gọn như sau: Tôi ở nhà", Thủ tướng Giuseppe Conte nhấn mạnh trong bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc. "Toàn bộ Italy sẽ trở thành khu vực được bảo vệ".
Italy chưa từng rơi vào tình trạng kiểm soát gắt gao như vậy kể từ Thế chiến II. Các trạm kiểm tra của cảnh sát được đặt ở nhà ga, sân bay, trạm thu phí và mọi cửa ngõ các thành phố.
"Tương lai của chúng ta, tương lai của Italy, đang nằm trong bàn tay chính chúng ta. Ngày hôm nay, những bàn tay này cần phải có trách nhiệm hơn bao giờ hết", thủ tướng Italy nhấn mạnh.
"Chúng ta không còn thời gian. Các số liệu cho thấy sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm, số người cần được điều trị tích cực và số ca tử vong. Chúng ta cần thay đổi thói quen ngay lập tức. Chúng ta phải từ bỏ một số điều vì đất nước Italy", ông chia sẻ.
Trước đó một ngày, Italy đã áp dụng biện pháp cách ly cho khu vực công nghiệp miền Bắc nước này, xung quanh thành phố Milan và Venice.
Các biện pháp hạn chế trên toàn quốc có hiệu lực đến ngày 3/4. Các trường phổ thông và đại học phải đóng cửa ngay lập tức. Hoạt động đi lại giữa các thành phố, xuất nhập cảnh cũng được hạn chế, theo AFP.
Theo AFP, việc chính phủ của Thủ tướng Giuseppe Conte nâng lệnh phong tỏa ở miền Bắc lên quy mô toàn quốc chỉ sau một ngày cho thấy Italy đang chật vật để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế ở nước này.
Huy động bác sĩ về hưu trở lại
Chính phủ nước này đã kêu gọi những bác sĩ về hưu trở lại làm việc với hy vọng kịp thời tăng viện cho đội ngũ nhân viên y tế quốc gia chỉ có khoảng 20.000 người.
Người dân được yêu cầu viết đơn "tự chứng thực" về các lý do đi lại, gửi cho cơ quan hữu quan tại các nhà ga, sân bay và chốt kiểm soát trên tuyến đường lớn kết nối các thành phố.
Sắc lệnh nhấn mạnh đơn khai báo dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau và người dân không cần cung cấp bằng chứng cho nhu cầu đi lại của mình.
Một quán cafe vắng người ở Turin, Italy, hôm 9/3. Ảnh: Getty.
"Mỗi người phải hy sinh một chút để bảo vệ sức khỏe của các công dân khác. Hôm nay là khoảnh khắc của trách nhiệm. Chúng ta không được phép mất cảnh giác", Thủ tướng Conte nhấn mạnh sắc lệnh sẽ bắt đầu có hiệu lực trên toàn quốc từ ngày 10/3.
Italy đang là nơi bùng phát dịch virus corona (Covid-19) nghiêm trọng nhất tại châu Âu.
Các bệnh viện ở vùng Lombardy, nơi khởi phát lây nhiễm cộng đồng ở nước này, đang trong tình trạng báo động vì thiếu giường bệnh. Không còn chỗ trống ở những khoa hồi sức tích cực, một số bệnh viện phải đưa người nhiễm ra hành lang hoặc nằm tạm trong các phòng phẫu thuật, theo Guardian.
Miền Bắc Italy với Lombardy và 14 tỉnh khác, gồm hơn 15 triệu dân, là khu vực chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19.
Liên minh Châu Âu (EU) ngày 9/3 thông báo các lãnh đạo khối sẽ tham gia cuộc họp trực tuyến khẩn cấp để thảo luận biện pháp chung nhằm đối phó virus corona.
Cuộc họp nhiều khả năng diễn ra trong ngày 10/3, sau khi Italy và Pháp đồng loạt kêu gọi toàn châu Âu đưa ra gói kích thích kinh tế để cân bằng những tác động từ dịch.
Đức trong ngày 9/3 ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên vì nhiễm virus corona. Cả hai trường hợp đều nằm tại vùng North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất cả nước đồng thời cũng có số ca nhiễm cao nhất. Số người dương tính với virus tại Đức đã vượt mốc 1.100 người chỉ sau vài ngày.
Trong khi đó, Pháp đã ghi nhận đến 25 ca tử vong và 1.412 ca nhiễm tính đến đêm 9/2.
Cùng ngày, Bộ trưởng Văn hóa Franck Riester đã được xác nhận dương tính với virus corona. Nguồn tin của France24 cho biết vị bộ trưởng 46 tuổi đang trong tình trạng sức khỏe tốt dù có xuất hiện một số triệu chứng. Có 5 nghị sĩ tại Hạ viện Pháp cũng xét nghiệm dương tính với virus.
Virus corona là gì?
Nó là loại virus mới được đặt tên vì các gai giống như vương miện nhô ra khỏi bề mặt của nó.
Virus corona có thể lây nhiễm cho cả động vật và người và có thể gây ra một loạt bệnh về đường hô hấp từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng nguy hiểm hơn như Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS).Nên lo lắng thế nào?
Các đợt bùng phát mới ở châu Á, châu Âu và Trung Đông tiếp tục làm dấy lên nỗi lo về đại dịch toàn cầu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cảnh báo trong tuần này rằng người Mỹ nên chuẩn bị cho khả năng virus sẽ lây lan sang nước này.
Làm thế nào để giữ cho bản thân và những người khác an toàn?
Rửa tay thường xuyên là điều quan trọng nhất bạn có thể làm, cùng với việc ở nhà nếu bạn ốm.
Nếu tôi đi du lịch thì sao?
C.D.C. cảnh báo những du khách lớn tuổi và có nguy cơ nên tránh Nhật Bản, Italy và Iran.
Cơ quan này cũng đã khuyến cáo chống lại tất cả chuyến du lịch không cần thiết đến Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nên chuẩn bị thế nào nếu dịch lây lan?
Giữ dự trữ thuốc thiết yếu trong 30 ngày. Hãy tiêm phòng cúm.
Chuẩn bị sẵn đồ gia dụng thiết yếu và hệ thống hỗ trợ tại chỗ cho các thành viên gia đình cao tuổi.
Virus đã lây lan tới đâu?
Virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã làm hơn 80.000 người mắc bệnh tại ít nhất 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Italy, Iran và Hàn Quốc.
Virus truyền nhiễm thế nào?
Theo nghiên cứu sơ bộ, nó có vẻ truyền nhiễm vừa phải, tương tự SARS, và có lẽ được truyền qua hắt hơi, ho và bề mặt bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học ước tính mỗi người nhiễm bệnh có thể lây sang khoảng 1,5-3,5 người nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Ai đang làm việc để ngăn chặn virus?
Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới đã làm việc với các quan chức ở Trung Quốc, nơi sự phát triển của dịch bệnh đang chậm lại.
Nhưng trong tuần này, khi các trường hợp được xác nhận tăng vọt ở hai châu lục, các chuyên gia cảnh báo rằng thế giới chưa sẵn sàng cho dịch bệnh lớn.
5 quốc gia, 5 cuộc đua chống lại virus corona
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hiện có nhiều trường hợp lây nhiễm hơn ngoài Trung Quốc như Iran, Hàn Quốc và Italy và đồng thời kêu gọi thế giới chuẩn bị đối phó với Covid-19.
Theo news.zing.vn
Hàn Quốc : Thêm 123 người nhiễm Covid-19, tổng ca nhiễm gần gấp 3 lần Italy Theo báo cáo của cơ quan y tế Hàn Quốc trong chiều 2/3, có 123 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số người nhiễm lên 4.335. Chiều 2/3, Hàn Quốc xác nhận có thêm 123 trường hợp nhiễm Covid-19, đưa tổng số ca nhiễm bệnh của nước này lên 4.335, gần gấp 3 lần số nạn nhân tại Italy (1694). Sáng 2/3, Hàn Quốc...