Gỡ vướng nâng hạng Thị trường chứng khoán Việt Nam
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Ủy ban đang dự thảo Đề án nâng hạng thị trường chứng khoán để cụ thể hóa mục tiêu và định hướng nâng hạng trong thời gian tới.
TTCK Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện, tiệm cận với thông lệ quốc tế
Hiện tại, bà đánh giá như thế nào về tiến trình nâng hạng của TTCK Việt Nam?
Mỗi một tổ chức xếp hạng có những tiêu chí riêng biệt để xem xét xếp hạng TTCK của từng nước. Nhìn chung, các tổ chức đều chia thành tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính.
Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng tiêu chí cụ thể, có tiêu chí liên quan trực tiếp đến TTCK nhưng cũng có tiêu chí chủ yếu liên quan đến kinh tế vĩ mô. Theo đó, việc nâng hạng không chỉ phụ thuộc vào vấn đề riêng của TTCK mà còn phụ thuộc vào tình hình nội tại của nền kinh tế.
Trong giai đoạn vừa qua, dịch bệnh Covid-19 tác động sâu rộng đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Ngày 8/4/2020, Morgan Stanley Capital International (MSCI) đã ra thông báo hoãn nâng hạng Kuwait lên thị trường mới nổi cho tới kỳ đánh giá và phân loại thị trường bán niên vào tháng 11/2020 do tác động bởi đại dịch, dù Kuwait vẫn đáp ứng các tiêu chí để được nâng hạng.
TTCK Việt Nam đã được FTSE đưa vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng hai vào tháng 9/2018. Theo báo cáo đánh giá tạm thời vào tháng 3/2020, FTSE tiếp tục đánh giá Việt Nam có thể nâng hạng lên thị trường mới nổi.
FTSE dự kiến sẽ công bố kết quả xếp hạng thị trường đối với Việt Nam trong tháng 9/2020.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, khả năng nâng hạng của TTCK Việt Nam hiện tại chưa rõ ràng và sẽ có thể bị chậm lại do yếu tố chủ quan và khách quan. Tôi tin rằng, khả năng nâng hạng thị trường sẽ rõ nét hơn kể từ năm 2021.
Theo bà, đâu là những điểm còn vướng mắc trên con đường nâng hạng?
Theo đánh giá của FTSE từ tháng 3/2019, Việt Nam cơ bản đã đáp ứng các tiêu chí cốt lõi để được nâng hạng lên thị trường mới nổi, chỉ có tiêu chí về lưu ký, thanh toán bù trừ là chưa đạt.
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thị trường hiện nay vẫn yêu cầu công ty chứng khoán kiểm tra trạng thái tài khoản đủ tiền hoặc đủ chứng khoán thì mới cho khách hàng giao dịch.
Video đang HOT
Trong khi đó, thông lệ quốc tế cho thấy, tiền không nhất thiết phải có sẵn trên tài khoản tại ngày giao dịch (T 0) mà khách hàng chỉ cần đảm bảo đến ngày thanh toán (T 2) có đủ tiền trên tài khoản.
Ngoài ra, theo đánh giá của FTSE, Việt Nam còn gặp hạn chế ở khía cạnh giao dịch và khung pháp lý.
Tuy nhiên, về tiêu chí thanh toán bù trừ, sắp tới, khi hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán thực hiện theo mô hình đối tác trung tâm (CCP) của thị trường cơ sở đi vào vận hành trên nền tảng công nghệ mới sẽ cho phép nhà đầu tư không cần ký quỹ 100% khi giao dịch mà chỉ cần ký quỹ từ 10 – 20% như trên TTCK phái sinh.
Do vậy, tôi cho rằng, tiêu chí này sẽ được các tổ chức xếp hạng xem xét và đánh giá lại.
Đối với các vấn đề liên quan đến giao dịch, Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 203/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch chứng khoán.
Theo đó, dự thảo đã bổ sung các quy định về cơ chế bán khống; bổ sung, sửa đổi một số nội dung liên quan đến cơ chế giao dịch trong ngày (T 0); bổ sung công cụ ngắt mạch TTCK.
Sau khi hệ thống công nghệ thông tin mới đưa vào vận hành thông suốt thì hoạt động giao dịch trong ngày sẽ được phép triển khai. Như vậy, đây là tín hiệu tích cực để khẳng định TTCK Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện để tiệm cận với thông lệ quốc tế, tăng khả năng tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Luật Chứng khoán được kỳ vọng sẽ tạo cú huých giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng. Bà đánh giá như thế nào về khả năng này?
Luật Chứng khoán (sửa đổi) có hiệu lực từ đầu năm 2021 tạo cơ sở, nền tảng pháp lý cho giai đoạn phát triển mới của TTCK, góp phần cải thiện chất lượng nguồn cung, giúp nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả.
Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường.
Qua đó, khuyến khích mạnh mẽ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý kỳ vọng Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn sẽ tạo được tín hiệu tích cực đối với các tổ chức xếp hạng uy tín, từ đó thúc đẩy quá trình nâng hạng của TTCK Việt Nam.
Việc định hướng mục tiêu nâng hạng và thực hiện các giải pháp để đáp ứng tiêu chí nâng hạng sẽ giúp Việt Nam thực hiện được cả 2 mục đích cùng lúc: vừa nâng hạng TTCK, tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận tiến bộ về hệ thống tài chính phát triển, liên thông đồng bộ, vừa thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu phát triển TTCK theo các đề án đã ban hành.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang dự thảo Đề án nâng hạng TTCK để cụ thể hóa mục tiêu và định hướng nâng hạng trong thời gian tới.
Về khả năng nâng hạng thị trường, cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Tài chính đang chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự thảo Đề án nâng hạng TTCK để cụ thể hóa mục tiêu và định hướng nâng hạng trong thời gian tới.
Dự thảo Đề án đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vào năm 2025, tùy vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Đây cũng là mục tiêu đặt ra tại Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019.
Dự thảo Đề án cũng định hướng cụ thể cách thức, lộ trình và khả năng thực hiện. Theo đó, xét trong ngắn hạn, tổ chức nào có khả năng đáp ứng để nâng hạng trước thì làm trước, tổ chức nào có khả năng đáp ứng để nâng hạng sau thì làm sau.
Xét về dài hạn, tổ chức nào có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn tới dòng vốn đầu tư nước ngoài khi nâng hạng thị trường thì cần đặt trọng tâm chính sách của Việt Nam theo tiêu chí của tổ chức đó.
Với FTSE cũng như các quỹ ETF, vấn đề quan tâm nhất là tháo gỡ vướng mắc về giới hạn sở hữu (room) cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo bà, đâu là các giải pháp, chính sách phù hợp để thu hút vốn ngoại?
Theo bảng tiêu chí đánh giá định tính của MSCI và FTSE Russell, TTCK Việt Nam hiện còn một số điểm hạn chế, cần cải thiện, trong đó có nội dung về giới hạn sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng, mức độ mở cửa thị trường phụ thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, trình độ và định hướng phát triển của từng quốc gia.
Việt Nam vẫn là nền kinh tế đang phát triển, một số ngành nghề kinh tế còn tương đối non trẻ và kém cạnh tranh, cần sự định hướng của Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc nới lỏng khả năng tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài cần có lộ trình cụ thể và phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế của quốc gia.
Ở các quốc gia khác (kể cả các quốc gia phát triển), các ngành chiến lược và ngành ảnh hưởng tới an ninh quốc gia vẫn chịu hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Vì vậy, cần xem xét đến các yếu tố khác để thu hút thêm dòng vốn nước ngoài mà không nên đặt trọng tâm vào việc mở cửa thị trường.
Tôi cho rằng, chính sách bền vững để thu hút dòng vốn nước ngoài là tạo hàng hóa có chất lượng, quy mô vốn lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài, giảm thiểu lượng cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển nhượng thấp trên thị trường, tăng khả năng tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chứng khoán Việt Nam đang ngược chiều thế giới
Lâu nay, có một quy luật "bất di, bất dịch" trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các chỉ số chứng khoán thế giới có diễn biến thế nào thì thị trường trong nước sẽ có xu hướng vận động tương tự. Tuy nhiên, quy luật này dường như đã không còn đúng trong thời gian gần đây.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Sau quý II hồi phục mạnh mẽ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua tháng 7 và tháng 8 lặng lẽ hơn so với thế giới, đặc biệt là các chỉ số chứng khoán của Mỹ lần lượt tăng trưởng vượt đỉnh cao lịch sử trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19 thì Vn-Index vẫn thấp đáng kể hơn so với đầu năm.
Bước vào những phiên giao dịch của tháng 9, sau những phiên đầu tiên thuận chiều thì động thái sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ trong những phiên giao dịch gần đây đã không còn đặt áp lực nhiều lên thị trường chứng khoán trong nước.
Chuyển động ngược chiều
Ở thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung đang bị chi phối bởi một vài yếu tố chính là diễn biến dịch Covid-19, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, chính sách tiền tệ và tài khóa của mỗi nước và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây.
Trong khi nhiều chỉ số chứng khoán tại các nước phát triển lao dốc thì Vn-Index vẫn vững vàng với đà tăng.
Trong khi đó, diễn biến dịch Covid-19 tại Anh đang có những diễn biến mới khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Theo Reuters, chính phủ Anh đã phải đặt ra giờ giới nghiêm đối với các địa điểm, dịch vụ tiếp khách như quán bar, nhà hàng, cafe ... để ứng phó với tình trạng ca nhiễm bệnh tăng mạnh trở lại.
Mức cảnh báo Covid-19 cũng đã chuyển từ Cấp độ 3 lên Cấp độ 4 sau khi dữ liệu cho thấy số trường hợp nhiễm bệnh đang tăng nhanh. Cấp độ 4 cho thấy tỷ lệ lây nhiễm virus ở mức cao hoặc tăng theo cấp số nhân.
Trong khi đó, diễn biến trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang có chiều hướng căng thẳng khi Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa đang bất đồng sâu sắc với Đảng Dân chủ liên quan tới việc đề cử người thay thế ghế Thẩm phán của bà Ginsburg (qua đời hôm 18/9). Điều này ảnh hưởng đến quá trình thỏa thuận gói giải cứu kinh tế mới của nước này.
Ảnh hưởng của những tin tức không mấy tích cực kể trên, thị trường chứng khoán Mỹ vừa có một phiên khởi đầu tuần mới (21/9) không mấy thuận lợi khi chỉ số Dow Jones giảm 510 điểm, tương đương 1,8; chỉ số S&P 500 giảm 1,2% trước sự lao dốc của nhóm cổ phiếu ngân hàng và hàng không, chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 0,1%.
Đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp của S&P 500 và phiên giảm sâu nhất trong những phiên giao dịch tháng 9 vừa qua của Dow Jones.Tính từ đầu tháng đến nay, S&P 500 đã sụt hơn 6%, Dow Jones và Nasdaq cũng mất lần lượt 4,5% và 8,5%.
Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán Việt Nam lại đang có sự chuyển biến tích cực khi vượt mốc 900 điểm - ngưỡng cản gây khó khăn nhất trong nhiều tháng qua chứng tỏ tâm lý của các nhà đầu tư đã được cải thiện, tạo cơ sở để có những bứt phá mới. Tính chung từ đầu tháng 9 tới nay, chỉ số Vn-Index đã tăng gần 3%.
Nhìn vào diễn biến này có thể thấy, thị trường chứng khoán trong nước đã không còn bị ảnh hưởng quá nhiều bởi đà lao dốc của các "ông lớn" thế giới. Bằng chứng là, trong các chỉ số kể trên chỉ có Vn-Index ghi nhận mức tăng trưởng trong thời gian qua.
Sức hấp dẫn của Việt Nam
Công nhận động thái sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ đã không đặt áp lực nhiều lên thị trường chứng khoán trong nước, ông Hoàng Công Tuấn- Giám đốc phân tích chứng koán MB (MBS) cho rằng, các nhà đầu tư hiện nay đã điềm tĩnh hơn rất nhiều, những tác động bên ngoài chỉ ở mức độ vừa phải hài hòa với thị trường Việt Nam.
Đồng quan điểm với ông Tuấn, ông Đặng Trần Phục - chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã ổn định hơn rất nhiều, ngay cả trong diễn biến tiêu cực của dịch bệnh thì dòng tiền đầu tư cũng không bị yếu đi mà còn trở nên mạnh mẽ hơn.
Điều này thể hiện qua việc dòng tiền của các "nhà đầu tư F0" đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ các chỉ số thị trường trong suốt giai đoạn từ đầu tháng 4 tới nay.
Không thể phủ nhận thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hỗ trợ lớn và hồi phục đáng kể từ đáy cuối tháng 3 khi nước ta kiểm soát khá tốt dịch bệnh, hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển Trung Quốc 1 và một số yếu tố thuận lợi khác khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở các năm tiếp theo là tương đối vững chắc, là điểm tựa cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn.
Hơn nữa, lợi thế của Việt Nam là trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng thì con số những ca mắc cũng như tử vong tại Việt Nam hiện nay là rất thấp. Trong khi đó, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 190.000 người Mỹ, hàng triệu người thất nghiệp, tăng trưởng GDP giảm kỷ lục. Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại các nước châu Mỹ La Tinh,châu Âu...
Đáng chú ý, trong một báo cáo mới đây của quỹ AFC Vietnam Fund đã cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam bị định giá thấp hơn rõ rệt khi so sánh với các thị trường khác, đặc biệt là khi xem xét đến sự ổn định của VND so với USD, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 và dòng chảy không ngừng nghỉ của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Từ những yếu tố này có thể thấy, tâm lý của các nhà đầu tư trong nước đang được hỗ trợ khá lớn bởi những thông tin tích cực sẽ giúp các chỉ số vững vàng trước các biến động.
Quỹ đầu tư ngoại chi hàng ngàn tỷ đồng mua cổ phiếu Thế Giới Di Động Tính từ cuối năm 2019, các quỹ đầu tư ngoại đã chi khoảng 2 ngàn tỷ đồng để mua vào cổ phiếu công ty bán lẻ công nghệ lớn nhất Việt Nam. Hôm 21/8, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo chuyển nhượng 2,2 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) từ Composite Capital Master Fund LP cho...