Gỡ vướng để doanh nghiệp thụ hưởng chính sách
Chính sách đã có, song quan trọng là rà soát, kiểm tra xem có bao nhiêu DN được thụ hưởng từ những ưu đãi của Chính phủ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra. Nếu còn vướng mắc thì tìm cách tháo gỡ để đồng hành cùng DN vượt qua giai đoạn khó khăn, vực dậy sản xuất, kinh doanh. Đây là chia sẻ của Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh với Kinh tế & Đô thị.
Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ mới được ban hành gần đây như một làn gió mới giúp các DN tự tin hơn để ổn định sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn do dịch Covid – 19 gây ra. Ông có đánh giá gì về chỉ thị này?
- Chỉ thị 11 đã yêu cầu các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan… là những đầu mối thực hiện giải quyết các khó khăn vướng mắc của DN. Đặc biệt, trong chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu nâng gói tín dụng hỗ trợ từ 30.000 tỷ đồng lên 80.000 tỷ đồng, cũng như như gói hỗ trợ 280.000 tỷ đồng giúp các DN trong nước vượt qua khó khăn. Ở góc độ tài chính, Chỉ thị đã yêu cầu toàn bộ hệ thống ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn các DN hoàn thiện hồ sơ để nhận ưu đãi.
Gần đây nhất, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, nhất là tài chính và hệ thống ngân hàng nới rộng các đối tượng được thụ hưởng. Góc độ của DN đây mới là văn bản hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để giảm lãi suất từ 0,5 – 1,5%. Còn với hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội lại đòi hỏi đối với DN phải có 50% người lao động nghỉ việc mới được hưởng ưu đãi. DN cũng mới đang làm hồ sơ và điều này cũng khó cho DN.
Nhiều DN đang gặp khó khăn thực sự nhưng để chính sách đi vào cuộc sống vẫn có độ trễ nhất định. Dưới góc độ Hiệp hội, ông có kiến nghị gì để chính sách sớm đi vào cuộc sống?
- Hiện các chính sách gỡ khó cho DN đã được ban hành nhưng vấn đề quan trọng là các cơ quan quản lý phải tiến hành rà soát xem có bao nhiêu DN được thụ hưởng ưu đãi, còn vướng mắc gì. Bởi thời điểm này đã bước sang quý II/2020. Qua nắm bắt phản ánh của các DN, họ đã gặp khó khăn từ tháng 12/2019, trong khi chính sách mới ban hành từ tháng 2/2020; đến tháng 3 mới tiến hành rà soát thì DN khó có thể thụ hưởng được ngay. Tôi đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiến hành rà soát chính sách, sớm có các văn bản hướng dẫn xem có bao nhiêu DN được thụ hưởng, còn vướng ở đâu để Chính phủ quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho DN. Đối với các DN chưa đủ điều kiện được thụ hưởng thì cần chỉ rõ do đâu để DN tiệm cận được hướng dẫn cụ thể.
Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra, ông có nhận xét gì về các chính sách của TP Hà Nội ban hành nhằm giúp các DN vượt khó?
- Thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. TP đã yêu cầu các DN hoạt động, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phải sản xuất, kinh doanh an toàn để phòng chống dịch một cách hiệu quả. TP cũng ưu tiên các DN sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của xã hội. Đối với các ngành còn lại TP cũng kiểm tra đánh giá để tổng hợp kiến nghị Chính phủ đưa ra chính sách phù hợp với bối cảnh của Thủ đô.
Video đang HOT
Hà Nội có số ca nhiễm dịch đứng đầu cả nước, cũng là nơi có nhiều DN nhất nên sự ảnh hưởng đối với DN là rất lớn và sẽ ảnh hưởng chung đến nền kinh tế của cả nước. Do đó, lãnh đạo TP đã có nhiều chỉ đạo, cuộc họp yêu cầu Sở Công Thương, KH&ĐT… qua các cuộc đối thoại đều nắm bắt khó khăn của DN để ưu tiên hỗ trợ.
Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, TP Hà Nội, theo ông, các DN cần phải làm gì trong giai đoạn này?
- Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và TP Hà Nội, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão, các DN cũng nên bắt kịp với xu hướng này. Do đó, các DN cần áp dụng nền tảng kỹ thuật số vào điều hành, sản xuất, kinh doanh. DN nào đi trước một bước sẽ có thể làm việc điều hành online, ký văn bản, nộp thuế, hải quan… dựa trên nền tảng công nghệ và sẽ hạn chế được việc giao dịch trực tiếp, tăng cường được liên kết nội, ngoại khối. Thông qua thương mại điện tử các DN có thể chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Nghĩa là DN phải chuyển hướng sang nền kinh tế số, vì đây là xu hướng chung của toàn cầu để sau khi dịch Covid-19, DN có thể mạnh mẽ vươn lên.
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Anh
Dòng vốn đảo ngược làm trầm trọng thêm nỗi lo cho các quốc gia mới nổi
Một cuộc dịch chuyển vốn khổng lồ từ các nền kinh tế mới nổi đã khiến nhiều quốc gia rơi vào tình huống khó khăn: Các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ mà các quốc gia giàu có đang triển khai lại khiến nhiều thứ trở nên tồi tệ hơn.
Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt với làn sóng rút vốn
Việc cắt giảm lãi suất có thể giúp nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng phần lớn các quốc gia đưa lãi suất về mức rất thấp đến mức không thể bù đắp cho lạm phát - một động lực khiến các quỹ ngoại rút vốn.
Chính sách tài khóa mở rộng có thể làm tăng mối lo ngại về tài trợ vốn vẫn đang ảnh hưởng đến các quốc gia mới nổi, làm tăng triển vọng hạ xếp hạng tín nhiệm và kêu gọi các cuộc hỗ trợ từ quốc tế.
Bảng lãi suất thực của các nền kinh tế nhóm thị trường mới nổi
Trong khi nhiều thị trường mới nổi đang nỗ lực để giảm thiểu rủi ro đó bằng cách thành lập thị trường nợ và tăng dự trữ ngoại hối (như trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, công cuộc nới lỏng định lượng (QE) của Mỹ năm 2013 và cú sốc phá giá của Trung Quốc năm 2015), thì các nền kinh tế đang phát triển phải đối diện với việc tháo chạy của dòng vốn khỏi quốc gia mình.
Tính hình còn tồi tệ hơn
Theo dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế, khoảng 92,5 tỷ USD danh mục đầu tư bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi chỉ trong vòng 70 ngày từ ngày 21/1, khi Covid-19 bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại là quốc gia được hưởng lợi khi có dòng vốn vào đa dạng hóa, vì Trung Quốc mở ra thị trường trái phiếu lớn thứ 2 trên thế giới cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những nỗ lực tích cực của Trung Quốc để ngăn chặn virus đã giúp thị trường chứng khoán Trung Quốc vượt trội so với các thị trường khác trên toàn cầu.
Đối với những quốc gia khác thì lại có một khởi đầu tồi tệ trong năm 2020. Theo tính toán của MSCI, ngoại trừ Trung Quốc đại lục, Covid-19 đã khiến các nhà đầu tư thua lỗ 31% trong quý I, tệ hơn so với mức giảm 21% của nhiều nền kinh tế lớn. Đồng tiền các quốc gia Brazil, Nam Phi, Nga, Mexico đều mất giá hơn 20% so với đồng USD trong 3 tháng qua.
Rủi ro từ chính sách nới lỏng tiền tệ chính là việc làm mất giá nội tệ, làm giảm bớt lợi nhuận mang lại và đẩy dòng tiền của các quỹ đầu tư chảy vào các quốc gia đang phát triển.
Theo người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank, Singapore, hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu quá thấp sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường ngoại hối. Đây là vấn đề nan giải của Ngân hàng Trung ương.
Chi phí nợ
Việc đồng nội tệ mất giá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ở quốc gia đang phát triển, khi làm gia tăng nợ nước ngoài. Khoảng 13% tất cả các khoản nợ doanh nghiệp của thị trường mới nổi bằng đồng USD, theo dữ liệu của IIF.
Mặc dù Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mở rộng nguồn cung USD ra nước ngoài, giúp ngăn chặn sự đóng băng trên thị trường ngoại hối, nhưng nó vẫn không giải quyết được vấn đề chi phí vốn ngày một tăng cao khi giá đồng USD leo thang.
Mexico và Nam Phi đã bị hạ xếp hạng tín nhiệm, trong khi các thị trường cận biên phụ thuộc vào sự tài trợ vốn từ nước ngoài đang đối diện với chi phí tài chính leo thang khi tình hình hỗn loạn kéo dài như hiện nay.
Người đứng đầu tập đoàn xếp hàng tín nhiệm Fitch Ratings cho biết, có lẽ có rất nhiều quốc gia có nguy cơ bị hạ tín nhiệm.
Theo các nhà kinh tế tại JPMorgan Chase, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét việc tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp khi các kênh cho vay bị chặn hoặc các ngân hàng trung ương mua nợ chính phủ để tài trợ cho chi tiêu tài khóa.
Các nhà phân tích của JPMorgan cũng đã kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng cường cung cấp tín dụng cho các thành viên đang gặp nguy hiểm về các điều khoản hỗ trợ. Nam Phi đã báo hiệu rằng họ có thể cần sự hỗ trợ của IMF, trong khi Ecuador và Zambia đang tìm cách cớ cấu lại khoản nợ của họ, làm dấy lên lo ngại về việc vỡ nợ.
Vũ Duy Bắc
Điều tra doanh nghiệp năm 2020: Cần sự đồng hành của mỗi doanh nghiệp Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập các thông tin cơ bản phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển doanh nghiệp... Dây chuyền sản xuất da giày xuất khẩu sang thị trường EU. (Ảnh: TTXVN) Từ ngày 1/4, Tổng cục Thống kê bắt đầu triển khai điều tra doanh...