Gỡ “thẻ vàng” của EU: Mạnh tay xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Ông Nguyễn Quang Hùng (ảnh) – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong cuộc họp trực tuyến về việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định và không có báo cáo (IUU), Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các giải pháp gỡ “thẻ vàng”.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, phải chấm dứt được tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT).
Đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam
Qua 2 lần kiểm tra việc Việt Nam thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ “thẻ vàng” khai thác thủy sản, phía EC đánh giá như thế nào nỗ lực của chúng ta trong việc chống khai thác IUU, thưa ông?
- Qua 2 lần kiểm tra, đặc biệt, trong cuộc họp trực tuyến với EC ngày 30/6 vừa qua, phía EC tiếp tục đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU; đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành của cấp T.Ư với sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về IUU và công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Bộ NNPTNT.
Ngư dân Bình Định cập cảng cá Quy Nhơn để bán sản phẩm. Ảnh: I.T
Từ đầu năm 2020 đến nay, đã xảy ra 54 vụ/86 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (chủ yếu là do vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài) so với cùng kỳ giảm 54 vụ/91 tàu. Tính đến ngày 25/8/2020, số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là: 24.927/30.605 tàu (đạt 81,4%).
EC cũng đánh giá cao tính minh bạch, trung thực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin, trong 4 nhóm khuyến nghị mà EC đưa ra nhằm gỡ “thẻ vàng”, việc Việt Nam tích cực hoàn thiện khung pháp lý trong một thời gian ngắn để tăng cường giám sát, xử lý vi phạm cũng được EC đánh giá cao; việc truy xuất nguồn gốc cũng có nhiều tiến bộ, mức độ sai sót trong các lô hàng xuất khẩu sang EC giảm đáng kể.
Tuy nhiên, phía EC cũng đề xuất phía Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 20% số tàu cá còn lại, kiểm soát tốt hơn nữa sản lượng hải sản lên bến, ghi chép nhật ký đầy đủ đảm bảo hồ sơ xuất khẩu minh bạch, chính xác. Xử phạt nghiêm đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài theo khung khổ pháp luật.
Phía EC tiếp tục khẳng định sẽ không gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho Việt Nam nếu chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Đây là một vấn đề nan giải, đòi hỏi ngành chức năng, các địa phương phải có giải pháp mạnh hơn nữa.
Có thể thấy, thời gian qua dù chúng ta đã rất nỗ lực triển khai các nhóm giải pháp chống khai thác IUU nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục EC gỡ “thẻ vàng”. Theo ông, những hạn chế, tồn tại này nằm ở đâu?
- Thời gian qua, Bộ NNPTNT, các địa phương đã nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm chính trị triển khai các giải pháp gỡ “thẻ vàng” của EC nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Trong đó, tồn tại lớn nhất là vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài.
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2020, dù số vụ vi phạm đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn còn 54 vụ với 86 tàu cá vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Trong đó, Kiên Giang 34 vụ/58 tàu, Cà Mau 5 vụ/8 tàu, Bến Tre 6 vụ/7 tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu 4 vụ/6 tàu…
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được thực hiện trên 80% tàu cá (24.000 chiếc), còn 20% số tàu cá cố gắng hoàn thành trong thời gian tới. Tồn tại lớn nhất trong việc giám sát hành trình là ngư dân không duy trì thiết bị giám sát 24/24 giờ, vẫn còn tình trạng tàu cá ra biển là mất kết nối, khó giám sát nếu vi phạm.
Phía EC tiếp tục khẳng định sẽ không gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho Việt Nam nếu chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Dù hầu hết ngư dân có ý thức trong việc ghi chép nhật ký khai thác để đảm bảo truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn còn sai sót.
Bên cạnh đó, công tác xử phạt đối với các hành vi vi phạm vẫn còn khó khăn dù Nghị định 41 đã quy định rất rõ, nâng mức xử phạt lên 6 – 10 lần để đảm bảo tính răn đe.
Nếu không gỡ bỏ được “thẻ vàng” thì việc xuất khẩu thủy sản sang các nước thuộc liên minh châu Âu (EU) sẽ bị tác động như thế nào, thưa ông?
- Nếu không sớm gỡ được “thẻ vàng” thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Hiện, kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EU khoảng 400 – 500 triệu USD/năm, trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 10 – 15 triệu USD mỗi năm.
Con số xuất khẩu tuy chưa phải là lớn nhưng theo tôi nếu không gỡ “thẻ vàng” thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành.
Ngoài ra, EU cũng là thị trường tín chỉ, các thị trường khác cũng có khả năng áp dụng các quy định khác trong khai thác IUU tương tự như EU. Đơn cử, trong thời gian vừa qua, Mỹ đang có dự kiến phiên điều trần đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang Mỹ, xem liệu có thực thi các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp hay không.
Quyết tâm gỡ “thẻ vàng”
Để xóa được “thẻ vàng’ thì chúng ta phải tái cơ cấu lại nghề cá tự phát thành nghề cá có trách nhiệm, bền vững. Thời gian tới, ngành thủy sản sẽ thực hiện mục tiêu này như thế nào?
- Có thể thấy, nghề cá của Việt Nam vẫn là nghề cá nhân dân, số lượng tàu cá nhiều lên đến 96.000 chiếc, trong đó có 31.500 tàu khai thác xa bờ nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Hiện, Bộ NNPTNT đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản, trên cơ sở nguồn lợi được xác định sẽ cơ cấu lại số lượng tàu thuyền, làm sao tiến tới khai thác bền vững.
Các địa phương đã rất nỗ lực, hạn chế tiến tới cấm những nghề khai thác có tính xâm hại, hủy diệt, cái khó là cần có lộ trình cho ngư dân chuyển đổi nghề.
Để tiến tới gỡ “thẻ vàng” của EU, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên các nhóm giải pháp gì trong thời gian tới, thưa ông?
- Thực hiện các khuyến nghị của EC, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục tăng cường các đoàn công tác kiểm tra tình hình chống khai thác IUU tại địa phương, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn để rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế. Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT, trong đó có Chứng thư khai thác để đảm bảo dòng chảy thương mại giữa hai bên.
Tăng cường công tác theo dõi, giám sát địa phương trong tổ chức triển khai Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật về cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá… theo đúng quy định, lộ trình.
Bộ NNPTNT cũng đề nghị các địa phương tổ chức triển khai các giải pháp chống khai thác IUU theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ như kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, kiểm soát tàu cá ra vào cảng…
Thực thi nghiêm công tác xử phạt hành vi vi phạm khai thác IUU, đặc biệt là theo dõi, điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; ngăn chặn, chấm dứt tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.
Bổ sung nguồn lực, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU đảm bảo thực hiện đúng, đủ các quy định về chống khai thác IUU theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Xin cảm ơn ông!
Bình Định: Vì sao cảng cá Quy Nhơn lại là nỗi kinh hoàng của ngư dân trước mùa mưa bão?
Mặt nước trước cảng cá Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) chật hẹp, nên vào mùa mưa bão, tàu cá neo đậu tránh bão ở đây thường bị va đập gây hư hỏng, đây chính là nỗi kinh hoàng của ngư dân.
Đến tàu vỏ thép cũng không thoát
Theo dự báo, mùa mưa bão năm nay ở tỉnh Bình Định sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường. Trước tình hình này, ngư dân càng lo ngay ngáy, bởi nơi neo đậu tránh trú bão không an toàn.
2 tàu cá BĐ 91324 TS (720CV) và BĐ 91010 TS (700CV) của ngư dân Nguyễn Việt Hằng đang nằm trên đà để sửa chữa. Ảnh: Vũ Đình Thung.
"Hiện ở Bình Định có 3 nơi để tàu cá của ngư dân vào neo đậu tránh trú bão, đó là cảng cá Tam Quan ở TX Hoài Nhơn, cảng cá Đề Gi ở huyện Phù Cát và cảng cá Quy Nhơn ở TP Quy Nhơn. Tuy nhiên, 2 cảng cá Tam Quan và Đề Gi thường xuyên bị bồi lấp, nên vào mùa mưa bão, hầu như toàn bộ tàu cá với hơn 6.300 chiếc của ngư dân Bình Định đều tập trung về cảng cá Quy Nhơn để neo đậu tránh trú bão...", ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Bình Định, phụ trách cảng cá Quy Nhơn, thừa nhận.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, do diện tích mặt nước của cảng cá Quy Nhơn hiện nay chật hẹp, nên vào những mùa mưa bão, tàu cá neo đậu tránh trú bão tại đây thường xuyên bị va đập gây hư hỏng khiến ngư dân bị tổn thất rất lớn.
Không nói đâu xa, cơn bão số 5 xảy ra vào cuối tháng 10/2019 đã phá hỏng không biết bao nhiêu tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định khi đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn.
Ngư dân Trương Hoài Khánh ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn), chủ tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 mang số hiệu BĐ 99279 TS (940CV), nhớ lại: "Khi ấy tàu của tôi vào neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn để tránh cơn bão số 5. Khi bão nổi lên, nhờ là tàu vỏ thép nên tàu của tôi trụ được. Thế nhưng sau khi bão tan, hoàn lưu bão khiến gió đổi hướng, những tàu vỏ gỗ đều bị bừa neo, trôi tấp hết vào cầu tàu; khi hoàn lưu bão thì gió nổi loạn xà ngầu...".
Be tàu của ngư dân Nguyễn Việt Hằng bị vỡ do bị va đập trong cơn bão số 5 xảy ra vào cuối tháng 10/2019. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Theo ngư dân Trương Hoài Khánh, những chiếc tàu gỗ bị bão quăng tới tấp vào tàu của tôi, sự va đập khiến neo tàu của tôi bị đứt và quấn vào chân vịt. Khi ấy tàu của tôi đã nổ máy nhưng không di chuyển được vì chân vịt đã bị tê liệt".
Khi ấy anh Trương Hoài Khánh và một số thuyền viên có mặt trên tàu nhưng chỉ biết ngồi chịu trận chứ chẳng làm gì được, sau đó, bão xô đẩy chiếc tàu của anh trôi lên bãi cạn.
Sáng hôm sau, bão tan, anh Khánh ngậm ngùi nhìn chiếc tàu của mình nằm nghiêng trên bãi cạn chỉ chực lật úp. Anh Khánh và thuyền viên vẫn còn trên tàu nhưng chẳng thể đi đứng được, bởi độ nghiêng của chiếc tàu quá dốc.
Toàn bộ giàn lưới vây và những vật dụng trên tàu đều bị trút xuống biển mất tích. Lần ấy anh Khánh bị tổn thất đến cả trăm triệu đồng.
Ngư dân Nguyễn Việt Hằng ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), chủ của 4 tàu cá, trong đó có 1 tàu vỏ thép mang số hiệu BĐ 99009 TS (880CV) và 3 chiếc tàu gỗ gồm: BĐ 91324 TS (720CV), BĐ 91010 TS (700CV) và BĐ 91011 TS (720CV), có lẽ là người bị tổn thất nhiều nhất trong cơn bão số 5.
Lúc ấy, cả 4 tàu cá của ngư dân Hằng đều đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn, chỉ có chiếc tàu vỏ thép là trụ được trong bão, còn 3 tàu vỏ gỗ kia đều bị hư hỏng nghiêm trọng do bị gió làm trôi dạt, va đập.
"Đến mùa mưa bão, hầu như toàn bộ tàu cá của ngư dân trong tỉnh đều cập vào khu neo đậu tránh trú bão nằm bên trong cảng cá Quy Nhơn để tránh bão. Cảng thì hẹp mà tàu thì nhiều, trong khi bão nổi gió rất săn nên không thể tránh khỏi sự va đập. Bão số 5 xảy ra vào cuối tháng 10/2019 đã làm cả 3 chiếc tàu vỏ gỗ của tôi đều bị hư hỏng nặng", ông Hằng cho hay.
Ngư dân Nguyễn Việt Hằng (người mặc áo trắng) đang trông coi thợ vá víu lại những tàu ác của mình. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Sau bão, cả 3 chiếc tàu vỏ gỗ cùng hành nghề lưới vây của ngư dân Nguyễn Việt Hằng đều bị bể be, bể ca bin, giàn đèn dùng để phát ánh sáng dụ cá trên mỗi chiếc tàu cũng bay biến (hơn 30 bóng/chiếc).
Tổn thất của những tàu cá của ông Hằng trong cơn bão số 5 khoảng từ 200 - 300 triệu đồng/chiếc. Do tổn thất lớn quá, nên sau cơn bão số 5, ông Hằng chỉ sửa chữa được 1 chiếc mang số hiệu BĐ 91011 TS (720CV), còn 2 chiếc kia đến nay ông mới có tiền sửa.
"Sau cơn bão số 5, gom góp hết tiền bạc trong nhà tôi chỉ sửa chữa được 1 chiếc. Sau đó tôi phải dồn lực hoạt động chiếc tàu vỏ thép và chiếc vỏ gỗ đã sửa xong. Đến nay tôi mới kiểm đủ tiền sửa chữa 2 chiếc tàu vỏ gỗ còn lại. Hiện tôi đã cho 2 tàu BĐ 91324 TS (720CV), BĐ 91010 TS (700CV) lên đà ở bãi Hà Thanh để sửa chữa", ngư dân Hằng chia sẻ.
Xử phạt vi phạm hành chính 39 tàu cá Lãnh đạo Chi cục Thủy sản cho biết, từ đầu năm đến ngày 7-8, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 39 tàu cá trong lĩnh vực khai thác thủy sản, tổng số tiền phạt 182 triệu đồng. Cụ thể, tại địa bàn TP. Nha Trang phát hiện 18 trường...