GO SMS Pro: Ứng dụng nhắn tin với nhiều tính năng thú vị cho Android
GO SMS Pro (GSP) là một ứng dụng miễn phí trên Android, với nhiều tính năng thú vị, có thể thay thế ứng dụng nhắn tin mặc định trên Android một cách rất hiệu quả.
Với nhiều tính năng quản lý tin nhắn thông minh, nhập tin nhắn bằng chữ viết tay, hẹn giờ gửi tin nhắn, thư mục ẩn để giấu các tin nhắn riêng tư, cùng rất nhiều tính năng hấp dẫn khác.
GSP có một giao diện khá bắt mắt và có thể thay đổi theme tùy theo sở thích của bạn, với 3 mục chính Application Center, Messages và Go Chat. Trong đó Messages là mục quản lý, hiển thị và soạn các tin nhắn, Application Center bao gồm các tính năng hấp dẫn của GSP, Go Chat hiển thị thông tin liên lạc trong danh bạ của bạn.
Một trong những tính năng thú vị của GSP là khả năng sao lưu tín nhắn một cách tự động. Bạn có thể tùy chỉnh thời gian tự động sao lưu các tin nhắn theo từng ngày hay theo từng tuần, lựa chọn việc lưu các tin nhắn lại trên bộ nhớ hoặc gửi qua email hay lưu trên dữ liệu đám mây. Bạn có thể khôi phục các tin nhắn này bất kỳ lúc nào bạn cần. GSP cung cấp dung lượng lưu trữ đám mây lên đến hơn 1000 tin nhắn và có thể mở rộng thêm thông qua các gói cước.
Bạn có thể quản lý các tin nhắn trong GSP, nhận và gửi chúng từ máy tính của mình thông qua ứng dụng web chat của GSP:http://webchat.goforandroid.com/WebChat/en_US/ Sau khi đăng nhập, bạn có thể tải các tin nhắn đã lưu trên dữ liệu đám mây về máy, quản lý và sắp xếp các tin nhắn, chia sẻ với bạn bè, nhận và gửi tin nhắn, thậm chí có thể chat với bạn bè của mình.
Đôi khi bạn có những tin nhắn riêng tư và không muốn người khác đọc được, GSP có thể giúp bạn với tính năng Private box. Bạn có thể tùy chọn danh sách những địa chỉ liên lạc hoặc số điện thoại cần ẩn tin nhắn, GSP sẽ tự động ẩn và chuyển các tin nhắn từ những người này vào Private box. Bạn sẽ cần thiết lập mật khẩu để truy cập vào Private box.
Bạn cũng có thể hẹn giờ gửi tin nhắn trong mục Repetition, và lặp lại hàng ngày hoặc hàng tuần. Nếu bạn đang bù đầu với công việc hoặc học tập, nhưng vẫn muốn nhắn tin quan tâm tời ai đó hàng ngày hay một câu chúc ngủ ngon hay chúc ngày mới tốt lành, thì đây quả thực là một tính năng rất hữu ích.
Video đang HOT
Trong phần Setting, bạn có thể tùy chỉnh nhiều thiết lập như ngôn ngữ, thông báo hiển thị khi có tin nhắn và tin nhắn ẩn gửi đến, các thiết lập về việc sao lưu tin nhắn. Lưu ý bạn nên tắt hết các Notifications trong mục Messages để chỉ hiển thị thông báo tin nhắn từ GSP thay vì từ cả ứng dụng nhắn tin mặc định của Android.
Theo VNE
15 công nghệ còn được trọng dụng tới năm 2030
Bàn phím QWERTY, PC, laptop vỏ sò hay cổng USB là một số công nghệ còn được sử dụng tới năm 2030.
1. Bàn phím QWERTY
Dù công nghệ nhận diện giọng nói, nhận diện chữ viết tay và điều khiển bằng cử chỉ sẽ ngày càng chính xác và trở nên thông dụng trong hai thập kỉ tới, bàn phím QWERTY vẫn không thể mất đi. Gõ phím vẫn là phương pháp nhập nội dung chính xác nhất. Chuyển hóa từ giọng nói sang văn bản không thể bằng được như đánh máy. Trong khi bàn phím vật lí dần biến mất trên điện thoại và máy tính bảng, những dạng thức liên quan tới cách bố trí QWERTY sẽ tiếp tục sống trên các phom dáng lớn hơn như notebook và chiếm ưu thế.
2. PC
Một số người nói chúng ta đang bước vào kỉ nguyên hậu PC, mọi người dành nhiều thời gian cho smartphone và tablet hơn desktop và notebook Windows/Mac OS. Tuy nhiên, khi giờ chơi đã hết và thời gian cho công việc tới, đặc biệt liên quan tới đa nhiệm, PC vẫn là vua và luôn là như vậy. Tới năm 2030, kích thước và hình dạng PC sẽ thay đổi. Những người dùng hướng tới hiệu suất làm việc luôn lựa chọn máy tính thực thụ với sức mạnh xử lí chuyên dụng và hệ điều hành thân thiện với đa tác vụ.
3. Cổng USB
Sau hơn 15 năm ra mắt, cuộc sống này thật khó tưởng tượng nếu không có USB, một tiêu chuẩn ần như phổ biến cho phép chuyển dữ liệu tới mọi thứ, từ keyboard, ổ cứng ngoài tới màn hình. Một số người tin rằng kết nối Thunderbolt sẽ chiến thắng, song lịch sử chống lại họ. Trong 2 thập kỉ qua, nhiều người cố loại bỏ USB song lại xuất hiện thêm nhiều adapeter như FireWire 400 và eSATAp. Gần như mọi thiết bị di động đều dùng USB như sạc tiêu chuẩn và cổng USB thậm chí còn được lắp đặt trong ổ cắm trên tường.
4. Bộ nhớ máy tính
Dù dịch vụ đám mây ngày càng phổ biến và tốc độ băng thông ngày càng nhanh, thế hệ sau sẽ vẫn lưu trữ mọi dữ liệu quan trọng, bao gồm cả ứng dụng vào ổ cứng SSD. Bộ nhớ lưu trữ máy tính luôn nhanh hơn và an toàn hơn thứ gọi là "đám mây" hay thực chất là mạng lưới của người khác. Ngoài ra, năm 2030, sẽ có nhiều nơi trên Internet không thể tin tưởng được.
5. Ảnh JPEG
Dù nhiều máy ảnh DSLR tối tân có thể chụp ảnh định dạng RAW không nén (uncompressed RAW), phần lớn thiết bị đều chụp ảnh định dạng JPEG vì đơn giản mọi thứ đều hỗ trợ JPEG: từ trình duyệt Netscape 3 cho tới khung ảnh kĩ thuật số hiện đại nhất.
6. Pin Lithium-Ion
Năm 2030, smartphone, laptop hay xe điện đều vẫn dụng pin lithium-ion. Qua nhiều năm, dung lượng pin (hay "dòng của pin") sẽ ngày càng tăng nhưng kích thước lại nhỏ hơn và cho thời gian sử dụng lâu hơn nhiều lần. Nhiều loại pin mới như lithium-air và nanowire đang được phát triển, nhưng khi ra mắt sẽ không thể tấn công thị trường đại chúng ngay lập tức. Thực tế, pin lithium-ion không phổ biến mãi tới cuối những năm 1990, dù các nhà khoa học bắt đầu phát triển nó từ những năm 1970.
7. Website nền HTML
HTML - lingua franca (thứ ngôn ngữ chung) của thế giới Web từ năm 1991 sẽ vẫn là định dạng chúng ta dùng để viết ứng dụng và ấn phẩm trực tuyến của tương lai.
8. Tiền mặt
Thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ chắc chắn không thể thay thế được tiền mặt vào năm 2030. Trong thời đại thông tin, thanh toán bằng tiền mặt là cách duy nhất giữ hoạt động mua bán "ẩn danh". Tiền giấy cũng chống lại những kẻ ăn trộm danh tính, vì người thu ngân không thể biết gì về bạn ngoài những con số. Tiền giấy là phương thức thanh toán duy nhất không đòi hỏi phải có bên thứ ba như ngân hàng tham gia.
9. Notebook dạng vỏ sò
Thế hệ sau có thể không ưa chuộng PC, nhưng sẽ vẫn cần tới notebook vỏ sò. Trong bài báo gần đây về lịch sử hình dạng vỏ sò, tác giả Harry McCracken của tạp chí Time viết: "Thật khó tưởng tượng thiết kế vỏ sò sẽ lỗi thời. Dù máy tính phát triển đáng ngạc nhiên thế nào đi nữa trong năm 2082 và xa hơn, tôi cược rằng một vài trong số chúng sẽ có một màn hình, một bàn phím và một bản lề ở giữa. Tại sao thế giới lại muốn từ bỏ một thứ hữu ích cơ bản như vậy?"
10. Wi-Fi
Từ năm 1997, tiêu chuẩn 802.11 đã thống trị kết nối không dây. Mọi smartphone, máy tính bảng và notebook đều có sóng radio tương thích với 802.11g hoặc 802.11n, mọi router của gia đình và doanh nghiệp cũng hỗ trợ các tiêu chuẩn này. Ngày nay, chúng ta dùng WiFi để phát video từ notebook/tablet/điện thoại tới rạp hát gia đình thông qua DLNA, WiDi. Chúng ta còn có cả WiFi Direct, cho phép chia sẻ file trực tiếp giữa các thiết bị mà không cần tới router.
11. Email
Với sự phổ biến của Facebook, Skype, YM và Twitter, nhiều người nghĩ email sẽ sớm bị thay thế. Tuy nhiên, tới năm 2030, hệ thống email vẫn cơ bản giống với hệ thống từ những năm 1970. Dù là POP, IMAP, Exchange hay các giao thức khác, email là hệ thống mở nơi ai cũng có thể gửi thư điện tử cho người khác mà không cần phải đăng kí tài khoản tại một công ty duy nhất. Tương lai khó có cảnh bạn phải đăng kí Facebook để nhắn tin cho một trong những khách hàng của mình.
12. Jack 3.5mm
Bất chấp sự phát triển của tai nghe Bluetooth hay tai nghe USB, gần như mọi notebook, tablet, máy nghe nhạc và điện thoại đều có jack cắm 3.5mm. Khó có sự thay đổi lớn nào truất ngôi của công nghệ này trong vài thập kỉ tới.
13. Máy in laser
Vẫn còn nhiều thứ phải in ra giấy tờ, và chắc chắn máy in laser là tiêu chuẩn.
14. Tivi
Tivi vẫn đóng vai trò quan trọng trong các nơi như phòng khách hay phòng chung khác. Dù thế hệ sau có thể xem mọi thứ trên thiết bị di động, một chiếc tivi lớn trong phòng sẽ là nơi để bạn và bạn bè cùng tập hợp và xem chung một bộ phim hay trận đấu bóng.
15. Microsoft Office
Dù phải chịu cạnh tranh từ các sản phẩm như Lotus hay WordPerfect những năm 1990, bộ sản phẩm của Microsoft vẫn thống trị thế giới doanh nghiệp và giáo dục. Microsoft Office duy trì những tiêu chuẩn cho các phòng ban IT, học viện và người dùng cá nhân, "ăn đứt" các sản phẩm tương thích với Office như OpenOffice hay Google Docs.
Theo VNE
Từ tháng 11 tải nhạc sẽ phải trả phí Các đơn vị phân phối âm nhạc trực tuyến lớn ở nước ta sẽ đồng loạt thu phí tải nhạc từ 1/11 năm nay. Sáng nay, ngày 15/8, "Tọa đàm Nhạc số Việt Nam-Thực trạng và Giải pháp" đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của buổi tọa đàm nhằm tìm ra giải pháp giúp chấm dứt tình trạng...