Gỗ quý sắp trở thành củi mục tại Ban quản lý rừng
Đã từ nhiều năm nay, hàng trăm m3 gỗ quý bị phơi mưa, phơi nắng vì chưa thể phát mại do “vướng” các quy định. Dẫn đến nhiều khối gỗ bị hư hỏng, mục nát, sắp trở thành củi mục tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn ( Nghệ An).
Gỗ quý sắp thành củi mục
PV Báo Sức khỏe&Đời sống có mặt tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, nơi đang tạm giữ một khối lượng lớn gỗ các loại. Trong đó có nhiều gỗ Sa Mu và Pơ Mu, là những loại gỗ nằm trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, quy định tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Đây là tang vật thu giữ được từ những vụ lâm tặc phá rừng suốt nhiều năm qua.
Mọi chỗ trống ở Ban Quản lý rừng hầu như đều được sử dụng tối đa để làm nơi chứa gỗ được bắt giữ từ các vụ lâm tặc phá rừng, ngay chính nhà để xe của Ban cũng đã được tận dụng để chất đầy gỗ. Tuy nhiên do diện tích nhà xe nhỏ nên chỉ chứa được số lượng rất ít, còn số lượng lớn phải để ngoài trời phơi mưa, phơi nắng suốt nhiều năm nay.
Theo báo cáo của UBND huyện Kỳ Sơn, hiện Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn đang tạm giữ hàng trăm m3 gỗ các loại, trong đó có 161.924 m3 gỗ Sa Mu, Pơ Mu bị khai thác trái phép tại 2 xã Na Ngoi, Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) từ tháng 1 đến tháng 7/2017. Ban quản lý rừng phòng hộ cũng đã mất gần 2 năm ròng rã mới đưa được hết số gỗ trên từ hiện trường về đơn vị.
Nhà để xe của Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn trở thành nơi để gỗ.
Sau khi xảy ra vụ việc phá rừng này, cơ quan chức năng ở Nghệ An cũng đã khẩn trương vào cuộc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra vẫn chưa thể khép lại vụ án nên toàn bộ số gỗ không thể phát mại xung công quỹ Nhà nước. Do thực trạng thiếu kho bãi để nên hàng trăm m3 gỗ được tập kết, để ngoài trời không được che đậy hoặc chỉ được che đậy sơ sài bằng lớp bạt mỏng, lâu ngày đã bị hư hỏng, rách nát.
Cần sớm có phương án xử lý
Trao đổi với PV báo Sức khỏe&Đời sống, lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn cho biết đã nhiều lần kiến nghị, đề xuất với UBND huyện, các ngành liên quan có phương án giải quyết phù hợp đối với số gỗ Sa Mu và Pơ Mu trong vụ án. “Hy vọng rằng cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cần sớm đưa ra các phương án xử lý phù hợp, để cho hàng trăm m3 gỗ quý không còn tiếp tục phải phơi nắng, phơi mưa và trở thành củi mục, gây thất thoát lượng lớn tài sản của nhà nước”. Một lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn mong muốn.
Hàng trăm m3 gỗ quý đang hư hỏng hàng ngày do phơi mưa, phơi nắng.
Được biết, UBND huyện Kỳ Sơn đã nhiều lần họp với lãnh đạo các sở ngành liên quan cũng như ngày 19/3/2019, UBND huyện Kỳ Sơn đã có Công văn số 135/UBND.NN đề nghị UBND tỉnh Nghệ An xem xét, quyết định tịch thu số lâm sản 161.924 m3 gỗ Sa Mu, Pơ Mu bị khai thác trái phép trên địa bàn huyện Kỳ Sơn năm 2017, bán đấu giá toàn bộ số gỗ này xung công quỹ Nhà nước.
Tuy nhiên đến nay, việc xử lý số gỗ trên vẫn đang phải chờ phương án giải quyết. Cứ như thế, hàng trăm m3 gỗ quý sẽ tiếp tục bị hư hỏng, mục nát từng ngày và sắp trở thành củi mục, gây thất thoát lớn cho ngân sách của Nhà nước vì chưa thể phát mại, bán đấu giá xung công quỹ.
Video đang HOT
Lương y đại sư bậc nhất Trung Quốc: Phơi nắng mỗi ngày 20 phút, mỗi tế bào đều khỏe lên
Một trong những đại sư nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng trong việc nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh, đồng thời giảm sự hình thành của những khối u bướu ác tính.
Trong y học hiện đại cũng như y học cổ truyền, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt trong y học cổ truyền, việc bỏ ra 20 phút mỗi ngày để phơi nắng sẽ giúp bổ sung dương khí, ngăn ngừa ung thư và nhiều tác dụng khác.
Với Đông y, ánh nắng là món quà của sự sống, cho nên việc tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ giúp kích thích nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc phơi nắng hàng ngày đối với người Việt chưa được chú trọng.
Một khảo sát do Life Times và Sina Health thực hiện cho thấy đa số người dân đều không phơi nắng đủ thời gian, thậm chí tại Trung Quốc chỉ có 30% người trưởng thành thường xuyên phơi nắng nhưng lại không biết thời điểm tốt nhất để tắm nắng.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người
Hầu hết rất ít người biết đến tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe cụ thể ra sao. Theo Quốc y đại sư nổi tiếng Trung Quốc, một trong những danh y đương đại Dương Lực (Yang Li), là giáo sư tại Trường Cao học của Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc thì ánh mặt trời tác động tới từng tế bào trong cơ thể, phơi nắng 20 phút có thể làm thay đổi đáng kể cơ thể.
Y học hiện đại và y học cổ truyền đánh giá cao những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
Mỗi ngày, bạn chỉ cần ở dưới ánh nắng từ 15-20 phút bất kể hoạt động nào, có thể nghỉ ngơi, lao động hoặc vui chơi. Việc phơi nắng 20 phút mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Theo Lương y Trung Quốc Dương Lực, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác dụng trong việc bổ sung dương khí, thu nhận ánh sáng mặt trời để sinh ra dương quang.
Dương khí là yếu tố quyết định đến sự vận hành bình thường của các cơ quan nội tạng. Dương khí đầy đủ bao nhiêu, khả năng chống lại bệnh tật sẽ được cải thiện bấy nhiều. Dương khí thường được thu nhận từ bên ngoài, do đó ngoài việc tập luyện thì phơi nắng là cách rất tuyệt để rèn luyện thân thể, tăng cường hệ miễn dịch.
2. Tác dụng của phơi nắng trong việc kích hoạt vitamin D
Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp sản sinh dương khí mà còn là một chất xúc tác giúp kích hoạt vitamin D, một trong những liều thuốc sức khỏe tự nhiên, rất tốt cho con người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (không áp dụng cho trường hợp tiếp xúc vào khung thời gian có hại) sẽ tạo ra các thay đổi sinh lý. Một trong những thay đổi đó là giúp tăng tốc tuần hoàn máu, tăng khả năng sản xuất vitamin D, tăng hấp thụ canxi, tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi và hạn chế nguy cơ còi xương, thiếu vitamin D ở trẻ.
Trẻ nhỏ phơi nắng đúng cách sẽ rất tốt cho sự phát triển. (Ảnh: Internet)
3. Ngăn ngừa cận thị
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đã chỉ ra rằng, người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với người thường xuyên tiếp xúc.
Trong các nghiên cứu được thực hiện, các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe đôi mắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời giúp kích thích sản sinh dopamine, đây là hoạt chất giúp ngăn trục của mắt dài ra, ngăn chặn ánh sáng đi vào mắt khi chúng ta tập trung nhìn.
Chính vì vậy, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoạt động ngoài trời nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ cận thị.
4. Giảm cảm lạnh
Tác dụng của phơi nắng rất rõ vào thời điểm mùa Đông bởi một nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ cho thấy tiếp xúc với ánh mặt trời có thể giúp giảm tác hại của virus cúm và các bệnh thông thường khác.
Việc duy trì lượng vitamin D cũng giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh đau họng, cảm lạnh thông thường và ngạt mũi. So với những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những người sống ở những nơi có nắng ít bị nhiễm virus cúm hơn.
5. Làm cho các mạch máu khỏe mạnh hơn
Phơi nắng làm các mạch máu khỏe hơn bởi người có lượng vitamin D cao sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ do cấu trúc mạch máu khỏe và ổn định.
Thực tế cho thấy, số lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim tăng lên đáng kể vào mùa đông khi tia cực tím tương đối thiếu. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở các khoảng thời gian nhất định sẽ làm mạch máu hoạt động tốt hơn, giúp giảm viêm trong cơ thể.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
6. Giảm nguy cơ ung thư
Trường Đại học San Diego đã thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người phụ nữ sống ở vĩ độ thấp và cao. Cho thấy những phụ nữ sống ở vĩ độ thấp (thời gian nắng trong năm nhiều) có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người sống ở vĩ độ cao (ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do vùng xích đạo. Do vậy, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có lợi hơn cho việc ngăn ngừa ung thư.
7. Giảm bệnh trầm cảm, suy nhược tinh thần
Sống trong môi trường ánh sáng mặt trời đầy đủ sẽ giúp giảm trầm cảm và suy nhược tinh thần. Điều này do sự tiết tiết adrenaline, thyroxine và các hormone tuyến sinh dục trong cơ thể tăng lên khi dành thời gian 10-15 phút để phơi nắng mỗi ngày.
Nhiều người bị mất ngủ, tức ngực và cáu kỉnh vào mùa đông và thời tiết mưa, trong khi đó vào mùa hè, nắng ấm thì các triệu chứng này lại giảm. Do vậy việc tiếp xúc với ánh nắng và dành thời gian hoạt động ngoài trời rất tốt cho những bệnh nhân bị trầm cảm hoặc trẻ tự kỷ.
Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông Mai vàng là một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng để chơi Tết. Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để cây vẫn ra hoa đẹp mà rất lâu tàn là điều không phải ai cũng biết đến. Hãy cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây. Đặc điểm của những cây Mai vàng ngày Tết Hiện nay,...