Gỡ “nút thắt”, xây trường lớp mới

LTS: Là đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số 9 triệu người (chưa kể khoảng 3 triệu khách vãng lai đến sinh sống, làm việc, học tập…), việc nâng cao chất lượng sống của người dân luôn là điểm mấu chốt trong các quyết sách của TPHCM.

Minh chứng cho điều đó, xuyên suốt quá trình phát triển, thành phố luôn chú trọng dành nguồn lực đầu tư, nâng chất lượng khám chữa bệnh , giáo dục – đào tạo, giảm nghèo đa chiều. Nhiều thành tựu quan trọng ở các lĩnh vực này đã được TPHCM gặt hái, và người thụ hưởng cuối cùng – người dân – được đảm bảo đời sống ngày một nâng cao.

Gỡ nút thắt, xây trường lớp mới - Hình 1

Học viên, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật TPHCM trong giờ thực hành trên hệ thống học cụ hiện đại. Ảnh: QUANG HUY

Mỗi năm, trung bình TPHCM xây thêm 1.200 phòng học. Những ngôi trường mới liên tiếp mọc lên giữa chốn đô thị chật chội, tấc đất tấc vàng. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang từng bước phối hợp với doanh nghiệp thực hiện “đào tạo kép”, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao.

Xóa “ trường làng ” giữa đô thị

Quận Tân Bình là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi diện mạo trường lớp giai đoạn 2016-2020, với việc đưa vào sử dụng hàng chục ngôi trường mới. Mới đây, quận đưa vào sử dụng Trường Mầm non Tân Sơn Nhất (phường 4) và Trường Tiểu học Phan Huy Ích (phường 15). Đặc biệt, Trường Tiểu học Phan Huy Ích kịp thời đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết vấn nạn quá tải học sinh cho địa bàn phường 15 – vấn đề nóng kéo dài hàng chục năm nay.

Là người nhiều năm trực tiếp chứng kiến sự quá tải học sinh trên địa bàn phường 15, ông Hoàng Xuân Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Trụ, chia sẻ: “Những năm trước, Trường Tiểu học Tân Trụ và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp (cùng phường 15) có sĩ số học sinh luôn “khủng”.

Riêng trường Tân Trụ, bình quân lớp tăng cường tiếng Anh là 57-60 học sinh/lớp, lớp thường 45-50 học sinh/lớp. Học sinh ken dày, bàn ghế san sát, các em đi lại phải nghiêng người mới lách ra được. Lớp học chật chội vì học sinh quá tải, trường còn phải tận dụng phòng thư viện và hội trường làm lớp học.

Muốn duy trì bán trú cho học sinh toàn trường là việc vượt khả năng. Hệ quả, nhiều phụ huynh phải bỏ việc ở công ty, doanh nghiệp, có người công ty cách xa trường 5-10km cũng phải về đón con. Giờ có thêm trường mới, học sinh 3 trường sẽ được học bán trú 100%, phụ huynh bớt cực đưa đón con, yên tâm làm ăn”.

Trên địa bàn quận 8, những năm trước, khi đến Trường THCS Phú Lợi (phường 7, quận 8) vào đúng mùa mưa là cảm nhận được cảnh “trường làng” nằm ngay giữa lòng thành phố hiện đại. Băng qua con đường ngoằn ngoèo bụi đất, dù đã vào trường mà nước vẫn ngập tới đầu gối.

Phòng ban giám hiệu là một khu nhà cấp 4 xập xệ. Phòng học của học sinh đều là bàn ghế đã cũ kỹ, xuống cấp. Năm học 2016-2017, Trường THCS Phú Lợi lột xác, thay thế bằng một ngôi trường hiện đại, xây trên diện tích gần 10.000m2, thiết kế đạt chuẩn với 61 phòng học, đầy đủ các phòng chức năng, có cả nhà thi đấu đa năng.

Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT quận 8, phấn khởi: “Không chỉ riêng trường Phú Lợi, trong 5 năm qua, quận 8 xây mới được 81 trường học. Trường lớp hiện đại giúp học sinh có điều kiện phát triển toàn diện và chuyên sâu về năng khiếu, sở trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Ở ngay trung tâm TPHCM, quận 3 luôn ấp ủ từ lâu chuyện xây mới hàng chục ngôi trường, trong đó có 4 công trình cấp bách cần được triển khai ngay, gồm: Trường THCS Phan Sào Nam, Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà, Trường Mầm non quận 3, Trường THCS Lương Thế Vinh (2 cơ sở) nhằm giúp các trường trên địa bàn giảm tải học sinh, tăng tỷ lệ học sinh được học bán trú.

Tuy nhiên, phần do vướng công tác giải phóng mặt bằng, phần người dân chưa chấp thuận mức giá đền bù…, các dự án đành “đắp chiếu”. Nếu “nút thắt” này không sớm tháo gỡ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và giảm niềm tin của phụ huynh, học sinh.

Từ nỗ lực của chính quyền ra sức vận động và thực hiện các chính sách đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người dân có đất, người dân quận 3 đã dần thấu hiểu, rồi đồng lòng chấp thuận bàn giao mặt bằng. Cuối năm 2019, quận 3 đã khởi công xây mới 4 dự án trên và 1 nhà thiếu nhi với tổng giá trị đầu tư khoảng 281 tỷ đồng.

Giáo dục ngoại thành bứt phá

Mỗi năm, TPHCM ưu tiên phê duyệt 20%-25% tổng ngân sách cho giáo dục. Trong số này, TP dành riêng 3.000-4.000 tỷ đồng xây trường lớp. Nhờ “chiếc phao cứu sinh” này, các quận, huyện đều thể hiện quyết tâm cao, xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm tạo quỹ đất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học, giải tỏa dần áp lực về chỗ học. Không chỉ đạt mà quận 9 còn “thừa” chỉ tiêu phòng học/10.000 dân.

Có nhiều thuận lợi về quỹ đất, trong 5 năm qua, quận đã cải tạo, nâng cấp, xây 44 trường, tương ứng 848 phòng học mới với tổng kinh phí gần 1.200 tỷ đồng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Cường, Phó Chủ tịch UBND quận 9, phấn khởi chia sẻ: “Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X, đến cuối năm 2020 cần đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân.

Video đang HOT

Nhưng, tại quận 9, tính đến hết ngày 31-10-2019, quận đã đạt 302 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học, thừa 2 phòng học/10.000 dân. Chúng tôi tự hào vì đã hoàn thành chỉ tiêu trước 12 tháng”.

Gỡ nút thắt, xây trường lớp mới - Hình 2

Trường THCS Phú Lợi (quận 8) được xây dựng trên diện tích gần 10.000m2, thiết kế đạt chuẩn với 61 phòng học, đầy đủ các phòng chức năng

Tại huyện Củ Chi và Hóc Môn, nhờ có nguồn quỹ đất dồi dào nên đã đầu tư xây trường có diện tích rộng, khang trang, trong đó nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng chí Đỗ Thanh Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết: “Trong giai đoạn 2016-2019, huyện Hóc Môn đã thực hiện 26 dự án xây mới nhiều trường học với 869 phòng học mới, tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.

So với số lượng học sinh thì tổng chỗ học ở huyện Hóc Môn hiện có là lý tưởng, và mảnh đất anh hùng này cũng tự hào có số trường học đạt chuẩn quốc gia cao nhất nhì thành phố”. Nhiều ngôi trường mới khánh thành có diện tích rộng, khang trang khiến các quận nội thành phải ao ước.

Điển hình là Trường THPT Hồ Thị Bi (xã Tân Hiệp), gần 124 tỷ đồng, Trường Tiểu học Ngã Ba Giồng (Xuân Thới Thượng), 101 tỷ đồng, Trường Tiểu học Võ Văn Thặng (Nhị Bình), trên 132 tỷ đồng, Trường THCS Đông Thạnh (Đông Thạnh), 135,5 tỷ đồng…

Nâng chất nguồn nhân lực

Cùng với việc tập trung nguồn lực đầu tư trường lớp, cơ sở vật chất cho bậc phổ thông, 5 năm qua TPHCM sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường hội nhập. Toàn TPHCM có 4,7 triệu người lao động, trong đó có 4 triệu lao động đã được đào tạo.

Việc đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp (DN), bằng mô hình “đào tạo kép” – đào tạo 30% lý thuyết ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 70% thực hành ở DN – được đẩy mạnh để đảm bảo chất lượng đào tạo và đầu ra.

Tại Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TPHCM (HOTEC), nhà trường xem mối liên kết giữa DN với nhà trường là việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đào tạo. Ông Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng HOTEC, chia sẻ, HOTEC đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây mới khu nhà D, trong đó có các xưởng thực hành robot; xưởng cơ khí chính xác CAD/CAM/CNC; xưởng tự động hóa; phòng thí nghiệm vật lý – hóa học… với trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn.

Đối với khối ngành kinh tế, HOTEC đã xây dựng phòng thực hành DN ảo, giúp học viên, sinh viên có được môi trường học tập “như thật”, gắn với thực tiễn. Trong đào tạo, HOTEC liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước; ký ghi nhớ (MOU) với 78 DN để tổ chức thực hành, thực tập theo mô hình “đào tạo kép”. 5 năm qua, có trên 10.000 học viên, sinh viên các bậc học, ngành học tốt nghiệp ra trường; trên 90% người học có việc làm ổn định và đúng ngành nghề. 100% cán bộ quản lý, giảng viên đạt trình độ trên chuẩn.

Cũng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của DN, Trường Cao đẳng Nghề TPHCM đã bảo đảm đầu ra cho học viên, sinh viên. Chương trình đào tạo được trường xây dựng 70% thời lượng là thực hành nên ngay khi tốt nghiệp, sinh viên có thể “nhập cuộc” ngay vào môi trường DN, không phải đào tạo lại.

Trường được Bộ LĐTB-XH chọn là 1 trong 40 trường nghề trọng điểm được đầu tư thành trường chất lượng cao đến năm 2020. Nói về liên kết đào tạo quốc tế, ông Trần Kim Tuyền, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề TPHCM, phấn khởi cho biết, trường và Học viện Chisholm (Australia) vừa tổ chức trao bằng Cao đẳng cấp độ quốc tế của Australia cho 46 sinh viên. 100% sinh viên đạt trình độ tiếng Anh B1 theo quy định. Đặc biệt, trong tổng số 46 sinh viên tốt nghiệp đã có 23 sinh viên được các DN tuyển dụng trực tiếp ngay, số còn lại đang đợi DN bố trí việc làm.

QUANG HUY

Theo SGGP

Các trường tư mong Chính phủ quan tâm, hỗ trợ bằng cơ chế chứ không xin tiền

Theo thầy Nhĩ, dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.

Ngày 5/3, 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ...) đã có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng, các bộ, ban ngành về vấn đề hỗ trợ vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, nếu không sẽ họ sẽ bị phá sản vì không cân đối được thu chi.


Là đơn vị nhận được kiến nghị này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề.


Thầy Nhĩ nhấn mạnh: "Giáo dục ngoài công lập đã giúp giảm đáng kể áp lực lên ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, tuy nhiên tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, hơn 1 tháng qua các nhà trường đã phải đóng cửa trường, không thu học phí trong khi lương giáo viên, tiền mặt bằng vẫn trả...


Do đó, việc họ kêu gọi Chính phủ miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và mặt bằng cơ sở giáo dục, bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét giảm lãi suất cơ bản là hoàn toàn hợp lý".

Các trường tư mong Chính phủ quan tâm, hỗ trợ bằng cơ chế chứ không xin tiền - Hình 1

Theo thầy Nhĩ, dịch Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và khối trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Thùy Linh)

Ngoài ra, theo thầy Nhĩ, việc các trường khẩn thiết mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tính pháp lý của việc dạy và học trực tuyến cũng như kết quả các chương trình học trực tuyến (online) chính là nội dung mà Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất lâu nay.

Là một trong 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập kiến nghị gửi Thủ tướng, trao đổi với phóng viên của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long, mới thành lập năm 2019, hiện đang có 400 học sinh theo học, 82 giáo viên, nhân viên chia sẻ:

"Các trường ngoài công lập, đặc biệt là các trường mới thành lập, trường mầm non và các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục khác cũng đều đang gặp khó khăn, giống như các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu...


Họ cũng mong muốn có được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhà nước. Điều đó là bình thường. Đó là mong muốn chung, tuy nhiên cần có cách đặt vấn đề chuẩn xác và xử lý thông tin một cách đúng đắn hơn.


Nhưng họ không làm gì sai trái hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp gì cả. Họ cần được đối xử bình đẳng trong các chính sách với doanh nghiệp tư nhân, với các ngành nghề đang chịu nhiều tổn thất vì thảm họa chung này.


Đặc biệt, đây là lĩnh vực đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực bền vững".

Cũng theo cô Hoa: "Chính phủ cũng cần xem xét và hỗ trợ lĩnh vực giáo dục ngoài công lập ở mức độ hợp lý, bình đẳng với các lĩnh vực đầu tư khác: giảm thuế thu nhập, tăng thời gian miễn thuế trong giai đoạn đầu tư ban đầu, cho vay với lãi suất thấp để duy trì việc trả lương hợp lý cho giáo viên và đảm bảo cơ sở vật chất ổn định cho nhà trường.

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của một nhà trường, nhất là các trường phổ thông rất cần sự bền vững và ổn định.


Giáo viên cần được đảm bảo đời sống trong thời gian này để yên tâm làm việc khi quay trở lại trường".

Các trường tư mong Chính phủ quan tâm, hỗ trợ bằng cơ chế chứ không xin tiền - Hình 2

Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa, Chính phủ cũng cần xem xét và hỗ trợ lĩnh vực giáo dục ngoài công lập ở mức độ hợp lý, bình đẳng với các lĩnh vực đầu tư khác (Ảnh: Trường Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long)

Phóng viên đặt ra băn khoăn hiện nay của dư luận rằng, chẳng lẽ các trường ngoài công lập không có nguồn lực dự trữ phòng ngừa rủi ro gì hay sao mà mới có hai tháng không thu và phải trả lương giáo viên đã cần "giải cứu" bởi Nhà nước còn cần phải cứu những doanh nghiệp lớn hơn, có nhiều ảnh hưởng hơn thì cô Hoa cho rằng:


"Các doanh nghiệp lớn đương nhiên phải có nguồn lực dự trữ mà còn khó khăn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư giáo dục hay trường ngoài công lập cũng thế.

Tiền thuê đất, tiền xây trường, tiền trả lương giáo viên, đầu tư xây dựng chương trình, nâng cấp cơ sở hạ tầng trường học hằng năm...của trường ngoài công lập hiện tại chỉ có 2 nguồn: nguồn vốn của nhà đầu tư và nguồn thu từ học phí.


Như vậy, cũng như mọi doanh nghiệp khác, khi không có nguồn thu thì doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro rất cao. Mức độ rủi ro và những hệ lụy về mặt xã hội khi một trường học phải đóng cửa không kém gì bất kỳ một doanh nghiệp lớn nào.


Để vận hành tốt, nguồn nhân lực cần đầu tư của trường ngoài công lập khá lớn: 10 học sinh cần 1 giáo viên, tỷ lệ của các trường mới thành lập còn cao hơn: 5-6 học sinh phải có 1 giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy học và phục vụ.


Thời gian đầu tư ban đầu và chịu lỗ của các trường rất dài. Nên nguồn vốn có thể cạn kiệt là điều bình thường nếu đại dịch kéo dài 6 tháng.


Cần chú ý là các trường mong muốn được hỗ trợ lãi suất hợp lý như các doanh nghiệp khác chứ không phải đi xin tiền. Không nên làm sai lệch vấn đề. Đầu tư cho giáo dục cần được ưu tiên như mọi ngành mũi nhọn khác".

Khi giáo viên quay lại trường dạy học và dạy bù trong tháng 6 như quy định của Nhà nước thì nhà trường thanh toán đủ theo hợp đồng.Về vấn đề tiền lương, cô Hoa cho biết, trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Nhà trường gửi thông báo rõ ràng tới từng giáo viên. Trong tháng 2/2020 trả 70% lương theo hợp đồng vì giáo viên không đứng lớp trực tiếp.

Trong tháng 3, được nghỉ phép trước, giáo viên lĩnh lương trung bình tương tự như các giáo viên trường công lập (từ quỹ lương của trường). Cần đảm bảo duy trì đời sống bình thường cho giáo viên: đủ trả tiền nhà, tiền sinh hoạt phí cơ bản khác.

Nhìn nhận rõ vai trò của phụ huynh, phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa cho hay, trong điều kiện bình thường, trường ngoài công lập và các phụ huynh chọn trường ngoài công lập cho con thực sự đã có ý thức tự gánh vác trách nhiệm, chia sẻ gánh nặng ngân sách với Nhà nước rồi.


"Thời gian này phụ huynh nghỉ việc trông con cũng rất khó khăn về tài chính. Chúng tôi không thể đẩy rủi ro thêm cho phụ huynh. Nhà trường và thầy cô sẽ vượt qua những khó khăn này.


Nhưng chúng tôi cần sự bình đẳng về chính sách đối với giáo viên và học sinh, phụ huynh các trường ngoài công lập. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư giáo dục không phải để "giải cứu" các chủ trường, mà để hỗ trợ về tinh thần và vật chất (dù là rất ít) cho giáo viên, phụ huynh học sinh và tất cả các học sinh.


Chỉ cần sự hỗ trợ từ Chính phủ bằng 30-50% so với các học sinh và giáo viên của trường công là đã rất quý rồi", vị hiệu trưởng này nhấn mạnh.


Trước đó, nhận định của 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập thì hậu quả của dịch Covid-19 để lại cho khối giáo dục tư nhân là vô cùng tàn khốc.

"Theo khảo sát nhanh của chúng tôi, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát bị sụt giảm doanh số trên 50%, và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi".

Các trường cũng nhấn mạnh việc đóng cửa hàng loạt các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ gây hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với nền giáo dục Việt Nam. Với hệ giáo dục mầm non, hàng trăm cơ sở phá sản sẽ dẫn đến các cháu bé không có người trông nom, chăm sóc, cha mẹ bị ảnh hưởng công việc làm.

Với các trung tâm ngoại ngữ, trung bình chi phí đầu tư một cơ sở vừa phải sẽ tốn từ 2-5 tỉ đồng và sử dụng ít nhất là 30 lao động. Nếu chỉ cần 1.000 trung tâm ngoại ngữ đóng cửa thì hàng nghìn tỉ đồng sẽ bị mất trắng và hơn 30.000 lao động, trong đó có các thầy cô giáo, nhân viên, các bảo vệ, lao công, sẽ mất việc.

Khối trường phổ thông tư nhân cũng đang đối diện với áp lực tương tự. Chi phí đầu tư trung bình cho một trường tư chất lượng vừa phải (mức học phí 5-10 triệu/tháng), là khoảng 80-200 tỉ đồng. Trong đó phần lớn là tiền vay đối với các trường mới xây.

Các trường tư cũng chỉ có thể kéo dài thời gian xoay sở không quá 3 tháng (theo thời gian đóng tiền học trung bình của học sinh). Nếu bị phá sản hoặc mất thanh khoản, chỉ tính tại 200 trường phổ thông tư nhân quy mô vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì sẽ có hàng ngàn giáo viên mất việc, hàng ngàn tỉ tiền vay ngân hàng sẽ không được trả đúng hạn.

Đấy là chưa kể sẽ có hàng ngàn giáo viên nước ngoài tại các trung tâm tiếng Anh và trường tư sẽ mất việc, sau này muốn tuyển dụng họ trở lại sẽ tốn chi phí vô cùng lớn.

Theo bản kiến nghị của đại diện 150 trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện đang kiệt sức nghiêm trọng và dần mất tính thanh khoản do học sinh phải liên tiếp nghỉ học tránh dịch Covid-19. Trong gần ba tháng qua, những nhà đầu tư giáo dục tư nhân đã phải gồng mình chịu tất cả những hậu quả của dịch Covid.

"Các trường đang đứng trước một tương lai bất định, không biết khi nào trường, trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ được mở, học sinh được đi học. Nhưng tiền lương giáo viên, nhân viên vẫn phải cáng đáng, tiền vay ngân hàng vẫn phải trả, tiền thuê địa điểm vẫn phải thanh toán. Chúng tôi đã kiệt sức! Về tài chính, về năng lượng và cả ý chí!", nội dung bản kiến nghị viết.

Thùy Linh

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường vụ xe ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông, tìm kiếm người nghi mất tíchHiện trường vụ xe ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông, tìm kiếm người nghi mất tích
22:14:24 13/07/2025
'CSGT phát hiện bé gái bị bắt cóc giấu trong quan tài' là thông tin sai sự thật'CSGT phát hiện bé gái bị bắt cóc giấu trong quan tài' là thông tin sai sự thật
17:25:45 12/07/2025
Cảnh sát cứu 2 người đi xe máy rơi xuống vực sâu 30m ở Vườn quốc gia Ba VìCảnh sát cứu 2 người đi xe máy rơi xuống vực sâu 30m ở Vườn quốc gia Ba Vì
15:59:16 13/07/2025
Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịchTài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch
20:38:10 12/07/2025
Danh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạnDanh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạn
11:57:10 14/07/2025
Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Hai người tử vong, một mất tíchVụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Hai người tử vong, một mất tích
07:33:42 14/07/2025
Đầu xe tải bẹp dúm, cảnh sát cắt cửa cứu nạn nhânĐầu xe tải bẹp dúm, cảnh sát cắt cửa cứu nạn nhân
23:53:18 12/07/2025
Xác minh thông tin tài xế ô tô bị chặn đường, yêu cầu chuyển tiền trong đêmXác minh thông tin tài xế ô tô bị chặn đường, yêu cầu chuyển tiền trong đêm
09:23:46 13/07/2025

Tin đang nóng

Định ly hôn chồng đến với trai trẻ, tôi ê chề khi người tình nói một câuĐịnh ly hôn chồng đến với trai trẻ, tôi ê chề khi người tình nói một câu
11:09:51 14/07/2025
Mẹ bỉm nhận trợ cấp thai sản 285 triệu đồng, đọc bình luận càng choángMẹ bỉm nhận trợ cấp thai sản 285 triệu đồng, đọc bình luận càng choáng
15:23:29 14/07/2025
Hóng drama Pickleball Hà Nội: Thầy thu 300k/giờ, lịch kín cả tuần nhưng xem đánh không khác gì "newbie"?Hóng drama Pickleball Hà Nội: Thầy thu 300k/giờ, lịch kín cả tuần nhưng xem đánh không khác gì "newbie"?
11:20:56 14/07/2025
Ngân 98 - Lương Bằng Quang rục rịch tổ chức đám cưới?Ngân 98 - Lương Bằng Quang rục rịch tổ chức đám cưới?
13:20:03 14/07/2025
Nữ sinh tự thiêu ngay trong khuôn viên trường học vì bị trưởng khoa quấy rối tình dụcNữ sinh tự thiêu ngay trong khuôn viên trường học vì bị trưởng khoa quấy rối tình dục
11:25:45 14/07/2025
Công an Ninh Bình công bố đặc điểm nhận dạng đối tượng truy nã Nguyễn Việt AnhCông an Ninh Bình công bố đặc điểm nhận dạng đối tượng truy nã Nguyễn Việt Anh
11:54:17 14/07/2025
Ca sĩ Kiều Nga qua đời sau đột quỵCa sĩ Kiều Nga qua đời sau đột quỵ
14:27:29 14/07/2025
Tôi cưới vợ trẻ kém 30 tuổi, con trai phản đối rồi bất ngờ có hành động lạTôi cưới vợ trẻ kém 30 tuổi, con trai phản đối rồi bất ngờ có hành động lạ
10:58:18 14/07/2025

Tin mới nhất

Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

16:35:22 14/07/2025
Sau nhiều tiếng nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể người mất tích cuối cùng trong vụ ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông tại Nghệ An vào chiều 13/7.
Bánh xe container văng tử vong đại úy công an, trách nhiệm thuộc về ai?

Bánh xe container văng tử vong đại úy công an, trách nhiệm thuộc về ai?

16:28:19 14/07/2025
Theo luật sư, cần xác minh nguyên nhân vụ tai nạn có do lỗi của lái xe hay không và làm rõ việc phương tiện trước khi đưa vào vận hành đã đảm bảo an toàn hay chưa, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý.
Bệnh viện tại TPHCM tăng tốc chuẩn bị kê đơn thuốc điện tử

Bệnh viện tại TPHCM tăng tốc chuẩn bị kê đơn thuốc điện tử

16:17:29 14/07/2025
Để áp dụng đơn thuốc điện tử từ 1/10 theo yêu cầu của Bộ Y tế, các bệnh viện tại TPHCM đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, chuẩn bị cơ sở hạ tầng và nhân lực.
Người phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại cơ sở Meliza

Người phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại cơ sở Meliza

15:56:26 14/07/2025
Sau khi được trị liệu để loại bỏ chất làm đầy tại cơ sở Meliza ở Hải Phòng, chị N.T.T ngất xỉu, phải chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị bằng ECMO, chưa có chuyển biến tích cực.
Phát hiện 13 tấn chân gà được tẩy trắng bằng hóa chất ở kho đông lạnh

Phát hiện 13 tấn chân gà được tẩy trắng bằng hóa chất ở kho đông lạnh

15:22:26 14/07/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra và tạm giữ 13 tấn chân gà tại một kho đông lạnh ở phường Sầm Sơn do có sử dụng hóa chất để tẩy trắng.
Nam thanh niên ở Hà Nội tử vong khi rơi từ tầng cao chung cư

Nam thanh niên ở Hà Nội tử vong khi rơi từ tầng cao chung cư

11:06:38 14/07/2025
Khi nghe tiếng rầm , người dân tại khu chung cư cao cấp trên địa bàn phường Tây Mỗ (Hà Nội) chạy đến kiểm tra và bàng hoàng phát hiện một nam thanh niên đã tử vong.
Thâm nhập ổ bán chất gây nghiện: Bóng cười 'trốn' trong bar

Thâm nhập ổ bán chất gây nghiện: Bóng cười 'trốn' trong bar

08:21:12 14/07/2025
Dù đã đưa vào danh mục hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh, chứa chấp, sử dụng từ đầu năm 2025, bóng cười vẫn len lỏi vào tụ điểm ăn chơi về đêm trung tâm TP.HCM.
Đồng Nai: Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau va chạm với xe tải

Đồng Nai: Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau va chạm với xe tải

08:17:27 14/07/2025
Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ 45 phút cùng ngày, xe tải BS 48H-019.46 (chưa rõ người điều khiển), chạy trên quốc lộ 14, hướng từ TP.HCM đi tỉnh Lâm Đồng.
Sạt lở đất vùi lấp 2 ngôi nhà ở Lào Cai, 5 người thương vong

Sạt lở đất vùi lấp 2 ngôi nhà ở Lào Cai, 5 người thương vong

07:54:55 14/07/2025
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ sạt lở đất xảy ra tại xã Xuân Ái (tỉnh Lào Cai) khiến 2 người chết, 3 người bị thương.
Thu gom xác heo chết bốc mùi hôi thối, chính quyền gửi thư xin lỗi người dân

Thu gom xác heo chết bốc mùi hôi thối, chính quyền gửi thư xin lỗi người dân

07:52:57 14/07/2025
Trong quá trình thu gom, xử lý xác heo chết phát sinh mùi hôi thối, Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp (Gia Lai) đã viết thư xin lỗi người dân bị ảnh hưởng.
Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026

15:55:39 13/07/2025
Thủ tướng yêu cầu đến ngày 1/7/2026, không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 tại Hà Nội.
Hoa chuối được ngâm hóa chất 3 lần trước khi xuất bán ở TPHCM

Hoa chuối được ngâm hóa chất 3 lần trước khi xuất bán ở TPHCM

13:19:02 13/07/2025
Liên quan đến vụ 3 cơ sở kinh doanh chế biến hoa chuối ngâm hóa chất, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TPHCM đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Nữ nghệ sĩ Việt vừa đăng ảnh hôn phụ nữ: "Tôi chẳng thể lên xe hoa với một người chưa đủ để gọi là chồng"

Nữ nghệ sĩ Việt vừa đăng ảnh hôn phụ nữ: "Tôi chẳng thể lên xe hoa với một người chưa đủ để gọi là chồng"

Sao việt

17:05:24 14/07/2025
Tôi không thích gượng ép mình phải ăn một món mình không bao giờ thích, cũng như tôi chẳng thể lên xe hoa với một người chưa đủ để gọi là chồng
Các điểm đến vùng biển của tỉnh Lâm Đồng thu hút đông du khách

Các điểm đến vùng biển của tỉnh Lâm Đồng thu hút đông du khách

Du lịch

17:04:29 14/07/2025
Với lợi thế nằm trên tuyến đường du lịch biển (Phan Thiết - Mũi Né - Bàu Trắng - Cổ Thạch), điểm đến tháp Pô Sah Inư, trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Thủy, tỉnh Lâm Đồng (thuộc tỉnh Bình Thuận cũ), thu hút đông du khách vào dịp hè này...
Nga bác tin Tổng thống Putin đề nghị Iran chấp nhận không làm giàu urani

Nga bác tin Tổng thống Putin đề nghị Iran chấp nhận không làm giàu urani

Thế giới

16:45:38 14/07/2025
Các nước phương Tây và Israel nghi ngờ Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân. Đây là cáo buộc mà Iran bác bỏ và khẳng định quyền phát triển chương trình hạt nhân dân sự là không thể thương lượng.
Mặt trời lạnh - Tập 19: Mai Ly vẫn chưa 'cất mặt nạ' khi gặp Sơn Dương

Mặt trời lạnh - Tập 19: Mai Ly vẫn chưa 'cất mặt nạ' khi gặp Sơn Dương

Phim việt

16:40:42 14/07/2025
Dù bị phát hiện lừa dối Sơn Dương rất nhiều điều quan trọng nhưng khi Dương hỏi lý do thì Mai Ly vẫn tiếp tục dùng lời lẽ khéo léo cùng vẻ mặt đáng thương để đánh vào lòng trắc ẩn của thiếu gia họ Nguyễn.
Lái xe tông hàng xóm vì mâu thuẫn lối đi chung ở TPHCM

Lái xe tông hàng xóm vì mâu thuẫn lối đi chung ở TPHCM

Pháp luật

16:37:15 14/07/2025
Mâu thuẫn về lối đi chung, Dương Tấn Hậu đã dùng xe bán tải tông hàng xóm trọng thương. Với hành vi trên, người đàn ông này bị truy tố về tội giết người.
Làn sóng phẫn nộ cực điểm ở Trung Quốc nhắm đến rapper bị ghét nhất thế giới

Làn sóng phẫn nộ cực điểm ở Trung Quốc nhắm đến rapper bị ghét nhất thế giới

Nhạc quốc tế

16:35:40 14/07/2025
Tối 12/7, concert của Kanye West tại sân vận động Pudong ở Thượng Hải, Trung Quốc đã trở thành tâm điểm tranh cãi.
Quốc Việt là 1 trong 5 tiền đạo đáng kỳ vọng nhất ở giải U23 ĐNA 2025

Quốc Việt là 1 trong 5 tiền đạo đáng kỳ vọng nhất ở giải U23 ĐNA 2025

Sao thể thao

16:35:31 14/07/2025
Ngày 15/7, giải U23 Đông Nam Á 2025 sẽ chính thức khai màn tại Indonesia. 5 tiền đạo dưới đây được đánh giá sẽ để lại dấu ấn mạnh mẽ. Trong đó, tiền đạo Nguyễn Quốc Việt thiết lập kỷ lục lần thứ ba dự giải.
Vệ tinh gỗ "sống sót" 116 ngày, mở ra kỷ nguyên mới cho tàu vũ trụ

Vệ tinh gỗ "sống sót" 116 ngày, mở ra kỷ nguyên mới cho tàu vũ trụ

Lạ vui

16:15:52 14/07/2025
Giấc mơ về một kỷ nguyên không gian bền vững, nơi tàu vũ trụ được chế tạo từ vật liệu thân thiện với môi trường, đang dần trở thành hiện thực.
Những loại thảo mộc quen thuộc hỗ trợ giải độc gan

Những loại thảo mộc quen thuộc hỗ trợ giải độc gan

Sức khỏe

16:11:05 14/07/2025
Giải độc gan bằng thảo dược là một lựa chọn hỗ trợ hữu ích nhưng cần dùng đúng người, đúng liều và đúng thời điểm.
Quán hải sản "nóng bỏng" với dàn phục vụ nam cơ bắp vạm vỡ bất ngờ đóng cửa

Quán hải sản "nóng bỏng" với dàn phục vụ nam cơ bắp vạm vỡ bất ngờ đóng cửa

Netizen

16:02:16 14/07/2025
Quán hải sản được mệnh danh nóng bỏng nhất Bangkok ở Thái Lan bất ngờ tuyên bố sẽ đóng cửa vào cuối tháng 7 tới đây. Trước đó nơi này trở thành điểm đến hút khách, kể cả với du khách Việt Nam.
Học trò Mỹ Tâm đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế lớn nhất nhì 2025, netizen chúc "ra khơi" đại thắng

Học trò Mỹ Tâm đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế lớn nhất nhì 2025, netizen chúc "ra khơi" đại thắng

Nhạc việt

15:31:46 14/07/2025
Mới đây, MXH đang xôn xao trước thông tin Đức Phúc sẽ đại diện Việt Nam tham dự đấu trường âm nhạc quốc tế tầm cỡ có tên gọi là Intervision 2025.