Gỡ nút thắt tiêu thụ cho cam Hà Giang
Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hà Giang và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm cam nói riêng, tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống nhằm tiêu thụ cam trên địa bàn, các hợp tác xã cơ bản đã vận hành tốt gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử và việc tiêu thụ sản phẩm bước đầu đạt được kết quả tích cực.
Thông tin này được ông Hoàng Gia Long- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết tại Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang, niên vụ 2021-2022 do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức ngày 6/1 tại Hà Nội.
Phân loại cam vàng Hà Giang trước khi mang đi tiêu thụ. Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Tiêu thụ gặp khó
Theo ông Hoàng Gia Long, cam sành và cam vàng là 2 loại cây ăn quả chủ lực của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện: Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.
Niên vụ 2021-2022, tổng diện tích cam toàn tỉnh trên 8.000ha, diện tích cho thu hoạch là 7.400ha, sản lượng ước đạt 77.000 tấn; trong đó, sản lượng cam sành đạt trên 58.000 tấn và diện tích cam sành được cấp giấy chứng nhận VietGAP là 4.268ha.
Đang bước vào vụ thu hoạch cam Hà Giang, sản lượng cam đã được tiêu thụ là gần 5.000 tấn; trong đó 30% tiêu thụ trong tỉnh. Thế nhưng, khó khăn đặt ra là sản lượng cam của tỉnh lớn, đi liền với đó là dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến sức mua của thị trường được dự báo giảm, các phương tiện vận chuyển cam về các tỉnh, thành tiêu thụ gặp không ít khó khăn.
Ông Đặng Văn Phong, Giám đốc Hợp tác xã thương mại vật tư nông nghiệp xã Tiên Kiều (Bắc Quang) chia sẻ: Hợp tác xã có diện tích 315ha cam; trong đó cam sành 216 ha và đã được cấp chứng nhận VietGAP, chỉ dẫn địa lý. Ngoài ra, hợp tác xã còn tham gia các hội chợ, liên kết với các siêu thị để tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm.
Tuy những năm gần đây giá cam đạt 20.000 đồng/kg có cao hơn trước nhưng với cam VietGAP giá như vậy vẫn còn thấp và chưa phản ánh đúng giá trị sản phẩm.
Hơn nữa, việc tiêu thụ hiện nay chủ yếu qua thương lái, mối liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp tuy đã được hình thành nhưng lượng cam tiêu thụ vẫn còn khiêm tốn.
Theo ông Đỗ Văn Hưng, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nam Sơn (Quang Bình), dù hợp tác xã đã cố gắng tìm thị trường tiêu thụ nhưng sản lượng lên đến 200 tấn, trong khi đầu ra chưa ổn định nên quá trình tiêu thụ còn khó khăn, mức tiêu thụ ít.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Cường- Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nhấn mạnh: Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm cam ở Hà Giang cũng là khó khăn chung của các hợp tác xã hiện nay.
Chính vì vậy, Hội nghị nhằm thực hiện chương trình số 503/Ctr-LMHTXVN ngày 4/8/2021 của Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về kết nối cung – cầu, tiêu thụ hàng hóa do hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi cung ứng; nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Việc này nhằm hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng cam trên địa bàn tỉnh Hà Giang tiêu thụ cam niên vụ 2021 – 2022 trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Bắt tay hợp tác
Thống kê cho thấy, cả nước có trên 26.000 hợp tác xã, hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực; trong đó, có hơn 17.000 hợp tác xã nông nghiệp. Đáng lưu ý, nhiều hợp tác xã đã đẩy mạnh chế biến, liên kết với doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu; sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị cao và sản lượng có xu hướng tăng lên.
Điều này khẳng định, việc đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường là rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh hoạt động giao thương trực tiếp bị gián đoạn bởi COVID-19.
Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã trực tiếp tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tuyến giúp các hợp tác xã đạt được hiệu quả trong việc chinh phục thị trường nước ngoài.
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng: Hội nghị là cơ hội để các hợp tác xã, hộ nông dân trồng cam của tỉnh Hà Giang tiếp cận mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy liên kết, tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang đến thị trường cả nước.
Đây cũng là cơ hội để địa phương nhìn nhận thực trạng sản xuất, tiêu thụ cam trên địa bàn nhằm quy hoạch vùng trồng phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như tiềm năng của địa phương; qua đó có định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển bền vững cam Hà Giang.
Để bảo đảm giá trị sản phẩm và mở rộng đầu ra cho cam Hà Giang, việc đưa cam vào các siêu thị hay xuất khẩu là hướng đi quan trọng. Tuy nhiên, để làm được điều này thì còn rất nhiều việc phải làm.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Co.op mart Hà Nội cho hay: Để hàng vào được hệ thống siêu thị, hợp tác xã, hộ sản xuất phải bảo đảm đầy đủ các giấy tờ liên quan như chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chứng nhận vùng trồng, giấy đăng ký kinh doanh.
Dù cam sành là sản phẩm được tiêu thụ mạnh trong thời điểm này nhưng Hà Giang cần có kho lạnh ở Hà Nội để thuận lợi cho tiêu thụ cũng như bảo đảm độ tươi ngon của sản phẩm.
Theo bà Hà Thị Trà My- Trưởng Phòng cung ứng Trung tâm Logistics (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam), doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu khá cao về dư lượng thuốc, bảo quản, đóng gói nên việc hoàn thiện quy trình sản xuất là vô cùng cần thiết.
Thế nhưng, hầu hết người dân và hợp tác xã đều đang cố giữ cam trên cây đến khi nào thực hiện giao dịch mua bán mới hái cam. Điều này cần thay đổi và có kế hoạch thu hoạch khi cam chín vừa độ, sau đó bảo quản trong kho lạnh để gia tăng giá trị.
Bà Phạm Thị Bảo Anh, Giám đốc Công ty TNHH BaCo Việt Nam cũng nêu ý kiến: Các hợp tác xã nên tìm hiểu sở thích, khẩu vị của khách hàng từ đó có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ phù hợp hơn.
Đơn cử như nhiều khách hàng lại ưa dòng cam ngọt, nhưng có khách hàng lại thích cam mọng nước hay có những người chỉ muốn thu mua cam mà vỏ có nhiều tinh dầu để chế biến.
Đặc biệt, để đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, ngoài đóng gói, vận chuyển, các hợp tác xã cũng cần chú trọng đến việc xây dựng các combo, làm các video kể các câu chuyện sản xuất để tạo hiệu ứng truyền thông.
Ông Hoàng Gia Long khẳng định: Thời gian tới, Hà Giang sẽ tăng cường triển khai việc kiểm soát chất lượng cam, đảm bảo an toàn thực phẩm; phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, giá cả, để kịp thời dự báo, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và tiêu thụ cam tham khảo, quyết định.
Đặc biệt, Hà Giang sẽ tập trung hỗ trợ hợp tác xã, hộ trồng cam quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên kênh truyền thông và trên các sàn thương mại điện tử như sendo.vn, voso.vn, dacsanhagiang.vn; liên kết giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh với các cơ quan Trung ương về thông tin thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm cam.
Hội nghị đã thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang giữa 11 hợp tác xã sản xuất cam trên địa bàn tỉnh với 5 đơn vị xuất nhập khẩu và sàn thương mại điện tử.
Cụ thể, gồm Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Coop Mart), Tập đoàn Central Retail Việt Nam (Big C), Công ty cổ phần Siêu thị và Xuất nhập khẩu Thương mại Việt Nam, Công ty TNHH Mia Fruit, Công ty cổ phần Sản xuất và XNK Nông sản Thắng Lợi.
100.000 tấn cam tròn mọng, vàng ươm đã chín, Hà Giang, Hòa Bình mở gian hàng bán trên chợ "ảo"
Cam Hà Giang, cam Cao Phong (Hòa Bình) sẽ chính thức được bán trên một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam.Cam Cao Phong, cam Hà Giang lên sàn thương mại điện tử
Từ ngày 23/11 - 25/11/2021, cam Hà Giang, cam Cao Phong, những đặc sản ngon nổi tiếng ở miền Bắc sẽ chính thức được bán trên sàn thương mại điện tử Sendo.
Đây là chương trình hợp tác giữa sàn thương mại điện tử Sendo và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương.
Nổi tiếng khắp cả nước với vị ngọt đậm đặc trưng và màu vàng bắt mắt, đặc sản cam vàng Hà Giang và cam Cao Phong Hòa Bình luôn được khách hàng săn đón vào mỗi mùa cuối năm.
Cam sành Hà Giang có vỏ sần sùi, vò dày và cùi cũng màu vàng mang vẻ đẹp bên ngoài thô ráp. Tuy hình dáng quả cam có vỏ ngoài xấu mã nhưng khi quả chín cắt ra làm đôi có màu vàng đẹp, vị ngọt thơm, ngọt sắc nhưng thanh rất riêng.
Theo UBND tỉnh Hà Giang, niên vụ 2021-2022, toàn tỉnh có trên 7.760 ha cam cho thu hoạch với sản lượng khoảng 77.800 tấn, chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.
Trong khi đó, cam Cao Phong Hòa Bình đẹp mã, quả tròn căng, vỏ mịn màng và có vị thơm ngọt thanh thanh không thể trộn lẫn.
Theo một số người tiêu dùng quen thuộc ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, 02 loại cam này chất lượng thơm, ngon vượt xa nhiều loại cam nhập khẩu từ nước ngoài bán trên thị trường.
Tính đến tháng 6/2021, diện tích cây ăn quả có múi của toàn huyện Cao Phong là hơn 1.900 ha (giảm so với năm 2020 là hơn 2.800 ha), sản lượng dự kiến 22.000 tấn.
Người dân sẽ livestream trực tiếp tại vườn cam để giới thiệu cam Hà Giang, cam Cao Phong do chính tay mình trồng được trên ứng dụng Sendo và Facebook. Ảnh: moit.gov.vn.
Order trên sàn, 2 ngày có cam Cao Phong, cam Hà Giang
Ông Bùi Văn Dán - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cao Phong (Hòa Bình) chia sẻ: "So với các phương thức tiêu thụ truyền thống, kênh bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử không những mở thêm cơ hội mới cho các hộ nông dân Cao Phong có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, mà còn hỗ trợ tiêu thụ, tránh bị thương lái ép giá trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp".
Có một thực tế là việc tìm được hai loại đặc sản này với nguồn gốc và chất lượng đảm bảo không phải lúc nào cũng dễ dàng do trên thị trường xác định nguồn gốc sản phẩm còn nhiều bất cập.
Điều này dẫn đến hệ lụy người tiêu dùng không được thưởng thức đặc sản chính gốc, còn nông sản địa phương thì mất giá theo thời gian. Đưa cam lên bán ở sàn thương mại điện tử sẽ khắc phục được tình trạng này.
Đúng với mô hình từ vườn đến bàn ăn, cam đặt qua chương trình sẽ được thu hoạch trực tiếp tại vùng trồng ở huyện Bắc Quang (Hà Giang) và huyện Cao Phong (Hòa Bình) rồi vận chuyển đến tay người mua chỉ trong vòng 2 ngày.
Người tiêu dùng Hà Nội có thể tiếp tục trải nghiệm mô hình phân phối trái cây mới qua thương mại điện tử cũng như thanh toán trực tuyến qua ví điện tử.
Hoàn toàn tự tin nguồn gốc và chất lượng, chương trình sẽ tổ chức cho bà con nông dân trồng cam tại hai huyện Bắc Quang và Cao Phong được thực hiện các buổi livestream trực tiếp tại vườn cam để giới thiệu nông sản do chính tay mình trồng được trên ứng dụng Sendo và Facebook trong các ngày 23 và 25/11.
Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiêu thụ nông sản, cam bán trong chương trình sẽ có giá tốt hơn thị trường đến 30%.
Quảng Trị: Vai trò của HTX trong việc đưa nông sản "lên sàn" Hợp tác xã (HTX) không chỉ làm tốt vai trò "bà đỡ" cho nông dân trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, mà còn tạo sự cộng hưởng, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị hàng hóa, nông sản chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, việc hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc...