Gỡ khó quy định về lãi vay cho doanh nghiệp giao dịch liên kết
Câu chuyện về chống chuyển giá với giao dịch liên kết đặt ra nhiều thách thức với công tác quản lý thuế tại Việt Nam. Ông Nguyễn Việt Anh, Chuyên gia Thuế cao cấp của Ngân hàng Thế giới đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Việt Anh.
Cũng giống như các nước trên thế giới, hiện Việt Nam đang nỗ lực để chống chuyển giá với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước. Theo ông, đâu là thách thức đối với Việt Nam trong công tác này?
Một thách thức lớn đối với Việt Nam là việc quản lý thuế hiệu quả đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có hoạt động phức tạp. Có đến 12.000 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP và chiếm một phần lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Với việc Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hoạt động thương mại trong nội bộ các tập đoàn cũng như các giao dịch tài chính xuyên biên giới giữa các bên liên kết đã trở nên rất phổ biến. Điều này đặt ra những thách thức trong việc quản lý thuế của các tập đoàn và nảy sinh những rủi ro xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, số thuế tiềm năng đang mất đi do các hoạt động tránh thuế, lập kế hoạch thuế quá mức và chuyển giá là cực kỳ to lớn. Bên cạnh đó, từ quan điểm xây dựng một môi trường cạnh tranh và hấp dẫn các nhà đầu tư thì tính ổn định và phù hợp với các thực tiễn quốc tế, đặc biệt với các giao dịch xuyên biên giới là một nội dung quan trọng.
Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có thể nói là cơ sở pháp lý đầu tiên của Việt Nam để giúp cơ quan Thuế chống chuyển gia. Ông nhận định như thế nào về Nghị định này?
Việc ban hành Nghị định 20 với các quy định mạnh mẽ hơn về nghĩa vụ báo cáo đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết và áp dụng quy định hạn chế lãi vay đã củng cố các nội dung quan trọng của công tác quản lý giá chuyển nhượng. Đây là những nội dung phù hợp với thực tiễn quốc tế theo khuyến nghị của Khuôn khổ toàn diện thông qua chương trình Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển l ợi nhuận BEPS mà Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 100 từ năm 2017.
Chuyển lợi nhuận thông qua việc trả tiền lãi vay trên các khoản vay từ các bên liên kết là một lo ngại chủ yếu đối với các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này phản ánh vấn đề sử dụng việc vay nợ các bên liên kết nhằm chuyển lợi nhuận xuyên biên giới, đồng thời các nhà hoạch định chính sách cũng phải giải quyết vấn đề lãi vay quá mức trong việc tránh thuế hoàn toàn có tính chất nội địa. Trước khi ban hành Nghị định 20, Việt Nam chưa hề có một biện pháp hữu hiệu nào nhằm đối phó với hình thức chuyển lợi nhuận này.
Thời gian qua, đã có nhiều ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về những vướng mắc trong việc áp dụng quy định hạn chế lãi vay của Nghị định 20. Theo đó, quy định này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa trong việc huy động vốn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này và có gợi ý gì về giải pháp khắc phục?
Video đang HOT
Quy định hạn chế khấu trừ lãi vay ở mức 20% EBITDA đã gặp phải một số phản đối. Theo tôi, một số nội dung đặt ra là hợp lý. Ví dụ như, một số tập đoàn thực sự vay nợ nhiều và trả chi phí lãi vay cho bên thứ ba vượt mức 20% EBIDTDA. Các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức tập đoàn, công ty mẹ con và phát sinh việc cho vay trong nội bộ tập đoàn có thể thấy quy định này cứng nhắc vì chi phí lãi vay được tính trên cơ sở gộp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp và các dự án phát sinh lỗ trong những năm đầu nhưng tổng thể là có lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng tiêu cực vì họ không được khấu trừ chi phí lãi vay trong giai đoạn phát sinh lỗ.
Để giải quyết vấn đề này, có thể đưa ra quy định cho phép các doanh nghiệp được chuyển phần chi phí lãi vay chưa được khấu trừ vào các năm tiếp theo khi doanh nghiệp có khả năng khấu trừ, tương tự như quy định chuyển lỗ hiện nay. Chi phí lãi vay có thể tính trên cơ sở “thuần” để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cho vay trong nội bộ tập đoàn.
Đối với những doanh nghiệp thực sự vay nợ bên thứ ba nhiều, có thể cho phép người nộp thuế áp dụng “tỷ lệ tập đoàn” thay cho hạn chế theo EBITDA ở mức 20%. Theo đó, nếu tập đoàn có doanh nghiệp thành viên trả chi phí lãi vay cho bên không liên kết vượt trên mức 20% của EBITDA của tập đoàn, doanh nghiệp đó có thể áp dụng tỷ lệ cao hơn để xác định khoản chi phí lãi vay được phép khấu trừ trong việc tính toán nghĩa vụ thuế. Điều tốt là các giải pháp này phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tôi tin tưởng rằng nếu những thay đổi này được áp dụng sẽ giúp giải quyết những vướng mắc hợp lý của doanh nghiệp trong khi vẫn duy trì được bản chất của quy định hạn chế lãi vay trong việc giúp Việt Nam bảo vệ cơ sở thuế quan trọng của mình.
Xin cảm ơn ông!
Thuỳ Linh (ghi)
Theo haiquanonline.com.vn
Giao dịch dùng tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam
90% giao dịch tại Việt Nam sử dụng tiền mặt. Muốn thay đổi thói quen người dân, các chuyên gia cho rằng cần tăng tính trải nghiệm cho người dùng và bắt kịp xu hướng thế giới.
Thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ phổ cập dịch vụ ngân hàng - tài chính. Thực tế, vấn đề phát triển thanh toán điện tử hiện nay vẫn còn khá nhiều rào cản.
Chiều 16/10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc".
Nhận xét về hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), khẳng định TMĐT đang là điểm sáng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ phát triển từ 20-30% mỗi năm. Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh hàng năm.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương. Ảnh: Hải Minh/VGP.
Giao dịch dùng tiền mặt đang là vua
Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước 6 tháng đầu năm chỉ ra số lượng giao dịch không dùng tiền mặt là 30%, giá trị giao dịch không dùng tiền mặt dừng lại ở mức 18%.
"Các mảng không đồng đều trong giao dịch không dùng tiền mặt, chẳng hạn TMĐT hiện nay phổ biến vẫn sử dụng tiền mặt, tức khi hàng giao đến thì trả tiền mặt cho người giao hàng. Đó cũng là rào cản đáng kể cho chúng ta", ông Hải nói.
Đồng quan điểm, ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ số Viettel, nhận định tiền mặt đang được gọi là "vua" ở Việt Nam, 90% các giao dịch là tiền mặt.
Thêm nữa, hầu hết giá trị giao dịch và số lượng giao dịch tập trung vào một số loại hình đơn giản, cơ bản như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền điện thoại, thanh toán tiền điện, nước, tiền truyền hình.
Ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ số Viettel. Ảnh: Hải Minh/VGP.
Ông Kiên đánh giá việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là có tiềm năng khi trên thị trường đang phát triển hàng trăm công ty fintech là hàng chục công ty thanh toán. Tuy nhiên, cần tập trung phát triển tính năng, ứng dụng dành cho người sử dụng.
Trước đó, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 diễn ra mới đây, ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng giao dịch tiền mặt còn nhiều hạn chế, không phù hợp trong sự phát triển TMĐT trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tăng trải nghiệm người dùng để thay đổi thói quen dùng tiền mặt
Trước câu hỏi làm thế nào để thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân, ông Đặng Hoàng Hải cho rằng cần tạo ra trải nghiệm cho người dân thấy được việc thanh toán không tiền mặt bảo vệ lợi ích, đặc biệt là bảo đảm sự an toàn cho người dân.
Bên cạnh đó, kết hợp với tuyên truyền để có thể chuyển đổi tỷ lệ giữa thanh toán khi giao hàng sang thanh toán điện tử.
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch, Tổng Thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), nhìn nhận Việt Nam cần bắt kịp xu hướng của toàn cầu.
Ông Tuấn chia sẻ không chỉ ở Việt Nam mà quốc tế cũng chịu ảnh hưởng bởi những công nghệ mới, những thay đổi mới. Xu hướng trên thế giới là có rất nhiều dạng ngân hàng: ngân hàng điện tử, các đơn vị trung gian thanh toán, có những đơn vị không phải ngân hàng cũng đứng ra thực hiện nhiệm vụ ngân hàng.
"Điều đó làm cho độ phổ biến của thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng hoặc qua các phương tiện khác trở nên cực kỳ dồi dào và phát triển. Đây không chỉ là quyết định của một cá nhân, một công ty mà là xu hướng toàn cầu. Vì vậy chúng ta phải xem xét làm thế nào để bắt kịp xu hướng đó, bởi cuộc chơi thanh toán không chỉ dừng ở trong biên giới quốc gia mà là quốc tế", ông Tuấn nói.
Ông Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch, Tổng Thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI). Ảnh: Hải Minh/VGP.
Tổng Thư kí VAFI cũng nhấn mạnh nếu Việt Nam muốn phát triển, đủ khả năng cạnh tranh thì phải chơi cuộc chơi theo quy luật quốc tế.
Về xu hướng đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt nào trong thời gian tới, ông Tuấn khẳng định chưa thể xác định đâu là lĩnh vực phát triển nhất, lĩnh vực nào nhiều doanh thu nhất.
Theo một báo cáo mới đây, hiện tại có 154 công ty hoạt động về fintech ở Việt Nam, chủ yếu là mảng thanh toán điện tử, sau đó là lĩnh vực cho vay và có 22 công ty trong lĩnh vực tiền mã hóa và các khoản nợ thanh toán.
"Số lượng chưa phải là quá nhiều nhưng dư địa còn lại là rất lớn và nhiều tiềm năng như cho vay ngang hàng P2P, huy động vốn từ các cộng đồng lớn qua mạng Internet, qua các kênh khác nhau là ngân hàng điện tử, ngân hàng mã hóa...", ông Phùng Anh Tuấn nhận định.
Theo News.zing.vn
Khối ngoại mua ròng, VN-Index giảm gần 5 điểm Phiên giao dịch ngày 17-10, áp lực bán mạnh cuối phiên đã kéo nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, SAB, NVL, MSN, FPT, HVN giảm sâu; trong khi đó, VCS là nhân tố chính giúp HNX-Index duy trì được sắc xanh nhẹ. VN-Index giảm 4,64 điểm, xuống 989,82 điểm; HNX-Index tăng 0,14 điểm (0,13%) lên 106,07 điểm. Thanh khoản thị trường...