Gỡ khó cho công tác hòa giải
Đây là nội dung đáng chú ý của kết quả nghiên cứu “Hòa giải ở cơ sở: Kinh nghiệm từ một số địa bàn thực hiện dự án của Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF)” do Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam phối hợp với Ban thư ký Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp công bố ngày 8/7 tại Hà Nội.
Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong giải quyết bất đồng, vướng mắc nhỏ tại cộng đồng.
Đánh giá về việc triển khai Luật hòa giải cơ sở, bà Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam cho biết, hòa giải ở cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, là bước đầu giải quyết bất đồng và vi phạm pháp luật ngay tại cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế triển khai hòa giải cơ sở cũng còn nhiều vướng mắc và khó khăn.
Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam phối hợp với Ban thư ký Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp đã tiến hành khảo sát tại 12 xã thuộc 6 huyện của tỉnh/thành phố Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Bình và Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhiều vấn đề trong quá trình triển khai Luật Hòa giải cơ sở.
Đơn cử như tiến trình bầu hòa giải viên và tổ trưởng tổ hòa giải theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ bản đảm bảo tính dân chủ (qua bầu cử), nhưng trên thực tế lại không được thực hiện có hiệu quả. Thành viên của tổ hòa giải cơ sở phần lớn được cử từ các đoàn thể chính trị xã hội, thiếu sự tham gia từ cộng đồng. Năng lực hạn chế của tổ hòa giải cấp cơ sở cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hòa giải. Có tới 46,7% cán bộ hòa giải cơ sở được khảo sát chưa nắm được nguyên tắc hòa giải và 42,3% cán bộ hòa giải cơ sở chưa nắm được phạm vi hòa giải.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do các hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực quá ngắn, thường chỉ 1 ngày và chưa bao phủ hết cán bộ hòa giải cơ sở. Phương pháp tập huấn 1 chiều, giảng viên chủ yếu là đọc lại các quy định của pháp luật tại hội trường cho hàng trăm người tham gia. Đáng chú ý việc nắm bắt và hiểu về bản chất của hòa giải cơ sở của nhiều cán bộ còn khá khiêm tốn.
Video đang HOT
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, gần 100.000 tổ hòa giải đã được thành lập tại hầu hết các đơn vị cơ sở trên cả nước với hơn 600.000 hòa giải viên thuộc tất cả các thành phần dân cư.
Kết quả sau 6 năm thi hành Luật đã thực hiện hòa giải 870.000 vụ việc, trong đó tỉ lệ hòa giải thành đạt trên 80% …Tuy nhiên tại một số địa phương, công tác hòa giải ở cơ sở còn chưa phát huy hiệu quả, đòi hỏi cần có giải pháp để phát huy hơn nữa công tác hòa giải, qua đó một mặt giữ được sự yên bình trong đời sống nhân dân, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật; mặt khác giảm thiểu việc đưa vụ việc tranh chấp trong cộng đồng dân cư ra giải quyết tại cơ quan hành chính Nhà nước hoặc phải thụ lý, giải quyết tại Tòa án.
Thực hiện hòa giải cơ sở trên thực tế cần được tiến hành một cách tự nhiên, khéo léo trên cơ sở “thấu tình, đạt lý” cho các bên. Tuy nhiên, Luật và các văn bản hướng dẫn lại quy định trình tự thực hiện khá cứng nhắc, dẫn đến nhiều người có tranh chấp, bất đồng nhưng không báo cáo sự việc và không muốn thực hiện hòa giải cơ sở.
“Hòa giải cơ sở là cơ hội cho tất cả người dân, bao gồm cả nhóm yếu thế được tiếp cận bình đẳng về pháp luật. Nếu được thực hiện tốt và thực hiện đúng nguyên tắc thì hòa giải cơ sở sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế. Tuy nhiên do những bất bất cập về hướng dẫn nên việc hòa giải đã không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Thậm chí có nhiều vụ việc vô tình dẫn tới những bất lợi cho nhóm yếu thế”, đại diện trung tâm Kiến thức Bản địa và Phát triển CIRD, triển khai sáng kiến của quỹ JIFF tại Quảng Bình cho biết.
Để có thể gỡ vướng tạo điều kiện để hòa giải cơ sở đạt hiệu quả, ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam cũng cho rằng, hòa giải cơ sở thực chất là hoạt động của cộng đồng và là hoạt động mang tính tự quản, tự giải quyết các bất đồng nhỏ trong dân cư, là tiền đề cho việc mở rộng sự tham gia của công dân và của cộng đồng vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Do vậy sự tham gia đa dạng của các lực lượng xã hội có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hòa giải tại cơ sở.
Bộ GTVT đề xuất lấy ngân sách hỗ trợ BOT đặc thù
Bộ GTVT đưa ra giải pháp lấy ngân sách để hỗ trợ, thanh toán cho nhà đầu tư ở một số dự án BOT đặc thù.
Ngày 3/7/2020, Bộ GTVT có dự thảo báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và giám sát hoạt động chất vấn đối với lĩnh vực giao thông.
Theo Bộ GTVT, hiện có 4 dự án BOT là Bỉm Sơn (Thanh Hóa), trạm trên QL3 đường Thái Nguyên - Chợ Mới, trạm La Sơn - Túy Loan và trạm T2 hoàn vốn cho dự án BOT QL91, 91B vẫn chưa thể xử lý do tính chất đặc thù.
Cụ thể, trạm Bỉm Sơn (thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh phía tây TP Thanh Hóa) do nằm ngoài phạm vi dự án, nếu tiếp tục thu phí để hoàn vốn sẽ phát sinh nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Thanh Hóa và nhà đầu tư nghiên cứu phương án di dời trạm về tuyến tránh phía tây để hoàn vốn.
Tuy nhiên, nếu di dời về đây sẽ có ba tuyến song hành gồm quốc lộ 1 qua TP Thanh Hóa, tuyến tránh phía đông và tuyến tránh phía tây nên không thể bảo đảm hoàn vốn cho dự án. Do vậy, dự kiến sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư.
Trạm BOT T2 nằm trên QL91 hiện vẫn chưa thể thu phí.
Trạm BOT trên QL3 đường Thái Nguyên - Chợ Mới, Bộ GTVT và tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất về phương án giảm giá.
Tuy nhiên, theo ý kiến của tỉnh Thái Nguyên, còn một bộ phận người dân chưa đồng tình, thường xuyên tụ tập phản đối tại trạm thu phí, yêu cầu dỡ bỏ trạm thu phí.
Đối với trạm thu phí La Sơn - Túy Loan, Bộ GTVT cho biết hiện Bộ Tài chính đã đề xuất với Thủ tướng phương án không sử dụng trạm thu phí La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn, bổ sung vốn Nhà nước nhằm hỗ trợ nhà đầu tư.
Tuy nhiên, quan điểm Bộ GTVT, Bộ Tư pháp thì cơ chế thu phí trạm La Sơn - Túy Loan không chịu tác động của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nên vẫn có thể xem xét tiếp tục cho thu phí.
Theo Bộ GTVT, các trạm trên chưa được thu phí, gây sụt giảm doanh thu. Việc này không khắc phục sớm sẽ phá vỡ phương án tài chính, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến chính sách điều hành tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư, tạo áp lực về ngân sách nhà nước trong các giai đoạn tiếp theo...
Vì vậy, Bộ GTVT đưa ra giải pháp nếu không thể thu phí ở trạm Bỉm Sơn (Thanh Hóa), trạm trên QL3 đường Thái Nguyên - Chợ Mới, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ bố trí ngân sách nhà nước để hỗ trợ, thanh toán cho nhà đầu tư.
Đối với trạm T2, Bộ đã thống nhất với địa phương dừng thu phí, dùng ngân sách nhà nước bố trí cho dự án. Còn trạm La Sơn - Túy Loan có thể xem xét tiến hành thu phí trở lại.
Thêm 6 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm Từ hôm nay - 1/7, người dân có thể ngồi nhà nộp phạt trực tuyến nếu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện và dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính..., giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm. Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ...