Gỡ điểm nghẽn hạ tầng giao thông Đồng Nai, BĐS Đông Nam Bộ bứt phá
Đồng Nai – “bản lề chiến lược” giữa các tỉnh Đông Nam bộ năng động – đang đứng trước thời khắc lịch sử của những thay đổi lớn, bắt đầu từ hạ tầng giao thông.
Theo đó, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng ở Đồng Nai có nhiều cơ hội bứt phá.
Khơi thông dòng chảy
Khu vực Đông Nam bộ chỉ có 6 tỉnh, thành phố nhưng chiếm 34% GDP toàn quốc và là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước. Đây là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế rất mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn. Tuy nhiên hạ tầng giao thông trước đây chưa được đầu tư xứng tầm với sự phát triển kinh tế. Theo các nhà khoa học và giới trong ngành, quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ sẽ khơi thông được dòng chảy lớn nếu phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, và kết nối nhuần nhuyễn hơn với “ nhạc trưởng” vùng là TP.HCM.
Trong đà khơi thông dòng chảy đó, Đồng Nai được ví như là “bản lề chiến lược” giữa các tỉnh trong khu vực, là cửa ngõ phía đông TP.HCM nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn vùng Đông Nam Bộ qua các tuyến giao thông huyết mạch cũng như các tuyến đường thủy nội địa trên sông Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu và sông Thị Vải…
Chính phủ và địa phương đều đánh giá cao vai trò kết nối đó nên nguồn lực dành cho hạ tầng giao thông thời gian qua trên địa bàn là rất lớn, gồm nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và xã hội hóa, đặc biệt là đầu tư cho giao thông đường bộ. Các tuyến đường huyết mạch quốc gia đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng như quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 20, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và một số công trình trọng điểm khác như cầu Đồng Nai, cầu Hóa An, hầm chui Tam Hiệp, đường Võ Nguyên Giáp, nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu… đã làm cho bộ mặt hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh thay đổi nhanh chóng.
Hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ đã tạo động lực cho Đồng Nai phát triển bứt phá.
Hiện một loạt các dự án đường cao tốc đang được thực hiện và chuẩn bị đầu tư như cao tốc Bến Lức – Long Thành, Tân Vạn – Nhơn Trạch, Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Liên Khương… Đặc biệt là Sân bay quốc tế Long Thành được chỉ đạo sẽ bàn giao mặt bằng trong tháng 10 tới để sớm triển khai.
Ở một hướng kết nối khác, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã duyệt phương án xây dựng tuyến Hương lộ 2 với điểm đầu giao quốc lộ 51 (P. An Hòa, TP. Biên Hòa) và điểm cuối là huyện Nhơn Trạch để kết nối vào đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây. Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đang tiến hành giải phóng mặt bằng làm đoạn 1 tuyến Hương lộ 2 với chiều dài khoảng 2 km với tổng vốn đầu tư gần 783 tỉ đồng. Đoạn thi công ban đầu của tuyến này sẽ đi qua các khu kinh tế mở Long Hưng, khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City và các dự án nhà ở, thương mại…
Cũng trên tuyến Hương lộ 2, Đồng Nai đã duyệt phương án đầu tư xây dựng mới cầu Vàm Cái Sứt với chiều dài gần 650 m, tổng mức đầu tư trên 387 tỉ đồng. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc xây dựng cây cầu này sẽ giúp phát triển kinh tế – xã hội ven sông Đồng Nai, đồng thời giảm được lưu lượng xe đi trên quốc lộ 51 và cả cao tốc TP.HCM- Long Thành – Dầu Giây.
Bản đồ kết nối tuyến giao thông huyết mạch Hương Lộ 2.
Lãnh đạo tỉnh cũng như giới trong ngành đều cho rằng, những động thái này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, có thể tạo ra những bước tiến rất đột phá.
Sức nóng từ thị trường
Thực tiễn cho thấy, ảnh hưởng của hạ tầng giao thông tác động đến phát triển kinh tế là rất lớn. Tính toán của nhóm chuyên gia Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho thấy, nếu chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam tăng ở mức 10% thì thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên đầu người tăng 24%, tương tự mức thu nhập đầu người cũng sẽ tăng 23%. Riêng Đồng Nai, các đại dự án mang tầm quốc gia cộng với các dự án địa phương đang thực hiện đủ tạo ra sự phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương và cả khu vực.
Trong bối cảnh chung đó, thị trường bất động sản Đồng Nai đương nhiên hưởng lợi lớn và nhanh từ sự phát triển và kết nối này. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia bất động sản thì sau khu Nam và khu Đông, thị trường khu vực giáp ranh TP.HCM như Đồng Nai đang ngày càng hấp dẫn nhờ những định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Bất động sản sinh thái tại các đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM ngày càng hấp dẫn giới đầu tư và cả khách hàng có nhu cầu ở thực.
Video đang HOT
Khảo sát thực tế tại khu vực Biên Hoà và các vùng lân cận cho thấy thị trường BĐS khu vực này tăng đều thời gian qua, cả về lượng giao dịch lẫn mức giá mua bán thành công. Đặc biệt, các sản phẩm nhà liền thổ, nhà phố, biệt thự sinh thái tại những khu vực được quy hoạch của các nhà phát triển dự án lớn đang có giá cao hơn mặt bằng chung song lại nhận được sự quan tâm cao hơn từ giới đầu tư và khách hàng. Giới đầu tư cho rằng mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư lớn hiện còn khá hấp dẫn do vẫn còn cơ hội tăng, đặc biệt khi dự án đang thành hình cùng đà hoàn thiện của hạ tầng toàn khu vực.
Một trong những đích ngắm đang nổi lên tại đây hiện nay, có thể kể đến Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City nằm ở phía Nam Biên Hòa. Dự án tọa lạc ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2 nối từ quốc lộ 51 vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Dự án nằm trong bán kính chỉ 5-7km đến sân Golf Long Thành, khu du lịch quốc tế Sơn Tiên, bệnh viện quốc tế Shing Mark…
Khi các dự án hạ tầng hoàn thiện, từ dự án chỉ mất khoảng 20 phut đên trung tâm TP.HCM hay san bay Quôc tê Long Thanh.
Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City quy mô gần 1.000ha nằm tại vị trí kết nối chiến lược ở phía Đông TP.HCM.
Aqua City được quy hoạch theo mô hình đô thị sinh thái thông minh, 70% diện tích dành cho cảnh quan xanh, hạ tầng giao thông và các tiện ích nội khu hiện đại, đẳng cấp như trường học, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế, tổ hợp thể thao giải trí đa năng, bến du thuyền, công viên ven sông, quảng trường công cộng, khu cắm trại. Gần như mọi nhu cầu cho một cuộc sống chất lượng, tiên nghi, giàu trải nghiệm của cư dân nơi đây sẽ được đáp ứng trong tầm tay.
Cận cảnh khu đất hơn 1,8 nghìn ha đang thu hồi làm sân bay Long Thành
Dự án bay quốc tế Long Thành sẽ phải thu hồi đất của 5.283 hộ với 15.716 thửa đất và 26 cơ quan tổ chức, diện tích đất thu hồi hơn 5.364 ha. Tỉnh Đồng Nai phải khẩn trương triển khai công tác xây dựng các khu tái định cư, xây dựng hạ tầng và giải phóng mặt bằng 1.810ha để có thể bàn giao mặt bằng khu vực này cho chủ đầu tư khởi công xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong năm 2021.
Theo quy hoạch, dự án sân bay quốc tế Long Thành được xây trên diện tích hơn 5.300ha, là cảng hàng không đạt cấp 4F, có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn năm 2050. Tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng.
UBND huyện Long Thành cho biết, đến thời điểm hiện tại, cơ bản các hộ dân đã đồng thuận chủ trương, địa phương đã kiểm đếm và áp giá bồi thường.
Trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành có khoảng 630ha đất thuộc quyền sử dụng của 1.007 hộ gia đình, cá nhân. Phần diện tích còn lại là đất của Tổng công ty Cao su Đồng Nai.
Quá trình kiểm kê giai đoạn 1 đã xác định được diện tích đất của 1.145 hộ gia đình, cá nhân là 630ha. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 138 hộ với khoảng 88ha đất chưa xác định được nguồn gốc.
Khu vực giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 với 3.190ha thì có khoảng 4.378 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích là hơn 2.436ha. Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai mới hoàn thành công tác kiểm kê của 495 hộ với 404ha.
Đối với phần diện tích còn lại 2.032ha, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục công tác kiểm kê xác định nguồn gốc để hoàn thành phê duyệt bồi thường trong năm 2020, dự kiến bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý 2/2021.
Tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay đã hoàn thành kiểm đếm và cam kết sẽ bàn giao mặt bằng vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, hiện có nhiều thửa đất vắng chủ, không xác định chủ sở hữu đất để lập hồ sơ kiểm đếm, đền bù.
Khó khăn lớn nhất mà tỉnh Đồng Nai đang gặp phải trong công tác giải phóng mặt bằng là không liên hệ được với những chủ sử dụng đất dù đã đăng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất vắng chủ là do dự án được quy hoạch kéo dài đến nay đã hơn 20 năm. Trong thời gian này, nhiều hộ dân không thể chờ được đến khi dự án triển khai nên đã chuyển đến nơi khác sinh sống.
Có trường hợp sang nhượng, bán đất bằng giấy tay hoặc tìm cách lách luật bán dưới hình thức ủy quyền. Số hộ khác không đồng ý với hồ sơ kỹ thuật do giảm diện tích nên gây khó khăn trong việc xác định chính xác chủ sử dụng đất.
Nằm ngoài ranh quy hoạch sân bay Long Thành, giá đất đang được đẩy lên cao ngất ngưởng, trung bình giá từ 1,8-2,5 tỷ đồng/1.000m2.
Theo kế hoạch, việc chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân thuộc khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng ở khu vực 1.800ha dự án sân bay Long Thành sẽ được chia làm 3 đợt và sẽ hoàn thành trong tháng 6/2020.
Đợt chi trả đầu tiên đã thực hiện từ ngày 18/5. Có 17 hộ dân nằm trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng giai đoạn 1, rộng 1.800ha được chi trả với tổng số tiền gần 70 tỷ đồng.
Việc xác định giá đất làm căn cứ bồi thường tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành được UBND tỉnh Đồng Nai chia làm 2 khu vực, gồm phần diện tích trước đây thuộc ranh giới các xã Suối Trầu, Cầm Đường, Bàu Cạn rộng 1.737ha và phần ranh giới các xã Long An, Long Phước, Bình Sơn rộng 1.290ha. Theo đó, đơn giá bồi thường giao động từ 161.000 đồng/m2 đến 5.106.000 đồng/m2, tùy vị trí và loại đất bị thu hồi.
Xung quanh sân bay Long Thành nhan nhản bảng nhận ký gửi, giới thiệu nhà đất.
Trong khi đó, người dân sống trong vùng quy hoạch sân bay Long Thành lại khá lo lắng về kế sinh nhai sau khi dời đến nơi ở mới.
Phải giải ngân hết 23.000 tỷ đồng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện sớm công tác giải phóng mặt bằng dự án sân bay quốc tế Long Thành. UBND tỉnh Đồng Nai giải ngân hết số vốn 23.000 tỷ đồng theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo trên của Thủ tướng vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo bằng văn bản đến UBND tỉnh Đồng Nai, sau khi Thủ tướng xem báo cáo của UBND tỉnh này về việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Dự án xây dựng sân bay Long Thành được Chính phủ giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư bước lập dự án. Còn dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án sân bay Long Thành do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.
Cường Thuận Idico (CTI): Lấn sân đầu tư bất động sản khu công nghiệp CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận Idico (CTI - sàn HOSE) cho biết, mảng khai thác đá là trọng tâm phát triển của CTI trong giai đoạn 2019-2021 với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng trên 35%/năm. Cường Thuận Idico tận dụng lợi thế thị trường vật liệu xây dựng khi các mỏ Tân Đông HIệp và Núi Nhỏ dừng khai thác...