Gõ cửa lợi nhuận mang tên thị trường căn hộ cho thuê
Đầu tư cho thuê căn hộ luôn minh chứng sức sống bền vững, mang đến thu nhập ổn định, lâu dài cho chủ sở hữu. Chọn đúng thị trường, điểm mặt đúng dự án sẽ giúp hầu bao của khách đầu tư luôn đầy đặn.
Bình Dương: Giá cho thuê bình quân 15 triệu/tháng, thị trường luôn “khát” nguồn cung
Bình Dương đang tạo nên sóng ngầm trong phân khúc căn hộ cho thuê với tỉ suất lợi nhuận đạt từ 7 – 14%, cao hơn một số khu vực tại TP.HCM cũng như một số kênh đầu tư khác. Theo khảo sát thực tế, mức giá cho thuê tại khu vực TP. Thuận An trung bình dao động từ 10 – 15 triệu. Một số dự án cao cấp hoặc diện tích căn hộ lớn, mức cho thuê lên đến 20 triệu. Đây được xem là mức cao nhất thị trường căn hộ Bình Dương trong vòng 3 năm qua. Theo dự báo, mức giá này sẽ còn tiếp tục tăng khi nguồn cầu ngày càng “ nóng” trong khi nguồn cung chưa kịp đáp ứng.
Thị trường căn hộ cho thuê Bình Dương – Mảnh đất màu mỡ cho giới đầu tư
Theo nhiều thống kê, Bình Dương luôn đứng trong top 3 các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội. Từ đầu năm 2020, thủ phủ công nghiệp đã thu hút thêm 853 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của 59 dự án đầu tư mới và 53 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh có 3.852 dự án với tổng vốn đăng ký gần 35 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đây cũng là tỉnh đón lượng nhập cư nhiều nhất từ các tỉnh thành khác, được xem là vùng lõi lao động của cả nước. Đặc biệt sau Covid-19, Bình Dương đang đứng trước cơ hội bứt phá nhờ xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới. Cả tỉnh hiện có 45.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và gần một triệu công nhân kỹ thuật cao, kỹ sư trong nước. Mỗi năm, Bình Dương cần thêm nguồn lực từ 300.000 – 400.000 nhân sự cấp cao. Đây chính là mãi lực khiến Bình Dương trở thành “miền đất hứa” của giới đầu tư căn hộ cho thuê.
Video đang HOT
Nguồn cung khổng lồ nhưng hiện thị trường khu vực này đang khan hiếm về nguồn cầu. Theo thống kê, năm 2019, có 12 dự án đổ bộ. Trong năm 2020, có hơn 8.000 sản phẩm được công bố ra thị trường. Như vậy có thể thấy, 2 năm tới đây, nhu cầu sở hữu, thuê căn hộ sẽ bùng nổ rất lớn tại Bình Dương.
Nguồn cầu khổng lồ nhưng nguồn cung căn hộ cho thuê luôn khan hiếm tại Bình Dương
Chọn đúng dự án để cộng hưởng lợi nhuận
Theo các chuyên gia địa ốc, để an toàn và đạt hiệu quả cao nhất trong phân khúc căn hộ cho thuê, khách đầu tư cần phải xem xét tổng quan các yếu tố như: chất lượng đầu tư dự án, tính đặc trưng và khan hiếm của sản phẩm, pháp lý, giá sở hữu ban đầu và độ linh hoạt của phương thức thanh toán.
Bà Hà Thị Thu Thủy – P.TGĐ Lyn Property, đơn vị phát triển dự án Anderson Park tại Bình Dương cho biết: “Hướng đến một bộ phận lớn khách hàng là nhà đầu tư, Lyn Property ngoài việc chọn đúng địa điểm nhằm tạo thanh khoản cao, còn nghiên cứu “đóng gói” sản phẩm phù hợp nhất để mang lại hiệu quả đầu tư cho khách hàng”.
Cụ thể, Anderson Park thuộc quần thể đô thị có quy mô lên đến hơn 50.000 m2 – được xem là lớn bậc nhất khu vực Bình Dương thời điểm hiện tại. Giai đoạn 1 sẽ triển khai 4 block, dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 2.400 căn hộ. Điểm đáng nói, Anderson Park không phải những tòa căn hộ rời rạc mà là một khu đô thị tiện nghi khép kín trong lòng “đô thị thông minh” Bình Dương.
Mô hình đô thị trong thành phố đang trở thành xu hướng thịnh hành tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh. Mô hình này cung cấp nơi an cư, làm việc cùng chuỗi tiện ích dịch vụ, mua sắm, giải trí liên hoàn, đầy đủ cho cư dân sinh sống. Đặc biệt còn phù hợp với giới chuyên gia nước ngoài – đối tượng khách hàng rất khắt khe về nhu cầu sống hiện đại, cao cấp.
Theo đơn vị phát triển, hiện dự án có giá trung bình từ 1,2 – 1,6 tỷ. Khách đầu tư chỉ cần sở hữu vốn tự có ban đầu khoảng 350 triệu, thanh toán mỗi tháng 1.5% (15 – 17 triệu) cho đến khi nhận nhà. Với tiềm năng cho thuê căn hộ hiện nay tại Bình Dương, chủ sở hữu sẽ không phải lo về giá thuê hay tỷ suất lấp đầy.
Ngoài ra, Lyn Property còn liên kết với ngân hàng Vietcombank tạo đòn bẩy tài chính để khách hàng có nhiều chọn lựa. Cụ thể, Vietcombank sẽ hỗ trợ vay lên đến 70% giá trị, ân hạn và miễn phí lãi suất trong 24 tháng. Với phương án này, nhà đầu tư chỉ thanh toán 30% dự án cho đến khi nhận bàn giao nhà. Sau khi nhận bàn giao dự kiến vào Quý I/2023, nếu tiến hành khai thác cho thuê nhanh chóng thì khoản chi trả cho ngân hàng sẽ được dùng từ chính nguồn thuê.
“Anderson Park là một trong những dự án do Lyn Property phát triển. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng và nhà đầu tư trên hết. Không chỉ làm nên một sản phẩm chuẩn chỉnh về hình thức, chất lượng mà ngay từ khâu chuẩn bị pháp lý cũng được tuân thủ nghiêm ngặt”- Bà Hà Thị Thu Thủy chia sẻ thêm.
Lợi nhuận Petrolimex "rơi tự do" theo giá dầu
Giá dầu giảm sâu đã khiến lợi nhuận quý I/2020 của Petrolimex "rơi tự do". Cơ hội để đại gia số 1 ngành xăng dầu này "gỡ cờ" không phải không có, nhưng khá mong manh.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Petrolimex thua lỗ nặng trong quý I/2020 chính là việc phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất lớn.
Kinh doanh "liêu xiêu"
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX, sàn HoSE) đạt doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.500 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm vậy, nhưng giá vốn hàng bán không giảm tương ứng, với tổng giá trị trong quý I/2020 là 38.000 tỷ đồng, không thấp hơn bao nhiêu so với tổng giá vốn hàng bán quý I/2019, với 38.200 tỷ đồng. Vậy nên, sự "rơi tự do" của lợi nhuận gộp quý I/2020 tại Petrolimex là điều không thể tránh khỏi, khi chỉ đạt 449,8 triệu đồng, giảm 88% so với quý I/2019.
Mức lợi nhuận gộp quá thấp đã không thể gánh nổi cho Petrolimex các khoản chi phí cơ bản trong kỳ. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ bị âm tới 1.703,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là dương 1.516,7 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, lợi nhuận sau thuế đã bị âm tới 1.813,2 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với kết quả dương 1.201 tỷ đồng mà doanh nghiệp này đạt được trong quý I/2019.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Petrolimex thua lỗ nặng trong quý I/2020 chính là việc phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rất lớn. Nếu con số trích lập tại thời điểm đầu năm 2020 chỉ là hơn 56 tỷ đồng, thì mức trích lập tại ngày 31/3/2020 lên tới 1.658,9 tỷ đồng, lớn gấp 29,6 lần thời điểm đầu năm.
Trong khi đó, một số khoản trích lập khác chưa được đại gia này cải thiện trong quý I, thậm chí còn tăng, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Petrolimex. Chẳng hạn, trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng nhẹ từ 423,8 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 459,6 tỷ đồng vào cuối quý I/2020; trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng từ 109,5 tỷ đồng lên 123,6 tỷ đồng...
Chờ "gỡ cờ" khi giá dầu hồi phục
Giá dầu trong giai đoạn đầu tháng 5/2020 đã có tín hiệu phục hồi, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, trong đó có Petrolimex, có thể tìm được cách "gỡ cờ" sau khi "thua trắng ván" trong quý I/2020. Tuy nhiên, cơ hội này chưa thực sự rõ nét, bởi sau một vài nhịp phục hồi của giá dầu giai đoạn đầu tháng 5, thị trường giao dịch dầu mỏ lại có những phiên giảm điểm do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu vẫn ở mức rất thấp.
Khi thị trường biến động rất khó phán đoán, thì việc điều tiết lượng hàng tồn kho sẽ là một bài toán vô cùng hóc búa với các doanh nghiệp và trong cuộc chơi này, họ hiểu khá rõ ý nghĩa của câu thành ngữ "sai một ly, đi một dặm". Số liệu hàng tồn kho của Petrolimex trong quý I/2020 cho thấy, doanh nghiệp này đang có chiến lược khá thận trọng.
Cụ thể, số dư hàng tồn kho theo nguyên giá tại thời điểm cuối quý I/2020 (chưa trích lập dự phòng) chỉ là 8.418,3 tỷ đồng, giảm 28,8% so với nguyên giá hàng tồn kho đầu năm, bằng khoảng 21,9% so với doanh thu thuần quý I/2020. Đây là lượng hàng gần như chỉ vừa đủ để chủ động nguồn cung ứng xăng dầu theo quy định.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về các hành động cụ thể của Petrolimex trước diễn biến phức tạp của giá xăng dầu, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, Petrolimex đang phải đối mặt với các yếu tố bao gồm cả tác động của giá dầu giảm và nhu cầu xăng dầu bị sụt giảm do ảnh hưởng của Covid-19. Theo đó, Tập đoàn sẽ bám sát diễn biến của dịch bệnh và giải pháp của chính quyền địa phương các cấp để điều hành chính sách bán hàng phù hợp và duy trì mức tồn kho hợp lý, phù hợp với quy định, nhằm giảm thiểu rủi ro khi giá dầu giảm sâu.
Đưa hoạt động kinh doanh trở lại bình thường
Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex
Petrolimex có phương án đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế và người dân trong mọi tình huống, kể cả việc chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm sau khi hết dịch để hoạt động kinh doanh trở lại bình thường như giai đoạn trước dịch. Tập đoàn cũng có chủ trương ưu tiên mua các sản phẩm trong nước và thực hiện đồng loạt các giải pháp thu hút thêm lượng khách hàng, nhằm gia tăng sản lượng tại hệ thống bán lẻ.
Lỗ 89 tỷ trong tháng 4, PNJ đổi mục tiêu năm 2020: Doanh thu giảm 15%, lợi nhuận giảm 30% Quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của PNJ diễn ra không lâu sau khi công ty này bất ngờ ghi nhận khoản lỗ 86 tỷ đồng trong tháng 4/2020 do ảnh hưởng của giãn cách xã hội. Lỗ 89 tỷ trong tháng 4, PNJ đổi mục tiêu năm 2020: Doanh thu giảm 15%, lợi nhuận giảm 30% Công ty Cổ phần...