Gỡ ‘chiếc áo chật’ cho ngoại thành TP Hồ Chí Minh
Sau khi TP Thủ Đức (sáp nhập 3 quận 2, 9, Thủ Đức) là ‘thành phố trong thành phố’ đầu tiên của cả nước, TPHCM tiếp tục định hướng quy hoạch các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè để phát triển lên thành quận (hoặc thành phố) trong giai đoạn 2021-2030.
Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, còn thiếu nhiều điều kiện để các địa phương này ‘lên đời’ thành phố.
Huyện Bình Chánh đang đạt 26/30 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí từ huyện lên quận (hoặc thành phố) của TPHCM.
Lên đời cho huyện
Việc đầu tư xây dựng các huyện để lập đơn vị hành chính quận hoặc thành phố đã được UBND TPHCM cụ thể hóa bằng việc ban hành kế hoạch xây dựng đề án đầu tư các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TPHCM) giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè sẽ thành quận (hoặc thành phố) trước năm 2025, trong khi các huyện Củ Chi và Cần Giờ lên quận (hoặc thành phố) trong giai đoạn từ nay đến 2030. Về kế hoạch này, Sở Nội vụ TPHCM (cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND TPHCM) cho biết, cả 5 huyện ngoại thành của TPHCM hiện nay đều có vị trí cửa ngõ hết sức thuận lợi, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh trong nhiều năm qua. Cụ thể, trong 30 tiêu chí trong bộ tiêu chí huyện lên quận thì huyện Bình Chánh đã đạt 26/30 tiêu chí, các huyện còn lại đạt thấp hơn nhưng cũng ở mức khá cao, như Hóc Môn, Nhà Bè và Củ Chi đạt 23/30 tiêu chí; huyện Cần Giờ đạt 19/30 tiêu chí.
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh – Ủy viên Ủy ban MTTQ TPHCM cho rằng, việc nâng cấp từ huyện thành quận hoặc thành phố có điểm lợi là giúp giãn dân, đồng thời cũng thu hút thêm nguồn lực lao động để phục vụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Dù vậy, ông Ninh cảnh báo, việc đô thị hóa quá nóng có thể là tác nhân khiến trầm trọng hơn vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Trong số 5 huyện ngoại thành, Cần Giờ là địa phương duy nhất của TPHCM tiếp giáp với biển, được định hướng đến năm 2030 sẽ phát triển trở thành một thành phố nghỉ dưỡng sinh thái – du lịch của TPHCM và khu vực. Hiện nay, cả 5 huyện đang trong quá trình phối hợp các Sở, ban ngành xây dựng đề án, tiếp thu ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư,…
Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ kế hoạch, UBND TPHCM cũng xây dựng 5 đề án nhánh, trong đó phân công nhiệm vụ từng Sở, ngành thực hiện. Về ý kiến của từng địa phương được định hướng phát triển thành quận (hoặc thành phố), hầu hết đã đồng tình với kế hoạch do UBND TPHCM ban hành. Theo ông Trần Văn Nam – Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh, hiện nay mô hình chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính huyện, xã không còn phù hợp tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Bình Chánh. Ngoài ra, huyện Bình Chánh hiện cũng đạt 26/30 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí nên mục tiêu chuyển thẳng lên thành phố vào năm 2025 là khả thi. Khi đó, tất cả đơn vị hành chính cấp xã phải chuyển thành phường, trong khi huyện này sẽ vẫn duy trì cấp xã do đặc điểm hiện nay còn một số xã của Bình Chánh vẫn thuần nông với nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp.
Trong khi đó, Bí thư Huyện ủy Củ Chi – Nguyễn Quyết Thắng cho biết, địa phương định hướng phát triển trở thành một trung tâm logistics và hình thành các khu dưỡng lão 5 sao của TPHCM. Tuy nhiên, khi lên thành phố, Củ Chi không bỏ đất nông nghiệp vì đây là nguồn lực đất đai để huyện nay phát triển theo hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái kết hợp với phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao như hiện nay.
Cần lộ trình bài bản
Kế hoạch phát triển lên thành quận (hoặc thành phố) trong giai đoạn 2021-2030 đặt ra quyết tâm nâng cấp các huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè thành quận (hoặc thành phố) trước năm 2025, trong khi các huyện Củ Chi và Cần Giờ lên quận (hoặc thành phố) trong giai đoạn từ nay đến 2030. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một “siêu tiến độ” chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như mức độ đô thị hóa của từng địa phương.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Biểu (Giám đốc Công TNHH Bhome tại Quận 7, TPHCM) đánh giá, dù xét trên 30 tiêu chí của bộ tiêu chí từ huyện lên quận có nhiều địa phương đã đạt được từ 70-80% tiêu chí, trong đó có huyện Bình Chánh đã đạt trên dưới 90%. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, để đánh giá tổng thể một đô thị đủ điều kiện để nâng cấp đơn vị hành chính cấp huyện lên cấp quận (hoặc thành phố) cần thêm nhiều tiêu chí khác nữa. Đó là các tiêu chí về tốc độ đô thị hóa, chất lượng về hạ tầng đô thị, trình độ dân trí, văn hóa, lối sống đô thị đặc trưng,…
Lấy câu chuyện sáp nhập 3 quận 2, 9, Thủ Đức để thành lập TP Thủ Đức, sau đó trở thành mô hình “thành phố trong thành phố” đầu tiên của cả nước, KTS Nguyễn Văn Biểu phân tích, cả ba quận này đều có tốc độ phát triển rất cao, đóng góp vào GDP thành phố rất ổn định, trong khi hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, và chất lượng nguồn lực dân cư đô thị rất cao. Cũng theo ông Biểu, nhờ tất cả các tiêu chí đã hội tụ đầy đủ nên chỉ sau hơn 2 năm thành lập, TP Thủ Đức đã lọt vào “Top-Ten”, đứng vị trí thứ 5 cả nước, vượt hơn cả Đồng Nai và Bình Dương trong công bố mới nhất vừa qua.
Đồng quan điểm với ý kiến này, KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng đặt vấn đề, với một địa phương chưa đủ điều kiện lên quận thì không nên lên thành phố. Đây không phải là chuyện cấp bách và TPHCM không nên “ép” kế hoạch.
Góp ý giải pháp cho TPHCM, ông Nam Sơn chỉ ra bất cập tại khu vực nội thành thành phố hiện nay có không gian xanh chỉ chiếm 0,5 m2 trên mỗi người. Khi các huyện lên quận hay thành phố nếu vội vã bê tông hóa sẽ tác động khá lớn đến môi trường.
Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn ủng hộ kế hoạch quy hoạch 5 huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè để phát triển lên thành quận (hoặc thành phố) trong giai đoạn giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, các tham vấn góp ý chính quyền đô thị TPHCM cần tận dụng Nghị quyết 54 về cơ chế đặc thù cũng như các “cơ chế nhánh” để phát huy tối đa cơ chế đột phá trong thu hút đầu tư hạ tầng, khai thác các quỹ đất, phát triển y tế, giáo dục…tương xứng với mục tiêu của mình.
6 quán cà phê view đẹp vừa chụp hình sống ảo vừa tìm hiểu thưởng thức văn hóa xưa tại TP. HCM
6 quán cà phê có thiết kế không chỉ đẹp mà còn lưu lại nhiều giá trị văn hóa cực kỳ ý nghĩa.
VĂN HÓA " XƯA" GIỮA LÒNG THÀNH PHỐ
Nhắc đến Thành phố Hồ Chí Minh là người ta sẽ nghĩ ngay đến những tòa nhà chọc trời như Land Mark 81, Bitexco... hay những khu trung tâm thương mại sầm uất. Nói đến Sài Gòn, là những gì hiện đại nhất, náo nhiệt nhất, nhưng cũng thú vị nhất.
Bên cạnh khám phá những gì hiện đại được du nhập tại Sài Gòn ngày nay, người ta cũng tìm về những gì mang nét riêng của một "Sài Gòn phố thị". Biệt thự cổ hay những khu nhà xưa, căn chung cư cũ là một trong những đặc trưng của Sài thành được nhiều người chú ý. Có không ít chủ kinh doanh đã tận dụng nét văn hóa "nhà ở" này để mở nhà hàng, bán quần áo, quán cà phê để mọi người có cơ hội lui tới. Có người thì giữ nguyên kiến trúc ngôi nhà, có người lại thổi cái hồn hiện đại vào không khí cũ để tiện cho việc người trẻ tiếp nhận hay tạo ra nét hay ho mới cho nơi "xưa".
Người trẻ đến vì hiếu kỳ Sài Gòn thời trước mang vẻ "phố thị" ra sao, người già thì đến vì nhớ cuộc đời của mình khi đó. Dẫu vì điều gì, giới thiệu nét văn hóa Việt theo cách này cũng là một phương thức khá tích cực và hiệu quả.
Ở ĐÂU LƯU GIỮ NÉT CŨ KĨ CỦA
"VIỆT NAM HỒI ĐÓ"?
Video đang HOT
Những cà phê được lồng trong ngôi biệt thự xưa, căn chung cư hay căn nhà cổ dưới đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn ngồi lâu trong không gian văn hóa trước để cảm nhận thay vì chỉ được nghe ông bà ta miêu tả lại.
1. ĐÁ BÀO
Nói đến những quán cà phê mang đậm nét văn hóa thì không thể không biết đến Đá Bào. Nếu Đá Bào Cố Đô (18 Tú Xương, Quận 3) cho bạn cảm giác một Huế giữa lòng Sài Gòn thì đặt chân đến Đá Bào Đông Đô (151C Hai Bà Trưng, Quận 3) như đang dạo chơi ở thủ đô Hà Nội.
Hai chi nhánh Đá Bào mang hai nét văn hóa của Huế và Hà Nội xưa
Với không gian có một không hai giữa cái nhộn nhịp huyên náo của thành phố đông người, Đá Bào thu hút đông khách ở mọi lứa tuổi. Mọi người ai cũng thích cái cảm giác ngồi trên chiếc ghế đẩu, nhấp ngụm nước dưới gốc cây cau, gió thoang thoảng mát, chút nắng chút hoài niệm từ cột nhà gỗ, mái ngói, gạch bông... vào buổi sáng của ngày.
Ảnh: @_kyduyen.miu_, @dabao.concept
2. SORI
Đây là một ngôi biệt thự cũ ở 20 Tú Xương, Quận 3. Ngoài vị trí đắc địa thì quán có không gian rất rộng, khi bước vào mọi thứ tạo cảm giác như đây chính là một bảo tàng nghệ thuật thu nhỏ vậy. Với kiến trúc vừa mang nét cổ xưa vừa hiện đại, ở đây lưu giữ toàn bộ sự giao thoa của Sài Gòn. Nếu bên trong được bài trí ghế sô pha sang trọng, đèn vàng, những bức tranh lớn treo tường hay bình gốm sứ thì ở ngoài vườn của ngôi biệt thự này có một hồ nước trong, bao quanh là những cây chuối xanh mướt, hệt như Dinh thự của vua Bảo Đại.
Phải đến tận nơi thì mới có thể tưởng tượng ra cái vừa cổ điển vừa xa hoa của ngôi biệt thự này - Ảnh: @sori.coffee, @quizxtran
Được biết, quán cà phê có tên SORI là vì khi chủ quán ghé vào ngôi biệt thự này, có một cây sơ-ri lâu năm trong khu vườn xòe tán to làm vòm cả một góc. Thử tưởng tượng đang ngồi trong một ngôi biệt thự cổ, dưới gốc cây sơ-ri già, xung quanh là hương hoa cẩm tú cầu, nhìn ra mặt hồ phẳng, nhâm nhi ngụm cà phê thơm quyện với mùi của nắng ấm, có phải là quá khác biệt với Sài Gòn chật ních tòa nhà cao tầng xô bồ mà ta thường thấy không?
Chiếc quán cà phê nằm trong ngôi biệt thự lớn như thế này thì phải có đến cả trăm góc sống ảo cả bên trong lẫn ngoài vườn
3. LÃO HẠC
Quán có cái tên nghe thôi là đã thấy một trời văn hóa "hồi đó" - Lão Hạc một tác phẩm văn học khá nổi tiếng của Nam Cao mà ai cũng từng được đọc qua hoặc không thì cũng phải nghe quen quen. Quán khá nhỏ và hơi cũ, đậm nét một căn nhà xưa được lưu lại giữa những căn nhà hiện đại vuông vức, cao tầng.
Lão Hạc nằm ở 299B Hoàng Sa, Quận 1, nằm trong khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc. Với những khung sắt cửa sổ họa tiết thời của cha mẹ, cánh cửa gỗ, chiếc bàn xưa... mọi thứ ở đây đều mang nét văn hóa của Việt Nam thời trước.
Quán cà phê trong một ngôi nhà thời ông bà ta đã sống - Ảnh: @onghoangtrasua
Đến quán, đa phần mọi người thích không khí thoáng đãng ở sân. Ngồi ở một căn nhà khác hoàn toàn những căn nhà thường thấy hay khác chính nơi mình đang ở, nhìn những chậu cây nhỏ len giữa gốc cây già giành nắng, hít hương gió sương buổi sớm, thưởng cốc cà phê đậm vị được chế thủ công... tất thảy đều tạo nên cuộc sống mà chúng ta có người chưa từng trải.
Ảnh: @laohac_quan, @chankany.hy
4. ĐỖ PHỦ
Tại chuỗi các quán cà phê Đỗ Phủ này còn có bán cơm tấm Đại Hàn để phục vụ mọi người thưởng thức trọn vẹn văn hóa Sài Gòn xưa từ thị giác đến vị giác. Tái hiện lại kiến trúc và phong cách ẩm thực của Sài Gòn những năm trước Giải phóng, khách đến quán không chỉ được tìm hiểu văn hóa của người Sài Gòn xưa mà còn biết thêm được lịch sử một thời oai hùng khi đó.
Đến Đỗ Phủ bạn sẽ không khỏi bất ngờ vì ở đây tái hiện hoàn toàn một Sài Gòn trước năm 1975 - Ảnh: @mr.karma97
Nếu ai yêu thích văn hóa Sài Gòn xưa thì nhất định đừng bỏ lỡ ly cà phê ngồi tại Đỗ Phủ
Cà phê Đỗ Phủ có 4 chi nhánh nhưng mọi người thường xuyên ghé đến 113A Đặng Dung, Tân Định, Quận 1 vì nó mang đậm nét lịch sử - văn hóa Sài Gòn xưa nhất. Quán cà phê - cơm tấm này trước năm 1975 là một trạm giao lưu của vợ chồng ông bà Đỗ Miễn, chính vì vậy khi đến đây mọi người như được đưa về những năm 40 của thế kỷ trước.
Căn nhà này là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn. Vợ chồng ông Đỗ Miễn bán cơm tấm, cà phê từ năm 1946 nhưng thực chất đây là nơi chuyển giao thư từ, tài liệu mật... ra chiến khu.
Ảnh: @vulcdaika, @nguyenhuynhthanhmy, @dophupre1975
Đến đây, ngoài biết được văn hóa Sài Gòn xưa qua từng cái phích cà phê, ly đựng trà đá, cái quạt trần hay nội thất được kê trong nhà bạn còn được lắng nghe câu chuyện tình báo và mối quan hệ giữa vợ chồng ông bà với lính Đại Hàn. Khách đến đây có thể dùng cơm tấm kim chi, bánh quẩy chấm cà phê làm bữa sáng trong không khí chiến tranh năm xưa.
5. NẤP
Nhiều người trẻ nói rằng "thật may mắn vì ở Sài Gòn này có một nơi như Nấp vì Nấp là một nơi rất Sài Gòn". Núp trong một con hẻm nhỏ tĩnh lặng ở 3/5 Nguyễn Văn Thủ, Dakao, Quận 1, Nấp thu hút không chỉ là không gian bài trí nữa mà còn vì những bản nhạc du dương hợp tai người nghe, mùi trầm hương dễ chịu thư thái, ly bạc sỉu béo thơm quyện với cảm giác "sống chậm" mang đến cho người ghé.
Quán cà phê như một triển lãm tranh vẽ của các họa sĩ Việt Nam
Với văn hóa được lồng vào chủ yếu là các bức tranh treo tường từ các họa sĩ thời xưa, ai đến đây cũng đều không giấu tò mò mà đi quanh nhìn lâu hệt như triển lãm tranh thời trước. Ngoài ra bàn ghế gỗ, những hủ thủy tinh bán bánh ở tiệm tạp hóa hồi xưa cũng là một đặc trưng xưa mà chủ tiệm - Trần Quang Đại dụng ý bài trí.
Một không gian rất Việt Nam có chút xưa mà cũng có chút mới
6. NEO
Dù mới khai trương chưa đầy một tháng như NEO có vẻ là điểm tụ họp quen thuộc cho những ai quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật. NEO tận dụng lại căn nhà mang thiết kế xưa và tân trang lại thành một khu phức hợp không chỉ bán cà phê mà còn bán đồ ăn, bia, tụ điểm vui chơi, cho thuê tổ chức triển lãm...
Có mặt tại địa điểm tại 393/7 Hai Bà Trưng, Quận 3 - NEO đã khá thành công khi giữ lại những giá trị xưa cũ bằng những góc nhìn mới lạ.
NEO - là không gian, tổ hợp nghệ thuật đương đại, tụ điểm vui chơi mới tại TPHCM - Ảnh: @quynhtyy
Được biết, khu nhà Tân Định này mấy chục năm trước là một chỗ vui chơi, nhảy đầm. Giờ nhờ những người chủ mới của NEO, cốt nhà này lại tiếp tục thực hiện sứ mệnh vốn sẵn của nó. Với tầng dưới là quán cà phê, bên trên sẽ được tổ chức vui chơi hoặc triển lãm, sân thượng sẽ bán bia. Mọi người khi đến đây không chỉ đơn thuần là giải trí nữa, mà hình như cái hồn của nơi vui chơi Sài Gòn xưa vẫn thoảng lại khi ở trong không gian này.
Giới trẻ đến NEO khá nhiều vì giá trị văn hóa mới lạ mà NEO đem lại
NGƯỜI TRẺ BÂY GIỜ RẤT QUAN TÂM
"ÔNG BÀ NGÀY TRƯỚC SỐNG RA SAO?"
Những người trẻ hiện giờ đang có xu hướng tìm hiểu văn hóa truyền thống khá mạnh mẽ. Không chỉ dừng lại ở nơi ở, mà mọi người còn mở ra nhiều hướng tìm hiểu văn hóa Việt Nam thời trước như tranh ảnh, cổ phục, âm nhạc... Hơn cả bảo tàng di tích, việc kết nối người trẻ với giá trị văn hóa, lịch sử Việt Nam như tạo một điểm tham quan tích hợp vui chơi, ăn uống là một cách làm khá dễ tiếp cận.
Phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, phòng hộ Trong thời gian qua, quá trình phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, phòng hộ là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm. Hội thảo "Tham vấn chính sách phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng, phòng hộ". Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển...